NHÃN HIỆU VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM


Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay; rất nhiều doanh nghiệp mới ra đời và song song cùng phát triển. Vậy làm sao để doanh nghiệp có chỗ đứng và không bị nhầm lẫn với những doanh nghiệp khác? Đây cũng là câu hỏi mà Luật Hùng Bách nhận được rất nhiều khi tiến hành tư vấn thành lập và quản trị doanh nghiệp. Có thể khẳng định rằng, việc xây dựng nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu là bước đầu tiên để tạo ra một thương hiệu độc lập. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được: Nhãn hiệu là gì? Bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam ra sao? Bài viết dưới dây của Luật Hùng Bách sẽ giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu (Nhãn hiệu hàng hóa) là những thuật ngữ được sử dụng vô cùng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường. Nó gắn liền với quá trình sản xuất; kinh doanh hàng hóa và dịch vụ,…

Rất nhiều người trước khi được tư vấn đều hiểu nhầm nhãn hiệu là thương hiệu. Cũng có người nghĩ nhãn hiệu là logo công ty nhưng sự thật đây là các đối tượng khác nhau. Một công ty có thể sử dụng chính logo của công ty để làm nhãn in trên sản phẩm; nhưng họ cũng có thể thiết kế một logo khác hoặc sử dụng các dấu hiệu khác.

Ví dụ: Hệ thống bánh kẹo Orion có logo Công ty riêng. Họ sử dụng các nhãn hiệu khác nhau cho từng dòng sản phẩm của Công ty: Bánh Chocopie; Bánh Custas; Bánh quy Gouté;…

Nhãn hiệu (trademark) là thuật ngữ đã được chuẩn hóa quốc tế. Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều đưa ra định nghĩa nhãn hiệu dựa trên những điều kiện; hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó nên cũng có những điểm khác nhau. Là quốc gia phát triển sau; các nhà lập pháp Việt Nam tiếp thu kinh nghiệm của các nước phát triển để đưa ra khái niệm mang tính khái quát hơn.

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005; sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009:

Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Giải thích chi tiết hơn về nhãn hiệu

Mặc dù có những điểm khác nhau trong quy định pháp luật của mỗi quốc gia; nhưng điểm giống nhau cơ bản là: nhãn hiệu phải có chức năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác nhau.

Trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất; kinh doanh 1 loại sản phẩm. Ví dụ:

  • Sản xuất điện thoại: Apple, Samsung, Nokia,…
  • Sản xuất xe máy: Honda, Yamaha, Toyota,…

Để phân biệt sản phẩm của các công ty; người ta cần đến các dấu hiệu đặc biệt trên sản phẩm – đó là nhãn hiệu. Mỗi công ty thiết kế nhãn riêng để sử dụng trên các sản phẩm nhằm giúp khách hàng nhận biết sản phẩm đó là của công ty mình.

Luật sư sở hữu trí tuệ - 0976.985.828
Luật sư sở hữu trí tuệ – 0976.985.828

Bảo hộ nhãn hiệu là gì?

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết mà mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện bởi các lý do sau:

Thứ nhất, nhãn hiệu là tài sản vô hình. Nhãn hiệu có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu còn là thông điệp biểu thị, gắn liền với chất lượng dịch vụ, hàng hóa, uy tín đối với khách hàng. Đôi khi, giá trị của thương hiệu còn lớn hơn cả các tài sản hữu hình mà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sở hữu.

Thứ hai, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp bảo vệ hoạt động kinh doanh của bản thân. Chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình; sử dụng dấu hiệu trùng, tương tự hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình.

Thứ ba, thực hiện đăng ký bảo hộ càng sớm thì khả năng nhãn hiệu được bảo hộ càng cao. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu áp dụng nguyên tắc ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng.

Có thể hiểu, Bảo hộ nhãn hiệu là bảo vệ giá trị của hàng hoá, dịch vụ.

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu?

Không phải nhãn hiệu nào cũng được bảo hộ dù có đi đăng ký với cơ quan nhà nước. Để tránh việc bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối hồ sơ đăng ký nhãn hiệu; các cá nhân, tổ chức cần nắm rõ các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu hiện nay. Các nhãn hiệu phải đầy đủ các yếu tố sau mới được đăng ký bảo hộ.

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc?

Điều kiện này được hiểu là nhãn hiệu đó phải dược nhận thức; cảm nhận bằng thị giác của con người. Không phải là vô hình thông qua việc nhìn ngắm, quan sát nhãn hàng hóa và thấy được nhãn hiệu của hàng hóa đó để phân biệt với hàng hóa dịch vụ khác. Hay nói cách khác; nhãn hiệu phải tồn tại dưới dạng một vật chất nhất định để con người có thể nhìn thấy được. Để có thể như vậy; nhãn hiệu phải tồn tại dưới dạng chữ viết, hình ảnh, hình vẽ; hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Dấu hiệu như thế nào thì không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu?

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ; quốc huy của các nước;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
  • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Thế nào là nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác?

Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ

Trường hợp nào nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt?

13 Trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ.

Nhãn hiệu kênh youtube có bảo hộ được không?

Youtube là một trang web/ ứng dụng cho phép thành viên có đăng ký tài khoản được chia sẻ video thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: giải trí, xã hội, âm nhạc, phim ảnh, chương trình….là nơi người dùng có thể tải lên (upload) hoặc tải về (download) các video mà mình cảm thấy hữu ích. Bên cạnh vấn đề bản quyền các video đăng tải trên kênh youtube; vấn đề bảo hộ nhãn hiệu kênh youtube rất được quan tâm hiện nay. Trên thực tế, việc sử dụng kênh youtube đang dần trở nên phổ biến; và tạo ra thu nhập “khủng” cho các chủ kênh.

Xuất phát từ bản chất đăng ký nhãn hiệu; nhằm mục đích phân biệt hàng hóa/dịch vụ cùng loại được sản xuất hoặc cung cấp bởi các cá nhân/tổ chức khác nhau. Nhãn hiệu vừa giúp khách hàng nhận diện được hàng hóa/dịch vụ của công ty nào; vừa giúp phân biệt hàng hóa/dịch vụ của các công ty với nhau.

Tương tự, tên kênh Youtube và logo chính là dấu hiệu dễ nhận biết nhất để phân biệt giữa hàng nghìn kênh Youtube khác nhau. Mỗi kênh sẽ được chủ kênh tạo tên riêng để người xem nhận biết và phân biệt với các kênh khác. Có thể thấy, đăng ký nhãn hiệu kênh Youtube là đăng ký bảo hộ: Tên kênh và logo/hình ảnh kênh nhằm mục đích bảo hộ độc quyền cho tên gọi và logo/hình ảnh đó trong lĩnh vực đăng ký.

Nhãn hiệu kênh youtube hoàn toàn có thể được bảo hộ. Đã có rất nhiều chủ sở hữu kênh youtube tiến hành thủ tục đăng ký độc quyền tên thương hiệu kênh của mình để tránh trường hợp bị khóa kênh do vi phạm bên khác đã đăng ký hoặc được độc quyền sử dụng tên thương hiệu kênh, bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp tên kênh đối với bên thứ 3.

Tìm hiểu thêm về việc: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu kênh youtube.

Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu

Để việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hiệu quả; cần phải xem xét về khả năng đăng ký nhãn hiệu thông qua việc tra cứu. Đồng thời, chuẩn bị hồ sơ đăng ký phải thật chính xác như việc mô tả nhãn hiệu trong tờ khai; tiến hành phân loại nhóm đăng ký. Luật Hùng Bách, với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý giỏi, tâm huyết, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, chúng tôi tự tin có thể hỗ trợ bạn giải quyết mọi khó khăn khi thực hiện thủ tục trên.

Khi bạn muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bạn có thể liên hệ 0976.985.828 để được tư vấn hỗ trợ. Trong quá trình thực hiện tư vấn bảo hộ nhãn hiệu, Luật Hùng Bách sẽ thực hiện các công việc sau:

Đặt tên và thiết kế nhãn hiệu

Không phải nhãn hiệu nào khi đăng ký sẽ được bảo hộ mà phải đáp ứng các điều kiện liên quan. Khi đặt tên và thiết kế nhãn hiệu cần lưu ý về điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu. Đây có thể được xem là căn cữ, tiêu chí để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào?

