Hiện nay với sự phát triển của kinh tế thì nhu cầu chuyển quyền sở hữu công nghiệp diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt là chuyển nhượng nhãn hiệu. Để thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Vậy điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu là gì? Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu được thực hiện thế nào? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách hoặc liên hệ trực tiếp số điện thoại 0976.985.828 để Luật sư tư vấn hỗ trợ chuyển nhượng nhãn hiệu.
MỤC LỤC
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong thời gian được bảo hộ, chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng nhãn hiệu của mình cho người khác.
Chuyển nhượng nhãn hiệu được hiểu là việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu từ chủ sở hữu sang cá nhân hoặc tổ chức khác. Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được lập thành văn bản; và chỉ có hiệu lực khi đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ; thỏa thuận miệng hoặc thư điện tử sẽ không được chấp nhận; và không có giá trị pháp lý ràng buộc giữa các bên.
Để có thể chuyển nhượng nhãn hiệu, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng cần đáp ứng những điều kiện sau:
Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần được tư vấn hỗ trợ chuyển nhượng nhãn hiệu, bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ theo số điện thoại 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn hỗ trợ thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu.
Xem thêm: Quyền sở hữu công nghiệp, những điều cần biết
Không phải đối với mọi nhãn hiệu mà chủ sở hữu đã tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều sẽ được chuyển nhượng nhãn hiệu; và cũng đồng nghĩa với việc không phải mọi chủ thể đều sẽ được nhận nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu.
Để hạn chế đối với việc chuyển nhượng; Luật về Sở hữu trí tuệ có quy định về một số điều kiện mà chủ thể muốn nhận hoặc muốn chuyển nhượng phải tuân theo phải tuân theo. Cụ thể như sau:
Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi đã nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đang chờ được cấp văn bằng bảo hộ. Xin hỏi Luật sư, nếu tôi chưa được cấp văn bằng thì tôi có được chuyển nhượng nhãn hiệu không?
Căn cứ quy định tại khoản 16 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT- BKHCN, trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn; quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ; người nộp đơn có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận việc thay đổi chủ đơn trên cơ sở chuyển nhượng; thừa kế; kế thừa hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, trường hợp bạn đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ thì bạn có thể chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu. Sau khi chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu; bạn sẽ không có quyền đối với việc đăng ký và đối với nhãn hiệu sau khi được cấp văn bằng. Người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành chủ thể nộp đơn; thực hiện việc theo dõi quá trình xét nghiệm đơn; và trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu khi có quyết định cấp văn bằng.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bạn có thể nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ để Cục xem xét, giải quyết yêu cầu chuyển nhượng. Trường hợp yêu cầu chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ; đơn đăng ký nhãn hiệu phải được thẩm định lại và công bố nội dung chuyển nhượng. Người yêu cầu phải nộp phí thẩm định đơn và phí công bố theo quy định.
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên mà trong đó chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng. Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ thì mới có hiệu lực.
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Ngoài những nội dung trên, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Để giảm thiểu các rủi ro pháp lý khi chuyển nhượng nhãn hiệu; bạn có thể nhờ Luật sư tư vấn hỗ trợ soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng, liên hệ ngay số 0976.985.828 – Luật Hùng Bách để được Luật sư tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.
Xem thêm: Quy định về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Các bên thỏa thuận và xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu gồm các nội dung nêu trên.
Sau khi thỏa thuận và xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu thì các bên thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm:
Lưu ý: Nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt. Nếu hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên; hoặc đóng dấu giáp lai.
Trong trường hợp hồ sơ đăng ký không có thiếu sót; Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các công việc sau đây:
Trong trường hợp hồ sơ đăng ký có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:
Theo quy định của pháp luật, thời gian đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu là từ 02 tháng (không bao gồm thời gian sửa chữa hồ sơ); kể từ ngày nộp hồ sơ lên Cục Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên trên thực tế thời gian có thể kéo dài phụ thuộc vào thời gian làm việc của Cục Sở hữu trí tuệ. Do số lượng đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ có thể khá lớn nên thời gian làm việc thường chậm hơn theo quy định.
Xem thêm: Nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam
Khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu; ngoài hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị, thủ tục thực hiện thì còn một vấn đề mà khách hàng rất quan tâm đó là chi phí khi chuyển nhượng nhãn hiệu. Vậy chi phí chuyển nhượng nhãn hiệu là bao nhiêu? Bao gồm các khoản chi phí nào?
Phí, lệ phí chuyển nhượng đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC như sau:
Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu thông qua đại diện chi phí trên sẽ bao gồm thêm phí dịch vụ.
Liên hệ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách theo số điện thoại 0976.985.828 để được tư vấn, báo phí dịch vụ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu.
Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục nhanh chóng, chính xác theo quy định của pháp luật. Nội dung công việc Luật Hùng Bách tư vấn hỗ trợ khách hàng như sau:
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về “Chuyển nhượng nhãn hiệu theo thủ tục mới nhất”. Trường hợp bạn có thắc mắc hoặc cần được tư vấn hỗ trợ các vấn đề về Sở hữu trí tuệ. Bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Trân trọng./.
Cloud.
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…
View Comments