Chế tài là yếu tố không thể thiếu trong hệ thống các công cụ pháp lý điều chỉnh quan hệ kinh doanh thương mại nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy phạm pháp luật thương mại. Quy định pháp luật về áp dụng chế tài trong hoạt động thương mại như thế nào? Việc lựa chọn áp dụng chế tài trong hoạt động thương mại hiệu quả; nhanh chóng và đúng pháp luật là điều không dễ. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này; bạn có thể liên hệ số 0979.964.828 – 0973.444.828 – Luật Hùng Bách để được tư vấn hỗ trợ.
MỤC LỤC
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại một trong các bên có hành vi vi phạm Hợp đồng thì có căn cứ để áp dụng chế tài trong hoạt động thương mại. Vậy, chế tài trong hoạt động thương mại là chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại; xác định những hậu quả pháp lý bất lợi của bên có hành vi vi phạm hợp đồng. Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện; thực hiện không đầy đủ; hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên; hoặc theo quy định của Luật Thương mại.
Liên hệ ngay đến số 0973.444.828 – 0979.964.828 để được Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí; Hoặc truy cập để tìm hiểu dịch vụ tư vấn của Luật Hùng Bách Tại đây.
Thứ nhất, chế tài trong thương mại được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật thương mại. Những chế tài trong thương mại được luật hoá và quy định tại Mục 1 Chương VII Luật Thương mại 2005. Các chế tài trong thương mại chỉ được áp dụng khi có đủ các căn cứ do pháp luật quy định. Do được quy định trong các văn bản pháp luật nên các chế tài trong thương mại được áp dụng theo mức bằng nhau đối với những vi phạm cùng loại; không phân biệt chủ thể hành vi vi phạm là ai; nhằm đảm bảo nguyên tắc bình đẳng của các chủ thể quan hệ pháp luật thương mại.
Thứ hai, chế tài trong thương mại là hình thức trách nhiệm của một bên trong quan hệ hợp đồng trong thương mại đối với bên kia của Hợp đồng; trách nhiệm của bên vi phạm đối với bên bị vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Chế tài trong thương mại chỉ có thể được áp dụng khi có yêu cầu của một bên trong Hợp đồngl; đó là bên có quyền và lợi ích bị vi phạm
Thứ ba, chế tài trong thương mại luôn mang tính cưỡng chế nhà nước đối với người vi phạm pháp luật thương mại. Các chế tài thể hiện thái độ; phản ứng của Nhà nước đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, các biện pháp cưỡng chế này chỉ áp dụng đối với các nhà kinh doanh và những người có quan hệ Hợp đồng với họ khi vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng và theo pháp luật.
Nhờ có các chế tài thương mại các bên trong Hợp đồng sẽ tuân thủ khung pháp lý; các quy định thoả thuận, tiêu chuẩn; yêu cầu đã được xác định trước và thực hiện hoạt động thương mại trong khuôn khổ đó.
Khi hợp đồng trong hoạt động thương mại được giao kết hợp pháp sẽ phát sinh nghĩa vụ ràng buộc các bên giao kết. Nếu vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thì bên vi phạm cũng phải chịu sự trừng phạt theo quy định của pháp luật và của hợp đồng.
Chế tài trong thương mại có mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ Hợp đồng. Nếu bên nào bị vi phạm Hợp đồng; bên đó có quyền yêu cầu bên vi phạm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp; hoặc bù đắp những thiệt hại mà bên vi phạm đã gây ra do hành vi vi phạm hợp đồng của mình.
Chế tài trong thương mại còn nhằm ngăn ngừa và hạn chế vi phạm hợp đồng từ phía các nhà kinh doanh cũng như những người có quan hệ hợp đồng với họ. Các chủ thể hợp đồng lường trước được sự trừng phạt hay hậu quả bất lợi dự kiến sẽ được áp dụng nếu minh có hành vi vi phạm pháp luật; từ đó nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật; tuân thủ hợp đồng và chủ động phòng tránh vi phạm.
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng; hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại; loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.
Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định nêu trên thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng; nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá; dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá; thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền; nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong Luật Thương mại.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng; bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác.
Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định; bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Mời bạn đọc tham khảo chi tiết bài viết Phương Thức Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Thương Mại.
Căn cứ Điều 300 Luật Thương mại quy định “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận; trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này”.
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong Hợp đồng; nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Trừ trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định. Ngoài ra, nếu trong Hợp đồng xây dựng thì mức phạt sẽ có điều chỉnh khác.
Cần lưu ý nếu không có thoả thuận phạt trong Hợp đồng thì khi có vi phạm không thể áp dụng chế tài này.
Căn cứ Khoản 1 Điều 302 Luật thương mại 2005 quy định Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế; trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất; mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại; trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại; trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
Một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác.
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong Hợp đồng.
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm; tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng:
Lưu ý: Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản.
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm; đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng
Lưu ý: Trừ trường hợp có thoả thuận khác; bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản.
Mời bạn đọc tham khảo chi tiết bài viết Xử lý hậu quả pháp lý khi Hợp đồng vô hiệu
Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng; các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm; chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng
Trừ trường hợp có thoả thuận khác; bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài huỷ bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản.
Bạn có thể liên hệ số 0976.985.828 – Luật Hùng Bách để được tư vấn hỗ trợ.
Mời bạn đọc tham khảo bài viết Tranh chấp Hợp đồng mua bán hàng hoá – Những điều cần biết
Bên vi phạm sẽ không bị áp dụng chế tài trong thương mại khi chứng minh được lý do vi phạm là vì:
Khi xảy ra các trường hợp trên bên vi phạm phải:
Với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý giỏi, trách nhiệm, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Hợp đồng; Luật Hùng Bách cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ. Tham khảo thêm thông tin chi tiết tại đây.
Với đội ngũ Luật sư am hiểu pháp luật về kinh doanh thương mại, nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong giải quyết tranh chấp Hợp đồng thương mại. Luật Hùng Bách cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp giải quyết tranh chấp phù hợp, nhanh chóng và đúng quy định pháp luật cho khách hàng. Luật Hùng Bách nhận hỗ trợ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại, cụ thể bao gồm:
Luật Hùng Bách cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:
Phí dịch vụ tư vấn; Thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 0973.444.828 – 0979.964.828 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.
Mời bạn đọc tìm hiểu thêm về Luật Sư Tư Vấn Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Thương Mại.
Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.
Để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Trân trọng!
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…