Nhãn hiệu có thể bao gồm cả phần chữ và phần hình ảnh. Doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có thể đăng ký nhãn hiệu cả phần chữ và phần hình ảnh. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không nên là lựa chọn hàng đầu khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ phần chữ hoặc có thể đăng ký hình ảnh. Phần chữ sẽ có tính cố định cao hơn. Do phần hình có thể sẽ được thiết kế lại theo từng năm hay nhu cầu trong quá trình hoạt động kinh doanh kéo dài.

Tra cứu nhãn hiệu

Trước khi đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu nên thực hiện tra cứu nhãn hiệu trước. Điều này sẽ giúp cho nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ cao hơn. Tránh trường hợp trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn; dẫn đến việc mất thời gian.

Tăng tính nhận diện nhãn hiệu bằng phần mô tả

Việc mô tả nhãn hiệu là vô cùng quan trọng trên nội dung đơn đăng ký. Nó giúp cho nhãn hiệu được nhận diện, phân biệt rõ ràng hơn. Các ý tưởng thiết kế, ý nghĩa nhãn hiệu sẽ được nêu và làm rõ tại đây. Đây cũng có thể được xem là căn cứ để xem xét và nâng cấp văn bằng bảo hộ. Cho nên, việc mô tả nhãn hiệu là vô cùng quan trọng.

Tư vấn hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Hồ sơ để nộp khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm những gì? Số lượng và hình thức ra sao?

Sử dụng, gia hạn nhãn hiệu

Sau khi được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu; chủ sở hữu phải sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ 05 năm trở lên; quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực. Nhãn hiệu có hiệu lực bảo hộ từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn. Có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp; mỗi lần mười năm. Để được gia hạn; các doanh nghiệp cần phải đóng một khoản phí. Và thực hiện thủ tục gia hạn thời hạn bảo hộ nhãn hiệu.

Chuyển nhượng nhãn hiệu

Nhãn hiệu là tài sản vô hình; gắn liền với hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể chuyển nhượng nhãn hiệu của mình cho cá nhân/ tổ chức khác. Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phụ thuộc vào ý chí và thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên hoạt động này vẫn chịu sự quản lý của nhà nước thông qua việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Để việc đăng ký nhãn hiệu hiệu quả cần phải xem xét về khả năng đăng ký nhãn hiệu thông qua việc tra cứu. Đồng thời, chuẩn bị hồ sơ đăng ký phải thật chính xác như việc mô tả nhãn hiệu trong tờ khai; tiến hành phân loại nhóm đăng ký. Luật Hùng Bách, với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý giỏi, tâm huyết, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, chúng tôi tự tin có thể hỗ trợ khách hàng giải quyết mọi khó khăn khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

Khi bạn muốn đăng ký nhãn hiệu; bạn có thể liên hệ 0976.985.828 để được Luật sư chuyên môn tư vấn. Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói với mức chi phí hợp lý. Trong quá trình thực hiện, Luật Hùng Bách sẽ thực hiện các công việc sau:

  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký theo đúng quy định;
  • Trực tiếp nộp và theo dõi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Nộp phí và lệ phí đăng ký cùng thời điểm nộp hồ sơ tại bộ phận thu phí thuộc Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Cập nhật và thông báo cho khách hàng quá trình thẩm định đơn đăng ký theo quy định;
  • Tư vấn các quy định về sử dụng nhãn hiệu trong thời gian bảo hộ;
  • Hỗ trợ các thủ tục gia hạn/chuyển giao/chuyển nhượng/các thủ tục khác liên quan đến nhãn hiệu;
  • Hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác liên quan.

Nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý về đăng ký nhãn hiệu, bạn có thể liên hệ đến Luật Hùng Bách bằng một trong các cách sau:

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (9 bình chọn)

6 thoughts on “NHÃN HIỆU VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM

  1. Pingback: QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU

  2. Pingback: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH - LUẬT HÙNG BÁCH

  3. Pingback: CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU THEO THỦ TỤC MỚI NHẤT - LUẬT HÙNG BÁCH

  4. Pingback: ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU RA NƯỚC NGOÀI - LUẬT HÙNG BÁCH

  5. Pingback: hiểu: Đăng kí bảo hộ thương hiệu (Trademark registration) là gì Mục đích đăng kí-thuật ngữ kinh tế (doanh) - hieuthem

  6. Pingback: NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU - LUẬT HÙNG BÁCH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *