ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ THEO THỦ TỤC MỚI NHẤT


Để tạo một tác phẩm hay, chất lượng chứa đựng nhiều giá trị nhân văn đòi hỏi tác giả phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Tuy nhiên, hiện nay hành vi sao chép, lạm dụng tác phẩm nhằm mục đích thương mại mà chưa có sự đồng ý của tác giả diễn ra phổ biến. Vì vậy, đăng ký bản quyền tác giả là việc làm quan trọng, giúp tác giả chủ động bảo vệ tác phẩm khỏi các hành vi xâm phạm. Thông qua việc đăng ký, tác giả sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả; đây là tài liệu quan trọng để chứng minh tác phẩm thuộc sở hữu của tác giả. Để hiểu rõ hơn về Hồ sơ; thủ tục đăng ký bản quyền tác giả mời bạn đọc tham khảo bài viết sau của Luật Hùng Bách.

Quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm đều có quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình tại Cục Bản quyền tác giả.

Theo đó, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào; hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày; kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

Khi tiến hành nộp đơn đăng ký, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thay mặt mình nộp đơn đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả.

đăng ký bản quyền tác giả theo thủ tục mới nhất
Luật sư tư vấn đăng ký bản quyền tác giả theo thủ tục mới nhất – 0976.985.828

Đối tượng được đăng ký bản quyền tác giả

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, các loại hình tác phẩm sau được bảo hộ quyền tác giả:

  • Tác phẩm văn học, khoa học; sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết; hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • Tác phẩm báo chí;
  • Tác phẩm âm nhạc;
  • Tác phẩm sân khấu;
  • Tác phẩm điện ảnh;
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh;
  • Tác phẩm kiến trúc;
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình; kiến trúc,công trình khoa học;
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu;
  • Tác phẩm phái sinh (nếu không có gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm dùng làm tác phẩm phái sinh).

Lưu ý: Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

  • Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
  • Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
  • Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Không phải tác phẩm nào cũng có thể đăng ký bảo hộ dưới hình thức bản quyền tác giả mà tác phẩm muốn được bảo hộ cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, để được bảo hộ quyền tác giả; tác phẩm phải thuộc trường hợp được đăng ký theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 7 – Điều 18 Nghị định 22/2018/NĐ-CP; không thuộc đối tượng không được bảo hộ theo Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 19 Nghị định 22/2018/NĐ-CP. Do đó, khi có ý định đăng ký bảo hộ quyền tác giả, bạn nên tham khảo quy định về việc những đối tượng nào sẽ được bảo hộ và những đối tượng nào không được bảo hộ.

Nếu bạn không nắm rõ các quy định pháp luật, bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ theo Số điện thoại/Zalo 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn về đối tượng, điều kiện tác phẩm được đăng ký bản quyền tác giả.

Sáng tác bài hát có cần phải đăng ký bản quyền tác giả?

Câu hỏi: Tôi sáng tác 1 ca khúc thì có cần phải tiến hành đăng ký bản quyền ca khúc hay không?

Trả lời: Chào bạn, Luật sư Luật Hùng Bách giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định; không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ; đã công bố hay ch­ưa công bố; đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký”.

Căn cứ quy định nêu trên thì việc nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả là không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu bạn đăng ký tác phẩm tại Cục Bản quyền tác giả thì bạn không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Nếu bạn không đăng ký thì dù quyền tác giả phát sinh ngay sau khi hoàn thành tác phẩm nhưng trên thực tế việc chứng minh quyền sở hữu khi chưa được đăng ký bảo hộ là rất khó.

Do đó, tuy việc đăng ký bản quyền tác giả là không bắt buộc nhưng bạn nên tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền cho bài hát của mình ngay sau khi hoàn thành xong.

Hồ sơ đăng ký tác phẩm nhiếp ảnh gồm những giấy tờ gì?

Câu hỏi: Tôi là nhiếp ảnh gia, nhiều bức ảnh của tôi được đưa lên các diễn đàn, mạng xã hội rất nhiều. Tôi muốn đăng ký quyền tác giả thì tôi cần có những hồ sơ gì?

Trả lời: Chào bạn, Luật sư Luật Hùng Bách giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ điểm h khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ, tác phẩm nhiếp ảnh được xếp vào tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ quyền tác giả. Để tiến hành đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh của mình; bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu của Cục Bản quyền tác giả;
  • 02 Tác phẩm nhiếp ảnh được định hình;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là doanh nghiệp;
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của tác giả, chủ sở hữu;
  • Giấy cam đoan của tác giả trong quá trình tạo ra bức ảnh; không sao chép hoặc vi phạm quy định của pháp luật;
  • Giấy ủy quyền nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (nếu có);
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu như giấy ủy quyền; tài liệu chứng minh quyền nộp đơn; văn bản của đồng tác giả, đồng chủ sở hữu phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Bản quyền tác giả có phải đăng ký không?

Quyền tác giả được phát sinh tự động tại thời điểm tác phẩm được sáng tạo ra và được định hình dưới hình thức vật chất nhất định. Vì thế, việc đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền của tác giả là không bắt buộc; mặc dù tác phẩm đã được công bố hay chưa, đã đăng ký hoặc chưa đăng ký bảo hộ.

Tuy nhiên, việc đăng ký bản quyền tác giả vẫn rất cần thiết. Tại sao?

  • Việc bảo hộ quyền tác giả đồng nghĩa với sản phẩm thuộc sở hữu của bạn sẽ được pháp luật bảo hộ. Khi bạn đăng ký bản quyền tác giả đồng nghĩa với bạn đã được chứng nhận cho sự sáng tạo của con người; là phần thưởng xứng đáng nhất cho người sáng tạo. Khi đó; bạn sẽ được đảm bảo cho người sáng tạo ra không bị sử dụng trái phép tác phẩm như ăn trộm, sao chép, lạm dụng.
  • Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ đồng nghĩa với việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm. Nếu người khác muốn sử dụng hoặc sao chép thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu.
  • Nếu tác giả sáng tạo đăng ký tác phẩm với cục bản quyền tác giả thì không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp; trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

Để được đăng ký bản quyền tác giả cần những điều kiện gì?

Để được đăng ký tác phẩm phải đáp ứng các các điều kiện sau:

  • Tác phẩm phải được cụ thể hoá trên một loại vật chất nhất định.
  • Tác phẩm phải có tính nguyên gốc (tác phẩm phải do chính tác giả, trực tiếp tác giả sáng tạo, không sao chép, bắt chước tác phẩm khác).
  • Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm; và chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam; mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào, tác phẩm phải có tính nguyên gốc, không sao chép hay bắt chước tác phẩm khác.

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Bước 1: Xác định loại hình tác phẩm sẽ được bảo hộ quyền tác giả

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì loại hình tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả được chia thành nhiều đối tượng khác nhau. Do đó, tùy theo từng tác phẩm mà sẽ được đăng ký dưới hình thức khác nhau.

Ví dụ: Bài hát sẽ được đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc; phim ảnh, chương trình truyền hình sẽ được đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh; tranh vẽ, tác phẩm điêu khắc sẽ được đăng ký bản quyền tác phẩm nghệ thuật,…

Bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ theo Số điện thoại/Zalo 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn loại hình tác phẩm bảo hộ phù hợp.

Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Sau khi xác định được loại hình tác phẩm đăng ký bảo hộ; tác giả hoặc chủ sở hữu hoặc tổ chức đại diện được ủy quyền cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả bao gồm những tài liệu sau:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu của Cục Bản quyền tác giả;
  • 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của tác giả, chủ sở hữu;
  • Giấy ủy quyền; CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được ủy quyền nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế; chuyển giao; kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
  • Giấy cam đoan của tác giả;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy phép kinh doanh nếu chủ sở hữu đăng ký là doanh nghiệp;
  • Quyết định giao việc nếu chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân; hoặc hợp đồng thuê bên khác sáng tác ra tác phẩm.

Lưu ý:

  • Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chủ đơn hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ các thông tin trong tờ khai.
  • Các tài liệu như giấy ủy quyền; tài liệu chứng minh quyền nộp đơn; văn bản của đồng tác giả, đồng chủ sở hữu phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Nếu bạn không có thời gian để chuẩn bị hồ sơ, bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn hỗ trợ hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Người nộp đơn có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến một trong ba địa chỉ sau:

  • Tại Hà Nội: Phòng Đăng ký Bản quyền tác giả, quyền liên quan thuộc Cục Bản quyền tác giả (Địa chỉ: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội; Số điện thoại: 024.38 234 304).
  • Tại Hồ Chí Minh: Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại Thành phố Hồ Chí Minh (Địa chỉ: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh; Số điện thoại: 028. 39 308 086).
  • Tại Đà Nẵng: Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại Thành phố Đà Nẵng (Địa chỉ: Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng; Số điện thoại: 023.63 606 967).

Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền sau khi nộp

Hồ sơ sau khi nộp tới Cục bản quyền tác giả, sẽ được các chuyên viên thẩm định trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Trong quá trình thẩm định chuyên viên có thể sẽ yêu cầu người nộp đơn sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ để được chấp nhận hợp lệ.

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Sau khi thẩm định hồ sơ và xác nhận hồ sơ hợp lệ và đầy đủ. Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho Chủ sở hữu để ghi nhận quyền sở hữu cho Chủ sở hữu.

Nếu bạn không có thời gian để tự mình thực hiện thủ tục; bạn có thể ủy quyền cho Luật sư/Chuyên viên pháp lý thay mặt mình thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác giả tại cơ quan có thẩm quyền. Để ủy quyền cho Luật sư/Chuyên viên pháp lý, vui lòng liên hệ Số điện thoại/Zalo 0976.985.828.

Thời gian đăng ký cấp Giấy chứng nhận tác giả

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ và được Cục bản quyền tác giả chấp nhận hồ sơ hợp lệ; Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì Cục Bản quyền tác giả sẽ thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Để được Luật sư tư vấn hỗ trợ thủ tục đăng ký bản quyền tác giả nhanh chóng, bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn hỗ trợ.

Xem thêm: Luật sư tư vấn sở hữu trí tuệ

Chi phí đăng ký bản quyền tác giả

Lệ phí đăng ký bản quyền tác giả

Lệ phí đăng ký bản quyền tác giả là khoản phí mà tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm phải nộp cho cơ quan đăng ký khi tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền tác giả. Với mỗi loại hình tác phẩm khác nhau thì mức phí sẽ khác nhau, cụ thể tại Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC quy định mức thu phí đối với đăng ký quyền tác giả như sau:

  • Tác phẩm viết (tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình,…); Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí; Tác phẩm âm nhạc; Tác phẩm nhiếp ảnh: Mức thu là 100.000 đồng/Giấy chứng nhận.
  • Tác phẩm kiến trúc; Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học: Mức thu là 300.000 đồng/Giấy chứng nhận.
  • Tác phẩm tạo hình; Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: Mức thu là 400.000 đồng/Giấy chứng nhận.
  • Tác phẩm điện ảnh; Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa: Mức thu là 500.000 đồng/Giấy chứng nhận.
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính: Mức thu là 600.000 đồng/Giấy chứng nhận.

Phí dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả

Phí dịch vụ đăng ký bản quyền phát sinh khi tác giả, chủ sở hữu tác phẩm sử dụng dịch vụ đăng ký bằng hình thức ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thay mặt mình tiến hành mọi thủ tục đăng ký bản quyền.

Khoản phí này sẽ được tính trên cơ sở phù hợp với nội dung công việc; chất lượng dịch vụ và các yếu tố khác theo yêu cầu của người yêu cầu dịch vụ.

Bạn có thể liên hệ Số điện thoại/Zalo 0976.985.828Luật Hùng Bách để được Luật sư tư vấn và báo phí dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả.

Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả nhanh chóng, uy tín

Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác giả nhanh chóng, chính xác theo quy định của pháp luật. Nội dung công việc Luật Hùng Bách tư vấn hỗ trợ khách hàng như sau:

  • Tư vấn điều kiện, thủ tục đăng ký bản quyền tác giả theo thủ tục mới nhất;
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng xác định loại hình tác phẩm bảo hộ phù hợp với yêu cầu của khách hàng;
  • Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả nhanh chóng;
  • Nhận ủy quyền thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác giả tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bản quyền;
  • Bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ (nếu có);
  • Tiếp nhận Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả và bàn giao đến khách hàng;
  • Soạn thảo công văn trao đổi với Cục Bản quyền tác giả về việc đăng ký bản quyền tác giả;
  • Hỗ trợ khách hàng soạn đơn khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (nếu có);
  • Tư vấn xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm đã đăng ký;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan.

Liên hệ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về “Đăng ký bản quyền tác giả theo thủ tục mới nhất”. Nếu bạn cần được tư vấn hỗ trợ đăng ký bản quyền tác giả; bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng./.

Cloud.

5/5 - (1 bình chọn)

7 thoughts on “ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ THEO THỦ TỤC MỚI NHẤT

  1. Pingback: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ - LUẬT HÙNG BÁCH

  2. Pingback: NHỮNG LƯU Ý KHI ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ - LUẬT HÙNG BÁCH

  3. Pingback: QUYỀN TÁC GIẢ VÀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ - LUẬT HÙNG BÁCH

  4. Pingback: CHI PHÍ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ LÀ BAO NHIÊU? - LUẬT HÙNG BÁCH

  5. Pingback: CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN - LUẬT HÙNG BÁCH

  6. Pingback: DỊCH VỤ LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ - LUẬT HÙNG BÁCH

  7. Pingback: DỊCH VỤ LUẬT SƯ LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ UY TÍN - LUẬT HÙNG BÁCH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *