CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU THEO THỦ TỤC MỚI NHẤT


Hiện nay với sự phát triển của kinh tế thì nhu cầu chuyển quyền sở hữu công nghiệp diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt là chuyển nhượng nhãn hiệu. Để thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Vậy điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu là gì? Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu được thực hiện thế nào? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách hoặc liên hệ trực tiếp số điện thoại 0976.985.828 để Luật sư tư vấn hỗ trợ chuyển nhượng nhãn hiệu.

Chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong thời gian được bảo hộ, chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng nhãn hiệu của mình cho người khác.

Chuyển nhượng nhãn hiệu được hiểu là việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu từ chủ sở hữu sang cá nhân hoặc tổ chức khác. Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được lập thành văn bản; và chỉ có hiệu lực khi đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ; thỏa thuận miệng hoặc thư điện tử sẽ không được chấp nhận; và không có giá trị pháp lý ràng buộc giữa các bên.

Điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?

Để có thể chuyển nhượng nhãn hiệu, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng nhãn hiệu; và quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
  • Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính; nguồn gốc; tên thương mại; hoặc các nhãn hiệu liên kết của Công ty đối với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần được tư vấn hỗ trợ chuyển nhượng nhãn hiệu, bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ theo số điện thoại 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn hỗ trợ thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu.

Xem thêm: Quyền sở hữu công nghiệp, những điều cần biết

chuyển nhượng nhãn hiệu theo thủ tục mới nhất
Tư vấn chuyển nhượng nhãn hiệu theo thủ tục mới nhất – 0976.985.828

Điều kiện hạn chế chuyển nhượng

Không phải đối với mọi nhãn hiệu mà chủ sở hữu đã tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều sẽ được chuyển nhượng nhãn hiệu; và cũng đồng nghĩa với việc không phải mọi chủ thể đều sẽ được nhận nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu.

Để hạn chế đối với việc chuyển nhượng; Luật về Sở hữu trí tuệ có quy định về một số điều kiện mà chủ thể muốn nhận hoặc muốn chuyển nhượng phải tuân theo phải tuân theo. Cụ thể như sau:

  • Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được phép nhượng quyền của mình; nhưng phải trong phạm vi được bảo hộ;
  • Việc nhượng quyền không được gây ra cho người nhận nhượng quyền các sự nhầm lẫn về nguồn gốc; đặc tính của hàng hóa hay dịch vụ mang nhãn hiệu đó;
  • Chi được phép nhượng lại quyền sở hữu cho tổ chức hay cá nhân nhận chuyển nhượng quyền; tuy nhiên tổ chức và cá nhân này phải đáp ứng được các điều kiện về người có quyền đăng ký nhãn hiệu.

Nhãn hiệu chưa được cấp văn bằng bảo hộ có được chuyển nhượng không?

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi đã nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đang chờ được cấp văn bằng bảo hộ. Xin hỏi Luật sư, nếu tôi chưa được cấp văn bằng thì tôi có được chuyển nhượng nhãn hiệu không?

Trà lời: Luật sư Luật Hùng Bách giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ quy định tại khoản 16 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT- BKHCN, trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn; quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ; người nộp đơn có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận việc thay đổi chủ đơn trên cơ sở chuyển nhượng; thừa kế; kế thừa hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, trường hợp bạn đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ thì bạn có thể chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu. Sau khi chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu; bạn sẽ không có quyền đối với việc đăng ký và đối với nhãn hiệu sau khi được cấp văn bằng. Người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành chủ thể nộp đơn; thực hiện việc theo dõi quá trình xét nghiệm đơn; và trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu khi có quyết định cấp văn bằng.

Hồ sơ chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

  • Tờ khai yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu theo mẫu. Người nộp đơn có thể yêu cầu chuyển nhượng nhiều đơn của cùng một chủ đơn trong một tờ khai; với điều kiện phải nộp phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn theo quy định theo số lượng đơn tương ứng;
  • Tài liệu chuyển nhượng: Hợp đồng chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu; trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; số đơn được chuyển nhượng hoặc thông tin đủ để xác định đơn đó (Bản gốc hoặc bản sao chứng thực);
  • Giấy ủy quyền nếu yêu cầu chuyển nhượng đơn nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện;
  • Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí thực hiện thủ tục chuyển nhượng đơn đăng ký.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bạn có thể nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ để Cục xem xét, giải quyết yêu cầu chuyển nhượng. Trường hợp yêu cầu chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ; đơn đăng ký nhãn hiệu phải được thẩm định lại và công bố nội dung chuyển nhượng. Người yêu cầu phải nộp phí thẩm định đơn và phí công bố theo quy định.

