Luật sư Doanh nghiệp

CÔNG TY SA THẢI TRÁI LUẬT, NGƯỜI LAO ĐỘNG NÊN LÀM GÌ?

Sa thải là hình thức xử lý kỷ luật lao động nặng nhất mà người sử dụng lao động (NSDLĐ) áp dụng đối với người lao động (NLĐ). Việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục của Bộ luật Lao động. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp NSDLĐ sa thải NLĐ trái luật. Vậy pháp luật quy định thế nào về vấn đề này? Khi bị Công ty sa thải trái luật NLĐ nên làm gì? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây. Nếu cần được tư vấn hỗ trợ, bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách thông qua số điện thoại 0979.564.828 để được Luật sư tư vấn và hỗ trợ các thủ tục pháp lý.

Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động 

Căn cứ khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019 quy định, nguyên tắc xử lý kỷ luật như sau:

  • Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.
  • Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên.
  • Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật.
  • Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

Căn cứ kỷ luật lao động theo hình thức sa thải

Điều 125 BLLĐ 2019 quy định, NSDLĐ được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong các trường hợp sau đây:

  • NLĐ có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc; cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc.
  • NLĐ có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh; bí mật công nghệ; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản; lợi ích của NSDLĐ; quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.
  • NLĐ bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật.
  • NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày; 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày, tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hỏa hoạn; bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền; trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần được tư vấn các vấn đề liên quan, hãy liên hệ Luật sư tư vấn Luật Hùng Bách qua số điện thoại 0979.564.828 

Thẩm quyền xử lý kỷ luật sa thải

Căn cứ điểm i khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động gồm:

  • Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động gồm:
    • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
    • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật; người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
    • Người đại diện của hộ gia đình; tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân; người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
    • Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
  • Người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.

Lưu ý: Việc tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động phải đảm bảo trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm. Đối với hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính; tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh là 12 tháng. Trường hợp NLĐ nghỉ ốm đau; bị tạm giữ, tạm giam; chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền; lao động nữ mang thai; nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Sau khi hết thời gian này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách qua số điện thoại/zalo 0979.564.828  để được tư vấn về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật sa thải

Căn cứ Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật như sau:

1. Xác nhận hành vi vi phạm

  • Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm ngay tại thời điểm xảy ra: NSDLĐ tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở. Trường hợp NLĐ dưới 15 tuổi, phải thông báo đến người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi.
  • Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm sau thời điểm hành vi đã xảy ra: NSDLĐ thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của NLĐ.

2. Quy trình họp xử lý kỷ luật lao động

*Gửi thông báo đến Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở, NLĐ vi phạm kỷ luật lao động, người đại điện theo pháp luật của NLĐ dưới 15 tuổi

NSDLĐ phải thông báo trước ít nhất 05 ngày làm việc về nội dung; thời gian; địa điểm tiến hành cuộc họp; họ tên người bị xử lý; hành vi vi phạm cho tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở, NLĐ vi phạm, người đại điện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi.

Tổ chức đại diện NLĐ, NLĐ vi phạm, người đại điện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi phải xác nhận tham dự cuộc họp. Trường hợp không thể tham dự họp theo thời gian; địa điểm đã thông báo thì có thể thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp không thỏa thuận được thì NSDLĐ quyết định thời gian, địa điểm họp.

*Tiến hành cuộc họp

NSDLĐ tiến hành họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo hoặc các bên đã thỏa thuận. Trường hợp tổ chức đại diện NLĐ; NLĐ vi phạm, người đại điện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi không xác nhận tham dự hoặc vắng mặt thì NSDLĐ vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

Nội dung cuộc họp phải lập thành biên bản và có chữ ký của người tham dự. Trường hợp có người không ký vào biên bản thì nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có).

Xem thêm: Làm gì khi bị Công ty chấm dứt Hợp đồng lao động trái luật?

3. Ban hành quyết định xử lý kỷ luật

Quyết định xử lý kỷ luật sa thải phải được ban hành trong thời hiệu quy định tại Điều 123 BLLĐ 2019. Quyết định phải do người có thẩm quyền ký.

Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động gồm: Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 3 Điều 18 BLLĐ 2019 hoặc; người được quy định cụ thể trong nội quy lao động (điểm i khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).

4. Gửi quyết định xử lý kỷ luật

Trong thời hiệu quy định, quyết định xử lý kỷ luật phải được gửi đến NLĐ, người đại diện theo pháp luật của NLĐ dưới 15 tuổi và tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở.

Lưu ý: NSDLĐ không được xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ đang trong thời gian sau đây:

  • Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của NSDLĐ.
  • Đang bị tạm giữ, tạm giam.
  • Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của BLLĐ 2019.
  • NLĐ nữ mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Trách nhiệm bồi thường khi sa thải người lao động trái luật

Căn cứ Điều 41 BLLĐ quy định, NSDLĐ sa thải NLĐ trái luật thì phải có trách nhiệm như sau:

  • Nhận NLĐ trở lại làm việc; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày NLĐ không được làm việc và phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo Hợp đồng lao động.
  • Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo Hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
  • Trường hợp NLĐ không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều 41 BLLĐ, NSDLĐ phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 BLLĐ.
  • Trường hợp NSLDD không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý thì ngoài khoản tiền NSDLĐ phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều 41 BLLĐ và trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho NLĐ nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo Hợp đồng lao động.

Công ty sa thải trái luật, người lao động cần làm gì?

Gửi đơn khiếu nại

  • Khiếu nại lần đầu đến NSDLĐ, đề nghị hủy Quyết định sa thải

Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, NSDLĐ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động của mình bị khiếu nại.

Thời hạn giải quyết lần đầu: Không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đối với vụ việc thông thường; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

  • Khiếu nại lần hai tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Nếu khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc; NLĐ không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, có thể khiếu nại lần hai tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi NSDLĐ đặt trụ sở chính (khoản 2 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP).

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai: Không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý đối với vụ việc thông thường; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Hòa giải tại Hòa giải viên lao động

Theo điểm a khoản 1 Điều 188 BLLĐ, tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc; Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, NLĐ vẫn có quyền yêu cầu Hòa giải viên lao động hòa giải tranh chấp trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày NSDLĐ ra quyết định sa thải màNLĐ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm theo khoản 1 Điều 190 BLLĐ.

Khởi kiện đến Tòa án nhân dân

NLĐ có thể khởi kiện đến Toà án nhân dân cấp huyện nơi Công ty có trụ sở chính để yêu cầu Tòa án hủy quyết định sa thải; nhận NLĐ trở lại làm việc hoặc yêu cầu Công ty bồi thường thiệt hại (nếu có).

Tố cáo ra Cơ quan Công an

Căn cứ khoản 1 Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định:

1.Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;

b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;

c) Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc“. 

Như vậy, NLĐ có thể tố giác tội phạm tới cơ quan điều tra nếu hành vi sa thải trái luật của NSDLĐ có dấu hiệu cấu thành Tội buộc công chức, viên chức thôi việc theo quy định tại Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.

Dịch vụ Luật sư tư vấn tại Luật Hùng Bách

Với đội ngũ Luật sư nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực lao động, Luật Hùng Bách cung cấp các giải pháp hiệu quả và đúng quy định cho khách hàng trong việc xử lý các vấn đề về lao động. Bên cạnh đó, Luật Hùng Bách còn cung cấp dịch vụ trọn gói với chí phí hợp lý cho khách hàng. Cụ thể, nội dung công việc Luật Hùng Bách tư vấn như sau:

  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ;
  • Tư vấn các phương án giải quyết cho NLĐ khi NSDLĐ sa thải trái luật;
  • Tư vấn trình tự xử lý kỷ luật lao động;
  • Xác định căn cứ giải quyết tranh chấp;
  • Hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ;
  • Tham gia đàm phán, hòa giải trong vụ án lao động;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án lao động;
  • Luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trước Hội đồng trọng tài lao động, Tòa án.

Xem thêm: Phương thức giải quyết tranh chấp lao động

Phí dịch vụ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

  • Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
  • Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn đề nghị; đơn tố cáo; đơn yêu cầu…
  • Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Toà án;
  • Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.

Phí dịch vụ tư vấn; thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 0979.564.828  để được Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí.

Liên hệ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.

Để được tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (14 bình chọn)
Hồ Thị Cẩm Vân

View Comments

Recent Posts

ĐƠN KÊU OAN TRÌNH BÀY NHƯ THẾ NÀO?

Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…

3 tháng ago

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ MẪU ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…

3 tháng ago

CÁC MẪU ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ TRONG HÌNH SỰ

Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…

3 tháng ago

DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ UY TÍN

Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…

3 tháng ago

LƯU Ý PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM MUA CHUNG CƯ AN TOÀN

Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…

5 tháng ago

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

8 tháng ago