Categories: Sở hữu trí tuệ

DỊCH VỤ LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ

Ở Việt Nam hiện nay, thực trạng xâm phạm quyền tác giả xảy ra khá phổ biến, hầu hết ở các lĩnh vực như nhiếp ảnh, báo chí, biểu diễn, âm nhạc, điện ảnh, phần mềm máy tính,… Trên thực tế những tranh chấp về quyền tác giả diễn biến khá phức tạp khi mà các bên tranh chấp không tìm được tiếng nói chung trong cơ chế giải quyết. Trong bài viết này, Luật Hùng Bách sẽ tư vấn nội dung liên quan đến giải quyết tranh chấp quyền tác giả. Nếu bạn có câu hỏi hoặc cần tư vấn hỗ trợ giải quyết tranh chấp quyền tác giả, bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách qua số điện thoại/zalo 0988.732.8800976.985.828 để được Luật sư tư vấn hỗ trợ.

Quyền tác giả là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định; không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức; phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố; đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, cụ thể:

– Quyền nhân thân:

  • Đặt tên cho tác phẩm;
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; không cho người khác sửa chữa; cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Quyền tài sản:

  • Làm tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  • Sao chép tác phẩm;
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến; vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh; chương trình máy tính.

Lưu ý:

  • Các quyền tài sản do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền trên phải xin phép và; trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Xem thêm: Đăng ký bản quyền tác giả theo thủ tục mới nhất

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp quyền tác giả 0988.732.8800976.985.828

Tranh chấp quyền tác giả là gì?

Tranh chấp quyền tác giả là sự mâu thuẫn trong quyền, lợi ích của các chủ thể liên quan đến tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Các ví dụ điển hình liên quan đến tranh chấp quyền tác giả như sau:

Ví dụ 1: Tranh chấp về bản quyền tác giả đối với truyện tranh “Thần đồng đất Việt”

Năm 2001, ông Lê Phong Linh (họa sĩ Lê Linh) bắt đầu làm việc tại Công ty Phan Thị, nhiệm vụ của ông là vẽ tranh minh họa; cụ thể là hình tượng 4 nhân vật: “Trạng Tí”, “Sửu ẹo”, “Dần béo”, “Cả Mẹo” cho bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt.

Năm 2007, ông Lê Linh cho biết, tập đầu tiên của Thần đồng đất Việt ra mắt năm 2002. Ông vẽ các nhân vật trong truyện từ năm 2002 đến 2005. Sau tập 78, ông Lê Linh ngừng sáng tác. Các tập tiếp theo do các họa sĩ khác hợp tác với Công ty Phan Thị thực hiện. Công ty Phan Thị được xác định là chủ sở hữu tác phẩm nên có quyền làm tác phẩm phái sinh; tuy nhiên việc làm này phải tôn trọng quyền nhân thân của tác giả; không được sửa chữa, cắt xén tác phẩm khi chưa được sự đồng ý của tác giả.

Tranh chấp quyền tác giả xảy ra khi Công ty Phan Thị thuê họa sĩ làm tiếp và xuất bản truyện Thần đồng đất Việt từ tập 79 trở đi mà không có sự đồng ý của ông Lê Linh.

Xem thêm: Giải pháp giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ

Ví dụ 2: Tranh chấp bản quyền vở diễn “Thuở ấy xứ Đoài”

Vở Ngày Xưa (hay Thuở ấy xứ Đoài) là vở diễn dựng thực cảnh về văn hóa xưa ở vùng Bắc Bộ. Theo Hợp đồng, Công ty Tuần Châu Hà Nội trả hơn 7 tỷ đồng để Công ty DS dựng nội dung, kịch bản, thiết kế kỹ thuật… Tháng 6/2016 vỡ diễn được công diễn tại Hà Nội nhưng sau đó dừng biểu diễn. Tháng 10/2017, vở Tinh hoa Bắc Bộ do đạo diễn Hoàng Hữu Nhật Nam dàn dựng được ra mắt.

Tháng 3/2018, Tuần Châu Hà Nội kiện đạo diễn Việt Tú vi phạm hợp đồng; cố tình xâm phạm; chiếm đoạt quyền sở hữu khi tự ý đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với kịch bản vở diễn. Tuần Châu Hà Nội yêu cầu đạo diễn Việt Tú bồi thường hơn 6 tỷ đồng.

Sau đó, đạo diễn Nhật Nam gửi đơn kiện đạo diễn Việt Tú khi đồng nghiệp phát ngôn cho rằng vở thực cảnh Tinh hoa Bắc Bộ là một tác phẩm “phái sinh”, “đạo nhái” từ Thuở ấy xứ Đoài.

Tranh chấp xảy ra khi đạo diễn Việt Tú cho rằng đạo diễn Hoàng Hữu Nhật Nam đã làm y hệt vở diễn của mình; ông đề nghị Tòa tuyên vở diễn Tinh hoa Bắc Bộ là tác phẩm phái sinh của Thuở ấy xứ Đoài; còn phía đạo diễn Nhật Nam cho rằng Tinh hoa Bắc Bộ là vở diễn độc lập.

Tại phiên tòa phúc thẩm, các bên đã hòa giải, đạt được thỏa thuận. Theo đó, DS bàn giao quyền chủ sở hữu kịch bản vở diễn Ngày xưa cho Tuần Châu Hà Nội; Tuần Châu Hà Nội là chủ sở hữu, còn đạo diễn Việt Tú là tác giả.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền tác giả

Theo quy định tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ; tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 

Thẩm quyền của Tòa án theo cấp

Hiện nay, tranh chấp quyền tác giả được phân loại thành hai dạng quan hệ tranh chấp là tranh chấp dân sự và; tranh chấp kinh doanh thương mại theo quy định tại khoản 4 Điều 26; khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

– Đối với tranh chấp quyền tác giả được xác định là quan hệ tranh chấp dân sự thì thẩm quyền giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên nếu tranh chấp có yếu tố nước ngoài như một trong các bên là người/ tổ chức nước ngoài; tài sản ở nước ngoài; ủy thác tư pháp cho cơ quan địa diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; cho Tòa án nước ngoài thì lúc này vụ tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

– Đối với tranh chấp quyền tác giả được xác định là quan hệ tranh chấp kinh doanh thương mại thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Ngoài ra, nếu các bên có giao kết hợp đồng thoả thuận giải quyết trung tâm trọng tài thương mại thì phải ưu tiên giải quyết tại Trung tâm Trọng tài thương mại.

Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

Việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ để giải quyết tranh chấp quyền tác giả được quy định như sau:

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú; làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở; nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
  • Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú; làm việc của nguyên đơn; nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn; nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức.
  • Nếu không biết nơi cư trú; làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng.
  • Nếu bị đơn không có nơi cư trú; làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú; làm việc, có trụ sở giải quyết.

Bạn có thể liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ theo số điện thoại 0988.732.880 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp quyền tác giả.

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ tại Tòa án

Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp quyền tác giả

Luật Hùng Bách là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Khi tư vấn cho khách hàng, tuỳ theo từng vụ việc và tình hình thực tế mà khách hàng đang gặp phải; Luật Hùng Bách sẽ đưa ra các giải pháp giải quyết tranh chấp quyền tác giả nhanh chóng, hiệu quả nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất. Trong quá trình thực hiện; Luật Hùng Bách sẽ tư vấn hỗ trợ khách hàng các công việc như:

  • Tư vấn và đưa ra ý kiến pháp lý về trách nhiệm của các bên trong tranh chấp quyền tác giả;
  • Cử luật sư đại diện khách hàng tham gia thương lượng; thoả thuận giải quyết tranh chấp tại Tòa án và Trọng tài;
  • Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan chức năng bao gồm Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Bản quyền tác giả, Thanh tra Sở hữu trí tuệ.
  • Hướng dẫn khách hàng; trực tiếp thu thập tài liệu chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp quyền tác giả;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện; đơn khiếu nại hoặc các văn bản liên quan gửi đến cơ quan có thẩm quyền;
  • Thực hiện các công việc có liên quan khác theo yêu cầu của khách hàng.

Liên hệ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách

Nếu bạn có câu hỏi hoặc cần tư vấn hỗ trợ giải quyết tranh chấp quyền tác giả; bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách theo một trong các cách sau:

Trân trọng./.

Cloud.

5/5 - (1 bình chọn)
Hồ Thị Cẩm Vân

View Comments

Recent Posts

DỊCH VỤ THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH TẠI QUẬN GÒ VẤP

Đăng ký thành lập Hộ kinh doanh được nhiều người lựa chọn do thủ tục…

2 tuần ago

LUẬT SƯ CHUYÊN VỀ THỪA KẾ, DI CHÚC

Bạn đang cần Luật sư tư vấn luật thừa kế, hỗ trợ soạn thảo, lập…

4 tuần ago

CÔNG TY LUẬT TNHH LUẬT HÙNG BÁCH

Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách là tổ chức hành nghề Luật sư hàng…

4 tuần ago

MẪU ĐƠN KHỞI KIỆN TẠI CÁC TOÀ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang muốn thực hiện thủ tục khởi kiện tại Toà án quận/ huyện ở…

4 tuần ago

MẪU DI CHÚC MỚI NHẤT

Khi muốn phân chia tài sản của mình sau khi chết, người dân có thể…

4 tháng ago

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

Luật sư tư vấn pháp luật lao động là gì? Liên hệ Luật sư tư…

4 tháng ago