Categories: Luật sư Ly hôn

TÀI SẢN THỪA KẾ SAU HÔN NHÂN CÓ PHẢI CHIA KHI LY HÔN KHÔNG?

Khi ly hôn một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm là việc xác định tài sản chung, tài sản riêng và phân chia tài sản chung. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ hoặc chồng có thể được nhận tài sản là tài sản thừa kế. Vậy tài sản thừa kế sau hôn nhân có phải chia khi ly hôn không? Liên hệ ngay số Điện thoại/Zalo 0988.732.880 (Zalo) để được tư vấn cụ thể.


Tài sản thừa kế là gì?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự; tài sản thừa kế hay còn gọi là di sản bao gồm:

– Tài sản riêng của người chết.

– Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Theo đó, di sản thừa kế có các đặc điểm sau:

– Tài sản của người chết để lại cho người khác sau khi người để lại di sản thừa kế chết.

– Di sản thừa kế có thể là tiền, tài sản gồm: Bất động sản, động sản, giấy tờ có giá.

– Được định đoạt sau khi người để lại di sản thừa kế chết theo di chúc hoặc được chia theo pháp luật. Trong đó:

  • Theo di chúc: Người để lại di sản thừa kế có lập di chúc hợp pháp để lại tài sản của mình cho người khác.
  • Theo pháp luật: Khi không có di chúc hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp hoặc một phần di chúc không hợp pháp… thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó, pháp luật sẽ chia thừa kế căn cứ theo hàng thừa kế.
Tư vấn tài sản thừa kế sau hôn nhân – 0988.732.880

Tài sản thừa kế là tài sản chung hay riêng?

Để xác định tài sản thừa kế là tài sản chung hay riêng cần căn cứ vào nguồn gốc, thời điểm hình thành tài sản. Cụ thể:

Tài sản chung vợ chồng

Theo quy định thì tài sản chung vợ chồng bao gồm:

  • Tài sản do vợ, chồng tạo ra.
  • Thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh.
  • Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng.
  • Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung.
  • Tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung.
  • Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ khi phát sinh từ tài sản riêng sau khi đã chia.
  • Quyền sử dụng đất sau khi kết hôn. Trừ trường hợp được thừa kế riêng, tặng cho riêng, hoặc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Như vậy, nếu trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng được thừa kế chung thì tài sản thừa kế được xác định là tài sản chung của vợ chồng.

Ví dụ: Ông Đoàn V.H. mất năm 2020. Khi mất ông H để lại di chúc cho vợ chồng anh H1 và chị P tài sản gồm nhà và đất ở. Nếu di chúc ông H để lại hợp pháp thì tài sản thừa kế là nhà và đất ở được xác định là tài sản chung của anh H1 và chị P. Việc sử dụng, định đoạt tài sản thừa kế sẽ do anh H1 và chị P thoả thuận và cùng quyết định.

Tài sản riêng của vợ, chồng

Theo quy định thì tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm:

  • Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
  • Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
  • Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng;
  • Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng;
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng.

Như vậy nếu vợ hoặc chồng thừa kế tài sản trước thời kỳ hôn nhân. Nghĩa là trước khi kết hôn vợ hoặc chồng được thừa kế tài sản. Hoặc trong thời kỳ hôn nhân vợ hoặc chồng được thừa kế riêng thì tài sản thừa kế được xác định là tài sản riêng của vợ, chồng.

Ví dụ: K và C đăng ký kết hôn. Trước khi kết hôn với C K được hưởng thừa kế từ bố là ông H. Do vậy tài sản K được thừa kế được xác định là tài sản riêng của K. Hoặc trường hợp sau khi đăng ký kết hôn với chị C, bố của K là ông H mất nhưng không để lại di chúc. K là hàng thừa kế thứ nhất của ông H nên được hưởng di sản của ông H. Tài sản thừa kế này được xác định là tài sản riêng của K do được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân.

Hậu quả pháp lý đối với tài sản khi ly hôn

Trường hợp 1: Tài sản là tài sản riêng của vợ, chồng

Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó. Trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản; thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó; trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Trường hợp 2: Tài sản là tài sản chung của vợ chồng

Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản.

Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét; quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hoặc theo luật định.

>> Xem thêm: Luật phân chia tài sản khi ly hôn

Tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn không?

Tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn hay không sẽ phụ thuộc vào bản chất của tài sản là chung hay riêng và phụ thuộc vào sự thỏa thuận của vợ chồng.

Câu hỏi:

Xin chào luật sư. Tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp. Tôi và vợ đang thực hiện thủ tục ly hôn tại TA TP.Thủ Đức. Tôi nộp đơn ly hôn đơn phương, không yêu cầu chia tài sản. Hôm vừa rồi toà gọi vợ chồng tôi lên để hoà giải. Vợ tôi đòi chia tài sản là nhà mà tôi được thừa kế từ mẹ. Tài sản đó là do tôi được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân. Mẹ tôi mất không để lại di chúc, các anh chị tôi đi làm ăn xa nên đã ký sang tên nhà đất cho tôi. Xin hỏi luật sư tài sản tôi được thừa kế từ mẹ có phải chia khi ly hôn không? Mong được luật sư giải đáp. Tôi cảm ơn luật sư.

(Anh T. – Thủ Đức, TP.HCM)

Trả lời: Chào bạn. Luật Hùng Bách giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ Điều 43 Luật HNGĐ 2014, tài sản thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản riêng.

Nếu tài sản thừa kế là tài sản vợ chồng được thừa kế riêng. Và vợ chồng không có thỏa thuận về việc hợp nhất khối tài sản này thành tài sản chung; thì tài sản đó là tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó; không phải chia khi ly hôn.

Nếu tài sản thừa kế là tài sản được thừa kế chung vợ chồng. Hoặc là tài sản được thừa kế riêng nhưng vợ chồng có văn bản thỏa thuận về việc hợp nhất khối tài sản này thành tài sản chung; thì phần tài sản này sẽ được xác định là tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng thì vợ chồng có quyền thoả thuận về việc phân chia. Nếu không thoả thuận được thì một trong các bên có thể yêu cầu Toà án giải quyết.

Theo thông tin bạn cung cấp tài sản nhà đất bạn được hưởng thừa kế từ mẹ bạn. Các anh chị bạn đã thoả thuận đồng ý sang tên cho bạn. Do vậy tài sản này được xác định là tài sản riêng của bạn. Trường hợp có tranh chấp về việc xác định tài sản chung, tài sản riêng; thì bạn cần cung cấp chứng cứ để chứng minh tài sản nhà đất đó là tài sản riêng của bạn. Chứng cứ có thể là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế;…

Cách chia tài sản thừa kế sau hôn nhân

Tài sản thừa kế sau hôn nhân là tài sản riêng

Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó. Trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Do vậy, với tài sản thừa kế sau hôn nhân là tài sản riêng thì sẽ không phân chia.

>> Xem thêm: Cách chứng minh tài sản riêng của vợ chồng

Tài sản thừa kế sau hôn nhân là tài sản chung

Cách 1: Chia tài sản thừa kế sau hôn nhân theo thoả thuận.

Pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt tài sản của vợ chồng và cho phép vợ chồng tự thỏa thuận phân chia tài sản chung. Do vậy, nếu vợ chồng có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản thì khi ly hôn sẽ áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản. Hoặc vợ chồng không có văn bản thoả thuận về chế độ tài sản; nhưng khi ly hôn vợ chồng thoả thuận được với nhau về việc phân chia tài sản; thì tài sản cũng sẽ được chia theo sự thoả thuận của vợ chồng.

Cách 2: Chia tài sản thừa kế sau hôn nhân theo luật định.

Theo quy định của Luật HNGĐ, khi ly hôn vợ chồng có quyền tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản. Nếu vợ chồng không thoả thuận được mà có yêu cầu giải quyết thì tài sản chung vợ chồng sẽ được chia theo luật định. Theo đó, tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp.
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật. Nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị. Bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

>> Xem thêm: Tài sản chung vợ chồng gồm những gì?

Thủ tục phân chia đất thừa kế sau hôn nhân

Như trình bày ở trên, tài sản thừa kế sau hôn nhân có phải phân chia hay không sẽ phụ thuộc vào tài sản đó là chung hay riêng.

Trường hợp tài sản thừa kế sau hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng thì sẽ thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung.

Trường hợp tài sản thừa kế sau hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Về nguyên tắc vợ chồng có quyền thoả thuận với nhau về việc phân chia trong bất kỳ thời điểm nào trong thời kỳ hôn nhân, khi ly hôn, hoặc sau ly hôn. Nếu không thoả thuận được, vợ hoặc chồng hoặc cả vợ, chồng có thể yêu cầu Toà án giải quyết.

Câu hỏi:

Chào luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp. Tôi và vợ kết hôn từ năm 1998 có đăng ký kết hôn tại uỷ ban xã. Năm 2005 mẹ tôi mất, có để lại cho tôi một thửa đất. Năm 2010, tôi và vợ tôi đã xây nhà trên đất này. Nay vợ chồng tôi ly hôn, vợ tôi đòi chia thửa đất này làm đôi, nhưng đất này là của mẹ tôi để lại cho tôi. Xin hỏi luật sư thửa đất mà tôi thừa kế sau hôn này có phải chia không? Thủ tục phân chia đất thừa kế sau hôn nhân thế nào? Tôi cảm ơn luật sư.

(Anh Ng.V.B – Châu Thành, Kiên Giang)

Trả lời: Chào bạn. Luật Hùng Bách giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp ban chưa nói rõ mẹ bạn mất có để lại di chúc không? Thủ tục bạn khai nhận di sản thừa kế thế nào? Luật Hùng Bách tư vấn như sau:

  • Trường hợp mẹ bạn mất có để lại di chúc, di chúc hợp pháp. Nội dung di chúc mẹ bạn muốn để lại di sản cho vợ chồng bạn thì tài sản này được xác định là tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng thì vợ hoặc chồng đều có quyền yêu cầu chia.
  • Trường hợp mẹ bạn mất không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Di sản sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó, di sản được chia cho các đồng thừa kế ở các hàng thừa kế. Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật thì bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên tài sản thừa kế là tài sản riêng của bạn.

Như vậy, nếu thửa đất là tài sản riêng của bạn được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân thì sẽ không phân chia. Tuy nhiên, vợ chồng bạn cùng xây nhà trên thửa đất này. Do vậy nhà là tài sản chung của vợ chồng thì vợ bạn sẽ có quyền yêu cầu phân chia.

Nếu thửa đất là tài sản chung của vợ chồng; thì khi ly hôn vợ chồng bạn có thể thoả thuận về việc phân chia. Trường hợp không thoả thuận được bạn hoặc vợ bạn có thể yêu cầu toà án giải quyết.

Thủ tục phân chia tài sản thừa kế sau hôn nhân như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn phân chia tài sản thừa kế sau hôn. Bạn có thể xem thêm hồ sơ ly hôn >> Tại đây. Hoặc liên hệ Luật Hùng Bách theo số 0988.732.880 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ ly hôn.

Bước 2: Nộp đơn đến Toà án có thẩm quyền. Bạn có thể xem thêm thẩm quyền của Toà án >> Tại đây.

Bước 3: Đóng tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án. Sau khi đóng án phí thì bạn nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Toà án.

Bước 4: Toà án thụ lý vụ án. Trong thời gian chuẩn bị xét xử toà án sẽ thực hiện các thủ tục như: Xác minh, thu thập chứng cứ; Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; Đối chất; Xem xét thẩm định tại chổ; Định giá tài sản; Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải…

Bước 5: Toà án xét xử sở thẩm. Nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm, đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày. Thời hạn kháng cáo đươc tính từ ngày tuyên án. Đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế sau hôn nhân

Hiện nay, Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế sau hôn nhân bao gồm:

  • Cung cấp mẫu đơn ly hôn yêu cầu phân chia tài sản thừa kế sau hôn nhân;
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ ly hôn phân chia tài sản thừa kế sau hôn nhân;
  • Luật sư tư vấn quy định pháp luật phân chia tài sản thừa kế sau hôn nhân;
  • Luật sư tư vấn, hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ để yêu cầu chia tài sản;
  • Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và tư vấn, đề xuất phương án giải quyết tranh chấp đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng;
  • Thay mặt, hỗ trợ khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ có lợi khi phân chia tài sản;
  • Dịch vụ luật sư tham gia giải quyết phân chia tài sản sau ly hôn tại Tòa án.

Phí thuê luật sư tư vấn, hỗ trợ phân chia tài sản – Luật Hùng Bách

  • Tư vấn miễn phí qua Điện thoại/Zalo: 0988.732.880.
  • Luật sư tư vấn trực tiếp: Phí 500.000 đồng/ giờ tư vấn (giờ hành chính).
  • Tư vấn chuyên sâu các vấn đề pháp lý về hôn nhân gia đình: Phí 500.000 đồng.
  • Soạn thảo đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản thừa kế sau hôn nhân: Phí 1.000.000 đồng.
  • Luật sư làm việc trực tiếp và hoà giải: Từ 5.000.000 đồng/ buổi làm việc.
  • Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp tại toà: Phí thoả thuận tuỳ từng vụ việc.

Tuỳ thuộc vào yêu cầu khách hàng mà phí thuê luật sư tư vấn, hỗ trợ phân chia tài sản sẽ khác nhau. Do vậy để được tư vấn, báo phí luật sư cụ thể; bạn vui lòng liên hệ số 0988.732.880 (Zalo).

Liên hệ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về Tài sản thừa kế sau hôn nhân có phải chia khi ly hôn không?. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ thủ tục; bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách theo một trong các cách sau:

  • Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 33 Đường số 4, Phường 7, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Văn phòng Hà Tĩnh: Số 26 Phan Đình Phùng, phường Nam Hà, Tp. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
  • Văn phòng đại diện tại Nhật Bản: 581-0019, Osakafu, YaOshi, Minami, Kozaka aicho 2-1-23-101.
  • Điện thoại (Zalo/Viber/Whatsapp): 0988.732.880
  • Fanpage:https://www.facebook.com/Lhb.hcm
  • Trang web: https://lhblaw.vn/
  • Email: luathungbach.hcm@gmail.com

Trân trọng!


Cloud.

5/5 - (1 bình chọn)
Hồ Thị Cẩm Vân

Recent Posts

ĐƠN KÊU OAN TRÌNH BÀY NHƯ THẾ NÀO?

Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…

3 tháng ago

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ MẪU ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…

3 tháng ago

CÁC MẪU ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ TRONG HÌNH SỰ

Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…

3 tháng ago

DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ UY TÍN

Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…

3 tháng ago

LƯU Ý PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM MUA CHUNG CƯ AN TOÀN

Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…

5 tháng ago

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

8 tháng ago