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên mà trong đó chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng. Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ thì mới có hiệu lực.

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

  • Tên và địa chỉ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng;
  • Căn cứ chuyển nhượng;
  • Giá chuyển nhượng;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.

Ngoài những nội dung trên, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Để giảm thiểu các rủi ro pháp lý khi chuyển nhượng nhãn hiệu; bạn có thể nhờ Luật sư tư vấn hỗ trợ soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng, liên hệ ngay số 0976.985.828Luật Hùng Bách để được Luật sư tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.

Xem thêm: Quy định về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu

Bước 1: Thỏa thuận và xác lập hợp đồng

Các bên thỏa thuận và xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu gồm các nội dung nêu trên.

Bước 2: Đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Sau khi thỏa thuận và xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu thì các bên thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
  • Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu (Bản gốc hoặc bản sao chứng thực);
  • Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (Bản gốc);
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu nhãn hiệu nếu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung;
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; và tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của Bên nhận chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính; hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ);
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện).

Lưu ý: Nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt. Nếu hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên; hoặc đóng dấu giáp lai.

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu

Trong trường hợp hồ sơ đăng ký không có thiếu sót; Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các công việc sau đây:

  • Ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
  • Ghi nhận vào Văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới. Trong trường  hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới cho bên nhận; và xác định giới hạn danh mục hàng hóa, dịch vụ trong Văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó.
  • Ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
  • Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Trong trường hợp hồ sơ đăng ký có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:

  • Ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng; trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ; ấn định thời hạn 02 tháng, kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót; hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng.
  • Ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót; hoặc có sửa chữa thiếu sót nhưng không đạt yêu cầu; không có ý kiến phản đối; hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.

Thời gian đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu là bao lâu?

Theo quy định của pháp luật, thời gian đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu là từ 02 tháng (không bao gồm thời gian sửa chữa hồ sơ); kể từ ngày nộp hồ sơ lên Cục Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên trên thực tế thời gian có thể kéo dài phụ thuộc vào thời gian làm việc của Cục Sở hữu trí tuệ. Do số lượng đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ có thể khá lớn nên thời gian làm việc thường chậm hơn theo quy định.

Xem thêm: Nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Chi phí, lệ phí chuyển nhượng nhãn hiệu

Khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu; ngoài hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị, thủ tục thực hiện thì còn một vấn đề mà khách hàng rất quan tâm đó là chi phí khi chuyển nhượng nhãn hiệu. Vậy chi phí chuyển nhượng nhãn hiệu là bao nhiêu? Bao gồm các khoản chi phí nào?

Phí, lệ phí chuyển nhượng đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC như sau:

  • Phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn: 160.000 VNĐ/đơn đăng ký.
  • Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 230.000 đồng/văn bằng bảo hộ.
  • Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 180.000 đồng/văn bằng bảo hộ.
  • Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng/đơn.
  • Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng/văn bằng bảo hộ.
  • Phí thẩm định quyền nộp đơn; và quy chế sử dụng nhãn hiệu trong trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể; nhãn hiệu chứng nhận: 550.000 đồng/đơn.
  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa; dịch vụ mang nhãn hiệu): 120.000 đồng/văn bằng bảo hộ.

Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu thông qua đại diện chi phí trên sẽ bao gồm thêm phí dịch vụ.

Liên hệ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách theo số điện thoại 0976.985.828 để được tư vấn, báo phí dịch vụ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu.

Dịch vụ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu tại Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục nhanh chóng, chính xác theo quy định của pháp luật. Nội dung công việc Luật Hùng Bách tư vấn hỗ trợ khách hàng như sau:

  • Tư vấn về điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu;
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ đăng ký chuyển nhượng;
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng đàm phán, soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Nhận giấy chứng nhận và bàn giao đến khách hàng;
  • Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi chuyển nhượng nhãn hiệu.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về “Chuyển nhượng nhãn hiệu theo thủ tục mới nhất”. Trường hợp bạn có thắc mắc hoặc cần được tư vấn hỗ trợ các vấn đề về Sở hữu trí tuệ. Bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng./.

Cloud.

5/5 - (2 bình chọn)

2 thoughts on “CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU THEO THỦ TỤC MỚI NHẤT

  1. Pingback: CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN THẾ NÀO? - LUẬT HÙNG BÁCH

  2. Pingback: NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU - LUẬT HÙNG BÁCH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *