QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU


Trong thời đại ngày nay, các hoạt động sở hữu công nghiệp đa dạng, phong phú không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà mang tính toàn cầu. Việc Nhà nước quy định về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng nhằm bảo vệ quyền của những người hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt có ý nghĩa xã hội và kinh tế quan trọng. Việc bảo vệ các thành quả của hoạt động sáng tạo được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu (Nhãn hiệu hàng hóa) là những thuật ngữ được sử dụng vô cùng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường. Nó gắn liền với quá trình sản xuất; kinh doanh hàng hóa và dịch vụ,…

Rất nhiều người trước khi được tư vấn đều hiểu nhầm nhãn hiệu là thương hiệu. Cũng có người nghĩ nhãn hiệu là logo công ty nhưng sự thật đây là các đối tượng khác nhau. Một công ty có thể sử dụng chính logo của công ty để làm nhãn in trên sản phẩm; nhưng họ cũng có thể thiết kế một logo khác hoặc sử dụng các dấu hiệu khác.

Ví dụ: Hệ thống bánh kẹo Orion có logo Công ty riêng. Họ sử dụng các nhãn hiệu khác nhau cho từng dòng sản phẩm của Công ty: Bánh Chocopie; Bánh Custas; Bánh quy Gouté;…

Nhãn hiệu (trademark) là thuật ngữ đã được chuẩn hóa quốc tế. Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều đưa ra định nghĩa nhãn hiệu dựa trên những điều kiện; hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó nên cũng có những điểm khác nhau. Là quốc gia phát triển sau; các nhà lập pháp Việt Nam tiếp thu kinh nghiệm của các nước phát triển để đưa ra khái niệm mang tính khái quát hơn.

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005; sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009:

Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Giải thích chi tiết hơn về nhãn hiệu

Mặc dù có những điểm khác nhau trong quy định pháp luật của mỗi quốc gia; nhưng điểm giống nhau cơ bản là: nhãn hiệu phải có chức năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác nhau.

Trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất; kinh doanh 1 loại sản phẩm. Ví dụ:

  • Sản xuất điện thoại: Apple, Samsung, Nokia,…
  • Sản xuất xe máy: Honda, Yamaha, Toyota,…

Để phân biệt sản phẩm của các công ty; người ta cần đến các dấu hiệu đặc biệt trên sản phẩm – đó là nhãn hiệu. Mỗi công ty thiết kế nhãn riêng để sử dụng trên các sản phẩm nhằm giúp khách hàng nhận biết sản phẩm đó là của công ty mình.

Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ khi đạt những điều kiện tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng từ ngữ, hình vẽ, chữ cái, hình ảnh, kể cả hình 3 chiều hoặc là kết hợp giữa từng yêu tố này được thể hiện chỉ một màu sắc hoặc nhiều màu
  • Có khả năng phân biệt dịch vụ, hàng hóa của chủ sở hữu khác nhau.

Để thực hiện thủ tục bảo hộ nhãn hiệu; liên hệ ngay: 0976.985.828 để được tư vấn, hỗ trợ thủ tục.

Quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Thưa Luật sư; xin hỏi: Quyền sở hữu công nghiệp theo quy định hiên nay được hiểu như thế nào? Luật sư có thể phân tích giúp tôi các đặc điểm cơ bản của quyền sở hữu công nghiệp?

Luật Hùng Bách trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Khái niệm về quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”’ (khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005).

Với các quy định trên cho thấy khác với quyền tác giả; đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp liên quan trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Các đối tượng này có thể chia thành hai nhóm cơ bản:

+ Các đối tượng mang tính sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp; như sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn…

+ Các đối tượng là các dấu hiệu mang tính phân biệt trong thương mại; như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh…

Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp

Là một trong các quyền dân sự cơ bản của tổ chức, cá nhân; quyền sở hữu công nghiệp có các đặc điểm chính sau:

+ Cơ sở phát sinh quyền sở hữu công nghiệp:

Quyền sở hữu công nghiệp phát sinh khi được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ (trừ một số trường hợp ngoại lệ). Đây là sự khác biệt cơ bản giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp Đối với quyền tác giả; pháp luật bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng. Đối với quyền sở hữu công nghiệp; pháp luật bảo hộ nội dung của ý tưởng.

