Nhiều trường hợp sau khi ly hôn, cha/mẹ không trực tiếp nuôi con không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án, quyết định ly hôn. Vậy người trực tiếp nuôi con cần làm gì để đòi tiền cấp dưỡng nuôi con? Thủ tục khởi kiện đòi tiền cấp dưỡng ra sao? Mức xử phạt trường hợp không thực hiện cấp dưỡng nuôi con như thế nào? Nếu bạn đang gặp phải các vướng mắc trên, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây. Hoặc liên hệ Luật Hùng Bách qua số điện thoại 0988.732.880 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.
MỤC LỤC
Căn cứ khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình. Việc cấp dưỡng thực hiện đối với người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng như sau:
Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các chủ thể trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Theo đó, tại khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã xác định rõ nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa những chủ thể có mối quan hệ như sau:
Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014, quy định: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Việc cấp dưỡng được thực hiện đối với con trong các trường hợp:
LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LY HÔN – LUẬT HÙNG BÁCH – ĐIỆN THOẠI/ZALO: 0988.732.880
Căn cứ khoản 2, điều 2 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định: Những bản án, quyết định về cấp dưỡng của Toà án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Do đó, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha/mẹ đối với con khi ly hôn được tính từ thời điểm Quyết định ly hôn được ban hành hoặc kể từ ngày tuyên án. Các quy định này đều hướng đến mục đích bảo vệ quyền và quyền lợi hợp pháp của con sau khi ly hôn.
Tuy nhiên, cha/mẹ đều có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng con. Nên khi cha/mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con, cha/mẹ vẫn có thể thực hiện nghĩa vụ cấp nuôi dưỡng đối với con của mình cho dù vụ việc ly hôn chưa được giải quyết.
Luật sư Hôn nhân gia đình – 0973.444.828
Theo quy định của pháp luật, Bản án/Quyết định về cấp dưỡng của Tòa án có giá trị thi hành ngay. Mặc dù, Bản án/Quyết định này có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Việc thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của cha/mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng được Nhà nước khuyến khích tự nguyện thi hành. Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng đủ điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định pháp luật.
Để yêu cầu thi hành án, người trực tiếp nuôi con phải nộp hồ sơ yêu cầu cấp dưỡng nuôi con và nộp tại Cơ quan thi hành án có thẩm quyền.
– Đơn yêu cầu thi hành án dân sự (Theo mẫu).
– Bản án hoặc quyết định của Tòa án có ghi nhận về cấp dưỡng.
– Tài liệu, chứng cứ chứng minh điều kiện của người phải thi hành án cấp dưỡng (Nếu có).
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thi hành án cấp dưỡng.
Bước 2: Nộp hồ sơ yêu cầu thi hành án tại cơ quan thi hành án có thẩm quyền.
Bước 3: Cơ quan thi hành án có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật.
Căn cứ khoản 1 Điều 119 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, quy định về Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:
Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Như vậy, nếu cha/mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con không thực hiện cấp dưỡng nuôi con thì người trực tiếp nuôi con có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp có sự thay đổi về mức cấp dưỡng mà các bên không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết
Trường hợp bạn có thắc mắc, cần hỗ trợ các vấn đề liên quan đến tiền trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn, vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách theo số điện thoại 0973.444.828 để được tư vấn, hỗ trợ.
Trường hợp người không trực tiếp nuôi con không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì người trực tiếp nuôi con có thể gửi đơn đến cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu thi hành án cấp dưỡng. Đơn yêu cầu thi hành án đòi tiền cấp dưỡng nuôi con thực hiện theo Mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự D04 – THADS theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BTP.
Khi viết đơn yêu cầu thi hành án, người yêu cầu phải điền đầy đủ những nội dung chính sau:
Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.
Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi dưỡng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con, thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ hoặc cha/mẹ có yêu cầu về thay đổi cấp dưỡng thì các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết các vấn đề liên quan đến cấp dưỡng nuôi con.
Thủ tục khởi kiện đòi tiền cấp dưỡng nuôi con tại tòa án được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng nuôi con.
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện đòi tiền trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của người không trực tiếp nuôi dưỡng. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi dưỡng ở nước ngoài thì nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Bước 3: Tòa án xem xét đơn khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng sau ly hôn. Nếu đơn hợp lệ, Tòa án tiến hành ra thông báo đóng tiền tạm ứng án phí. Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện. Nếu Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh. Sau đó, người khởi kiện nộp biên lai đóng tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ, tiến hành hòa giải.
Bước 5: Tòa án mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm của Tòa án thì một trong các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định.
Trường hợp bạn cần hỗ trợ hồ sơ; thủ tục đòi tiền cấp dưỡng nuôi con, hãy liên hệ Luật Hùng Bách theo số điện thoại 0988.732.880 (Zalo) để được tư vấn.
Xem thêm: MỨC TRỢ CẤP NUÔI CON SAU LY HÔN LÀ BAO NHIÊU?
Luật sư Hôn nhân gia đình – 0988.732.880
Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi tên Nguyễn Thị T, vợ chồng tôi có 1 con chung 6 tuổi. Tôi và chồng ly hôn vào năm 2020. Theo bản án của Tòa, tôi là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con. Chồng tôi phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, một năm nay chồng cũ không thực hiện cấp dưỡng theo bản án của Tòa. Luật sư cho tôi hỏi tôi cần làm gì để yêu cầu chồng cấp dưỡng nuôi con? Chồng tôi không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sẽ bị xử lý thế nào?
Trả lời:
Chào bạn, trường hợp của bạn Luật Hùng Bách tư vấn như sau:
Sau khi ly hôn, đương sự có nghĩa vụ thực hiện đúng theo nội dung của bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật. Trường hợp chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án hỗ trợ; hoặc khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền.
Việc chồng cũ của bạn không cấp dưỡng nuôi con theo bản án của Tòa đã vi phạm quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn. Khi đó chồng cũ của bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc chịu truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
Theo quy định tại điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Hành vi trốn tránh, từ chối thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với hành vi vi phạm.
Tại điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng:
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Như vậy, trong trường hợp người cha có điều kiện cấp dưỡng. Nhưng cố tình trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thì sẽ bị bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trường hợp bạn có thắc mắc, cần hỗ trợ vấn đề liên quan đến tiền trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn. Vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách qua số điện thoại 0988.732.880 để được hỗ trợ.
Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Luật Hùng Bách tự tin tư vấn, trực tiếp hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý về ly hôn, giành quyền nuôi con. Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình với các công việc như:
Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về “Thủ tục đòi tiền cấp dưỡng nuôi con”. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về Hôn nhân gia đình; Dân sự; Đất đai; Hình sự; … Vui lòng liên hệ Luật sư tại trụ sở chính tại Hà Nội, chi nhánh văn phòng tại Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Nhật Bản … của Luật Hùng Bách theo các cách sau:
Trân trọng!
V.H
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…