Câu hỏi: Chào luật sư. Em có câu hỏi cần luật sư tư vấn. Em và vợ sống với nhau từ 2019 và có 1 con chung. Con em vừa được 12 tháng thì vợ em bỏ đi, không quan tâm đến con. Vợ em và gia đình bên vợ thường chơi hụi, cờ bạc dẫn đến nợ nần bị chủ hụi đòi nên vợ em mới bỏ đi nơi khác. Đến nay con em được hơn 2 tuổi vợ em về đòi ly hôn và bắt con. Luật sư cho em hỏi nếu ly hôn con dưới 3 tuổi ai nuôi? Em cần làm gì để được giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi? Em xin cảm ơn.
Trả lời: Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách giải đáp vấn đề “Chồng giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi” như sau:
MỤC LỤC
Theo thông tin bạn cung cấp chưa thể hiện rõ việc vợ chồng bạn đã đăng ký kết hôn hay chưa. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các trường hợp được xem là con chung bao gồm:
Do vậy, trường hợp nam nữ chung sống với nhau chưa đăng ký kết hôn nhưng có con chung; trên giấy khai sinh thể hiện tên của cha và mẹ thì vẫn được xác định là con chung. Khi có tranh chấp về việc nuôi con, bạn cần thực hiện thủ tục không công nhận quan hệ vợ chồng và giải quyền nuôi con.
Trường hợp vợ chồng bạn đã đăng ký kết hôn hợp pháp, khi tranh chấp việc nuôi con, bạn thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con tại Tòa án có thẩm quyền.
Xem thêm: MUỐN LY HÔN THÌ NỘP ĐƠN Ở ĐÂU?
Quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi dưỡng con được pháp luật quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con
Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Yêu cầu người không trực tiếp nuôi con tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
Cha, mẹ trực tiếp nuôi con không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Liên hệ Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách theo số 0988.732.880 (Zalo).
Khi ly hôn, vợ chồng sẽ thỏa thuận ai sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con. Nếu vợ/chồng không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau để giao quyền nuôi con cho cha hoặc mẹ nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con.
Theo Luật Hôn nhân & gia đình 2014, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, Tòa sẽ xem xét đến các yếu tố khác nếu người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con hoặc cả hai vợ chồng có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Do đó, không phải trường hợp nào con dưới 36 tháng tuổi đều do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.
Sau khi ly hôn cha, mẹ đều có quyền ngang nhau trong việc trực tiếp nuôi dưỡng con. Trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận được, Tòa án sẽ xem xét đến các yếu tố như điều kiện kinh tế, điều kiện trông nom, giáo dục, đạo đức, lối sống, các mối quan hệ xung quanh,… làm căn cứ để giao cho bên nào nuôi dưỡng con. Những yếu tố này nhằm đảo bảo cho sự phát triển tốt nhất của con khi cha mẹ ly hôn. Trường hợp, vợ chồng có hai con thì có thể phân định vợ, chồng đều trực tiếp nuôi dưỡng con. Tuy nhiên, nếu một bên có thể chứng minh được điều kiện của mình tốt hơn, đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của hai con thì có thể giành quyền nuôi cả hai con khi ly hôn.
Trong trường hợp này, ngoài việc xem xét về các điều kiện để đảm bảo quyền lợi tốt nhất dành cho con. Tòa án còn phải xem xét đến nguyện vọng của con làm căn cứ để xem xét giải quyết.
Khi ly hôn, quyền nuôi con của vợ chồng sẽ được quyết định theo hai cách:
Thứ nhất: Vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về người sẽ trực tiếp nuôi dạy, chăm sóc con thì quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn sẽ theo thỏa thuận của vợ chồng.
Thứ hai: Trường hợp vợ chồng đều muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn thì vợ/chồng yêu cầu Tòa án giải quyết. Theo quy định pháp luật, con dưới 3 tuổi sẽ ưu tiên giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, Tòa án còn phải xem xét các yếu tố khác. Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định. Đặc biệt, Tòa án sẽ dựa vào các điều kiện cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần của con để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi dưỡng sau khi ly hôn.
Như vậy, không phải tất cả trường hợp ly hôn khi con dưới 3 tuổi đều do mẹ nuôi dưỡng. Nếu người chồng chứng minh được vợ không đủ điều kiện để nuôi con thì quyền nuôi con sẽ thuộc về người chồng.
Luật sư Ly hôn – Liên hệ 0988.732.880 (ZALO)
Theo quy định tại điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Việc ai sẽ người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn sẽ do vợ chồng tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Để giành được quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn, chồng phải đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của con. Điều kiện để ly hôn giành quyền nuôi con:
Xem thêm: CÁCH ĐỂ CHA GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN
Trường hợp vợ chồng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, hai bên đã thỏa thuận được về quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn thuộc về người chồng thì thực hiện thủ tục như sau:
Khi vợ chồng không thỏa thuận được quyền nuôi con sau khi ly hôn, người chồng sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề giành quyền nuôi con khi ly hôn. Thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con nuôi con khi con dưới 3 tuổi được thực hiện như sau:
Xem thêm: HƯỚNG DẪN THỦ TỤC LY HÔN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON
Luật Hùng Bách là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng tôi tự tin cung cấp tới khách hàng những gói dịch vụ pháp lý với các tiêu chí:
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về “CHỒNG CÓ ĐƯỢC GIÀNH QUYỀN NUÔI CON DƯỚI 3 TUỔI?”. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý trong các lĩnh vực Dân sự, Hôn nhân và Gia Đình, Doanh nghiệp, Đất đai, Hình sự, … Vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách theo một trong các cách sau:
Trân trọng!
V.H
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…