Do vậy, về nguyên tắc; các đối tượng sở hữu công nghiệp muốn được cấp văn bằng bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện nhất định do pháp luật quy định (ví dụ; nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt). Như vậy, quyền sở hữu công nghiệp được xác lập không chỉ thông qua việc các chủ thể tạo ra đối tượng quyền sở hữu công nghiệp mà phải được ghi nhận/ công nhận từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Quyền sở hữu công nghiệp là quyền đối với tài sản vô hình:

Bản chất của quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu đối với các thông tin, các tri thức về khoa học, kĩ thuật, về công nghệ… do con người sáng tạo ra. Các thông tin, tri thức này có thể khai thác và sử dụng trong thương mại và mang lại những lợi ích nhất định cho chủ sở hữu.

Do vậy; cần phải có một cơ chế pháp lý hữu hiệu để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho các chủ thể tại nước ngoài nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu, khuyến khích sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của các quan hệ thương mại…

QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU - 0976.985.828
QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU – 0976.985.828

Quy định về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.

Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường; nhãn hiệu đóng vai trò hết sức quan trọng. Thông qua nhãn hiệu, người tiêu dùng có thể ra quyết định lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ phù hợp, bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của người sản xuất, người cung cấp dịch vụ.

Hơn nữa nhãn hiệu còn được xem là biểu tượng của doanh nghiệp. Nhãn hiệu là yếu tố quyết định tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường; và là một tài sản kinh doanh có giá trị đặc biệt đối với mỗi doanh nghiệp. Một khi sản phẩm đã chiếm lĩnh được thị trường dẫn đến việc dễ bị người khác sử dụng để sản xuất hàng giả; hàng nhái. Do đó, việc bảo vệ nhãn hiệu trước các hành vi xâm phạm là rất cần thiết để bảo vệ doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. 

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác định theo văn bằng bảo hộ do Cục sở hữu trí tuệ cấp.

Chủ sở hữu nhãn hiệu có các quyền sau:

Quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu:

Sử dụng nhãn hiệu gồm các hành vi sau:

+) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

+) Lưu thông, chào bán. Quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;

+) Nhập khẩu hàng hóa; dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

Với chức năng phân biệt hàng hóa sản phẩm của các chủ thể sản xuất khác nhau; việc gắn nhãn hiệu lên bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh là hành vi phổ biến nhất.

Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu:

Pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể về quyền của chủ sở hữu trong việc ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ dựa trên việc quy định các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp; chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Đó là các trường hợp không ảnh hưởng đến khả năng khai thác và sử dụng của chủ sở hữu và chứng minh được yếu tố trung thực của việc bảo hộ đó trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý

Quyền định đoạt nhãn hiệu:

Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản đặc biệt. Đồng thời; nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp có giá trị và khả năng khai thác thương mại rất lớn. Quyền định đoạt tài sản này sẽ thuộc về chủ sở hữu và được quy định cụ thể tại phần chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Trong đó bao gồm chuyển nhượng và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Chuyển nhượng, chuyển giao tức là chủ sở hữu cho phép các cá nhân, tổ chức khác sở hữu, sử dụng nhãn hiệu đó.

Chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu phải được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng này chỉ có hiệu lực khi đã được đăng kí với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Nhận biết xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.

Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Đối tượng bị xâm phạm

Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Các đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ; hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Đối với nhãn hiệu nổi tiếng; quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký (Khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ).

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Theo quy định tại Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ; các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu gồm:

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

– Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Người thực hiện hành vi

Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Tức là, ngoài chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng; nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận; bất kỳ người nào (ngoại trừ người được pháp luật/ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép) sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ đều là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

Câu hỏi: Cửa hàng của tôi đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “ABC Milk” cho sản phẩm sữa. Đến năm 2015; chúng tôi được cấp văn bằng bảo hộ. Đến nay, một đơn vị khác sử dụng nhãn hiệu “ABC Milk” cho sản phẩm sữa dê tiệt trùng. Hành vi này là đúng hay sai?

Luật Hùng Bách trả lời bạn như sau:

Hành vi này bị xem là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu; bởi có đủ các yếu tố sau:

  • Sử dụng nhưng không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện.
  • Sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa dịch vụ đã đăng ký cho nhãn hiệu đó.

Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

Hành vi này bị xem là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nếu có đủ các yếu tố sau:

  • Sử dụng nhưng không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện.
  • Sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan với hàng hóa dịch vụ đã đăng ký cho nhãn hiệu đó.
  • Có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

Hai hàng hóa, dịch vụ được coi là tương tự nhau khi chúng cùng/tương tự nhau về bản chất; hoặc chức năng hoặc mục đích sử dụng. Ví dụ: Sữa dê tiệt trùng và sữa đậu nành; thiết kế nội thất và thiết kế thi công; kem dưỡng da và son môi; quần áo và mũ;…

Ví dụ:

Năm 2010, nhãn hiệu “X Decor” được Công ty M đăng ký bảo hộ tại Việt Nam với các sản phẩm đồ gỗ nội thất như bàn, ghế,… Năm 2016, Ông B đã sản xuất một số lượng lớn giá sách làm bằng gỗ; và sử dụng nhãn hiệu “X Decor” cho các sản phẩm này.

