Việc xác định rõ tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là rất quan trọng, đặc biệt khi phân chia tài sản vợ chồng. Tài sản nào được xác định là tài sản chung; tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân? Khi ly hôn thì tài sản riêng có phải chia không? Hãy cùng Luật Hùng Bách tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây hoặc liên hệ với Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách theo số điện thoại (Zalo): 0976.985.828 – 0979.884.828 để được tư vấn, hỗ trợ.
MỤC LỤC
Tài sản riêng là tài sản thuộc sở hữu riêng, không bị hạn chế về số lượng và giá trị. Chủ sở hữu tài sản riêng có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng. Do đó, vợ chồng có quyền chiếm hữu sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Vợ/chồng có quyền sở hữu độc lập; toàn quyền đối với tài sản đó mà không phải phụ thuộc vào quyết định của bên còn lại.
Theo quy định hiện nay, tài sản riêng là các tài sản được hình thành trước thời kỳ hôn nhân; hoặc được tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân… Bên cạnh đó, vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định; hoặc theo thỏa thuận. Trường hợp thỏa thuận, vợ chồng có thể xác định chế độ tài sản gồm tài sản chung và tài sản riêng; không có tài sản riêng; hoặc không có tài sản chung. Khi vợ hoặc chồng có tài sản riêng thì
Mặc dù pháp luật đã có quy định cụ thể về tài chung; tài sản riêng của vợ chồng nhưng cách xác định tài sản riêng vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân vẫn còn rất khó khăn.
Để được tư vấn cách xác định các tài sản chung; tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hãy liên hệ với Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách qua số điện thoại (Zalo): 0976.985.828 – 0979.884.828
Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (L.HNGĐ 2014) có quy định về tài sản riêng của vợ chồng như sau:
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
Đồng thời, tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP có quy định về các loại tài sản riêng khác như:
Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.”
XEM THÊM: CÁCH XÁC ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
Vậy, từ các quy định trên có thể xác định tài sản riêng của vợ chồng gồm các tài sản như:
Tài sản riêng của vợ, chồng trong hôn nhân là các tài sản riêng mà mỗi bên vợ, chồng xây dựng; tạo lập; duy trì và phát triển khối tài sản đó trước khi hai bên xác lập quan hệ hôn nhân. Tài sản riêng đó có thể là bất động sản; động sản phải đăng ký hoặc không phải đăng ký quyền sở hữu.
Ví dụ: Trước khi kết hôn, anh A có một khối tài sản là bất động sản gồm: một căn biệt thự và hai thửa đất; và một động sản phải đăng ký là chiếc xe ô tô 07 chỗ. Tất cả giấy tờ sở hữu đứng tên anh A. Sau khi kết hôn, anh A không xác nhập các tài sản trên vào tài sản chung của vợ chồng. Do đó, các loại tài sản trên vẫn là tài sản riêng của anh A.
Tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân của vợ; chồng là tài sản mà mỗi bên vợ hoặc chồng có được từ việc nhận thừa kế riêng; được tặng cho riêng khi đang trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, tuy tài sản có trong thời kỳ hôn nhân nhưng nguồn gốc tài sản này là nhận được từ việc thừa kế; tặng cho riêng bản thân người vợ/chồng đó. Nên, vẫn thuộc tài sản riêng của cá nhân người vợ, người chồng.
Ví dụ: Hai vợ chồng anh A kết hôn năm 2018, đầu năm 2020 bố mẹ ruột anh A tặng cho riêng anh A một thửa đất diện tích 300m2. Như vậy, thửa đất đó là tài sản riêng của anh A chứ không phải là tài sản chung của 02 vợ chồng anh A.
Ngoài ra, tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân còn bao gồm cả các tài sản đã được hai bên thỏa thuận chia từ tài sản chung. Theo đó, hai vợ chồng có thể thỏa thuận về việc chia một phần; hoặc toàn bộ tài sản chung mà không làm chấm dứt mối quan hệ hôn nhân. Khi đó, phần tài sản đã chia theo thỏa thuận cũng như hoa lợi; lợi tức phát sinh từ tài sản mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng; trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không được phân chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
Ví dụ: Một căn hộ chung cư thuộc quyền sở hữu chung của hai vợ chồng nay được hai bên vợ, chồng thống nhất thỏa thuận bằng văn bản căn hộ trên là tài sản riêng của người chồng và chỉ đứng tên quyền sở hữu là tên của chồng. Khi đó, căn hộ là tài sản riêng của chồng. Người chồng cho thuê căn hộ, khoản thu nhập từ việc cho thuê đó là của chồng.
Bên cạnh các tài sản nêu trên thì tài sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của vợ; chồng cũng là loại tài sản riêng. Theo đó có thể hiểu là tài sản này sẽ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản nhất; thông thường là về ăn, mặc, ở, học tập, khám chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống mỗi người.
Tuy nhiên, tùy vào điều kiện; nhu cầu sử dụng hằng ngày của vợ chồng mà tài sản riêng phục vụ nhu cầu thiết yếu có thể là: quần áo, giày dép,… Hoặc có thể là tài sản có giá trị hơn như: điện thoại, máy tính,…
Trường hợp tài sản riêng khác theo quy định được cụ thể tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình như đã nêu ở trên, gồm:
– Tài sản liên quan đến sở hữu trí tuệ.
– Tài sản sở hữu riêng theo bản án, quyết định của cơ quan Nhà nước;
– Khoản trợ cấp, ưu đãi người có công với cách mạng;
– Tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng;
– Tài sản hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng;
– Tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng.
LUẬT SƯ LY HÔN – LUẬT HÙNG BÁCH – 0976.985.828 – 0979.884.828 (ĐIỆN THOẠI/ZALO)
Như đề cập bên trên, tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể có tài sản chung; hoặc tài sản riêng. Tuy nhiên, tài sản riêng của mỗi người sẽ thuộc về cá nhân người đó. Ngoài ra, pháp luật cũng đã quy định vợ, chồng có quyền chiếm hữu; sử dụng; định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
Theo đó, khi ly hôn vợ chồng có quyền tự thỏa thuận về các tài sản mà không cần yêu cầu Tòa án giải quyết. Vợ chồng có thể tự thỏa thuận để chia tài sản chung cũng như tài sản riêng. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố để xem xét:
– Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó; trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung. Khi đó, tài sản này trở thành tài sản chung và sẽ được phân chia khi hai vợ, chồng ly hôn.
– Nếu tài sản riêng và tài sản chung có sự sáp nhập; trộn lẫn thì nếu vợ, chồng có yêu cầu chia tài sản sẽ được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó; trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác.
Trường hợp bạn đang gặp khó khăn trong việc ly hôn có tranh chấp về tài sản, hãy liên hệ ngay Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách qua số điệ thoại (Zalo): 0976.985.828 – 0979.884.828 để được tư vấn và hỗ trợ.
Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ giải quyết ly hôn khi có tranh chấp về tài sản với chi phí hợp lý. Ngoài ra, Luật Hùng Bách còn hỗ trợ khách hàng giải quyết thủ tục ly hôn về giành quyền nuôi con; tranh chấp về nợ chung; hoặc có yếu tố nước ngoài tại Tòa án có thẩm quyền một cách nhanh chóng. Cụ thể, nội dung công việc Luật Hùng Bách thực hiện như sau:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về “Quy định về tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân mới nhất”. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý trong lĩnh vực Hôn nhân Gia đình nói riêng và các lĩnh vực Dân sự, Hình sự, Đất đai, Doanh nghiệp,… nói chung thì có thể liên hệ với Luật Hùng Bách theo các cách sau:
Trân trọng!
VP
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…