Như vậy; hành vi này của ông B được xem là sử dụng nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho hàng hóa tương tự (bàn, ghế, và giá sách là hàng hóa tương tự nhau). Việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa. Vì vậy, hành vi của ông B bị xem là là hành vi xâm phạm quyền đối với với nhãn hiệu.

Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

Hành vi này bị xem là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nếu có đủ các yếu tố sau:

  • Sử dụng nhưng không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.
  • Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ; dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đã được bảo hộ về cấu trúc hoặc cách phát âm hoặc ý nghĩa, nội dung hoặc hình thức thể hiện.
  • Sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự; hoặc liên quan với hàng hóa dịch vụ đã đăng ký cho nhãn hiệu đó.
  • Có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

Ví dụ:

1, Công ty cổ phần Vincom đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “VINCOM và hình” cho nhóm dịch vụ “bất động sản” tại Cục SHTT năm 2005 và đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Đầu năm 2009; Công ty CP Tài chính và Bất động sản Vincon công bố một số dự án khu du lịch sinh thái.

Năm 2010; Công ty cổ phần Vincom đã thực hiện việc khởi kiện; vì cho rằng Công ty CP Tài chính và Bất động sản Vincon đã có hành vi sử dụng nhãn hiệu và tên thương mại VINCON. Việc này gây nhầm lẫn cho khách hàng về nguồn gốc dịch vụ với nhãn hiệu và tên thương mại VINCOM của Công ty cổ phần Vincom.

2, Sản phẩm rượu bia Hubico sử dụng dấu hiệu hình “Heineken” xâm phạm nhãn hiệu hình “Heineken” của nhà máy bia Việt Nam đã được bảo hộ.

Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự hoặc dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ như: “Chanel”, “Adidas”, “McDonalds”;….

Hành vi này bị xem là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nếu có đủ các yếu tố sau:

  • Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự hoặc dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng.
  • Có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Ví dụ:

Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng “Dior”, “Pepsi”,… để đăng ký cho bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào tại Việt Nam; mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu đều bị xem là hành vi xậm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Căn cứ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009; Bộ luật Hình sự 2015 và Bộ luật Dân sự 2015; đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu; cá nhận hoặc tổ chức có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính; khởi kiện ra Tòa án Dân sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

Xử lý hành chính

Chủ sở hữu có quyền thực hiện biện pháp hành chính thông qua các cơ quan Thanh tra; Công an; cơ quan Hải quan, Quản lý thị trường; Ủy ban nhân dân các cấp để thực hiện áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

Căn cứ Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, hành vi xâm phạm nhãn hiệu có thể bị phạt tiền lên từ 500.000 đồng – 500.000.000 đồng, tùy vào giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm. Ngoài ra, tùy theo tính chất mức độ vi phạm; người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung như:

  • Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng;
  • Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm;
  • Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm;
  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
  • Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Để đảm bảo không xảy ra tranh chấp nhãn hiệu; hãy tham khảo Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 

Về dân sự

Khi cá nhân, tổ chức có nhãn hiệu được bảo hộ; và bị xâm phạm bởi các hành vi của các cá nhân, tổ chức khác; có thể lựa chọn phương thức dân sự để bảo vệ quyền lợi của mình. Cụ thể như sau:

+ Thỏa thuận với người, tổ chức vi phạm về vấn đề chấm dứt hành vi vi phạm; xin lỗi công khai; không đưa ra thị trường, tàng trữ, lưu giữ; vận chuyển hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ vi phạm; và bồi thường thiệt hại (nếu có);

+ Khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm cư trú. Yêu cầu bên vi phạm thực hiện một số nghĩa vụ như: bồi thường thiệt hại; tiêu hủy, cải chính các sản phẩm, thông tin, hàng hóa xâm phạm; buộc chấm dứt các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác. 

Xử lý hình sự

Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng, hậu quả của hành vi vi phạm; sẽ xác định xem có đủ yếu tố cấu thành để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Nếu có thì cá nhân, tổ chức sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu của mình.

Ngoài các biện pháp về hành chính, dân sự, hình sự; cá nhân, tổ chức có nhãn hiệu bị xâm phạm có thể yêu cầu cơ quan hải quan hoặc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết của Việt Nam áp dụng biện pháp ngăn chặn xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu về trí tuệ của thương hiệu. 

Luật sư xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu – Luật Hùng Bách

Quy trình xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu; bao gồm các bước sau:

Thu thập chứng cứ và chuẩn bị tài liệu:

Bước đầu khi xác định yếu tố, hành vi có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu; chủ thể quyền cần thu thập thông tin về bên vi phạm để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền hoặc làm căn cứ để khởi kiện chẳng hạn như thông tin về tên, địa chỉ của bên vi phạm, nơi sản xuất, nơi tàng trữ hàng vi phạm (nếu có).

Để có thể tiến hành xử lý hành vi xâm phạm quyền; chủ thể quyền cần cung cấp các tài liệu sau đây: 
+ Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
+ Với trường hợp nhãn hiệu được license, ngoài Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; Quý Khách hàng cần chuẩn bị bản sao có chứng thực Hợp đồng license đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ;
+ Mẫu sản phẩm vi phạm và mẫu sản phẩm bị vi phạm, hoặc;
+ Ảnh chụp sản phẩm, dịch vụ vi phạm và bị vi phạm;
+ Thông tin của bên vi phạm gồm tên công ty, địa điểm kinh doanh hoặc các giấy tờ tài liệu khác.

Giám định sở hữu trí tuệ

Giám định sở hữu trí tuệ là bước không bắt buộc; nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Do đó; giám định sở hữu trí tuệ là bước nên thực hiện trước khi tiến hành xử lý vi phạm chính thức.

Tài liệu cần thiết cho việc giám định bao gồm:
+ Tờ khai theo mẫu;
+ Tài liệu chứng minh quyền của chủ thể quyền;
+ Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị nghi ngờ (Mẫu vật hoặc ảnh chụp dấu hiệu vi phạm);
Thời hạn để giám định thường nằm trong khoảng từ 7 đến 15 ngày làm việc.

Xử lý vi phạm

Dựa vào kết quả giám định; chủ thể quyền có thể lựa chọn các phương án sau đây để xử lý hành vi xâm phạm quyền.

(1) Gửi công văn thông báo

Với phương án này; Luật Hùng Bách có thể gửi thông báo cho Bên vi phạm. Trong đó có thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh; văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ; ấn định một thời hạn hợp lý để Bên vi phạm chấm dứt hành vi hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có). Trường hợp sau khi gửi thư thông báo, Bên vi phạm vẫn không chấm dứt thực hiện hành vi.

Nếu bên vi phạm không thực hiện các yêu cầu trên; hoặc thực hiện không đầy đủ; chủ thể quyền có thể xem xét phương án 2 dưới đây.

(2) Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý

Theo phương án này; Luật Hùng Bách sẽ soạn thảo các tài liệu cần thiết; và nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm tới các Cơ quan có thẩm quyền.

Tùy vào từng vụ việc và trường hợp cụ thể mà các lưu ý khi thu thập chứng cứ, mẫu hàng hóa/dịch vụ vi phạm cũng như lưu ý khi chuẩn bị tài liệu cần thiết nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ được Luật Hùng Bách hỗ trợ làm rõ trong quá trình làm việc với Quý Khách hàng.

DỊCH VỤ TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÃN HIỆU – LUẬT HÙNG BÁCH

Luật Hùng Bách tư vấn, hỗ trợ vấn đề giải quyết tranh chấp nhãn hiệu như sau:

  • Xác định đối tượng xâm phạm nhãn hiệu;
  • Tư vấn thủ tục xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu;
  • Soạn thông báo yêu cầu Bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;
  • Thực hiện các thủ tục yêu cầu Giám định nhãn hiệu;
  • Nhận ủy quyền thực hiện thủ tục tại Cơ quan có thẩm quyền;
  • Tham gia tố tụng với tư cách Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại Tòa án.

Đọc thêm: Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về “Quy định về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Trường hợp bạn có câu hỏi, thắc mắc hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý; vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách  làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng./.

Br.

4.5/5 - (2 bình chọn)

3 thoughts on “QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU

  1. Pingback: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CẦN CHUẨN BỊ GÌ? - LUẬT HÙNG BÁCH

  2. Pingback: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH - LUẬT HÙNG BÁCH

  3. Pingback: CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU THEO THỦ TỤC MỚI NHẤT - LUẬT HÙNG BÁCH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *