Sở hữu trí tuệ

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÃN HIỆU ĐƯỢC THỰC HIỆN RA SAO?

Trong nền kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì Sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm đặc biệt trong lĩnh vực nhãn hiệu. Hiện nay, số lượng các vụ tranh chấp nhãn hiệu ngày càng tăng khiến cho các cá nhân, tổ chức lo lắng về cách thức giải quyết sao cho nhanh chóng nhất. Việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu đòi hỏi cần phải được thực hiện đúng quy định pháp luật để đảm bảo quyền lời chính đáng cho chủ sở hữu hợp pháp của thương hiệu đó. Vậy, tranh chấp nhãn hiệu được giải quyết ra sao? Nếu bạn có thắc mắc hãy liên hệ ngay đến số 0976.985.828 để biết thêm chi tiết.

Tranh chấp nhãn hiệu là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá; dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Tranh chấp nhãn hiệu có thể hiểu là những mâu thuẫn xung đột về quyền và lợi ích giữa hai hay nhiều bên liên quan đến một hoặc nhiều nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Các bên đều cho rằng nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của mình và hành vi sử dụng nhãn hiệu của bên kia đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Tư vấn giải quyết tranh chấp nhãn hiệu – 0976.985.828

Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần được tư vấn về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Luật Hùng Bách thông qua số điện thoại 0976.985.828

Xem thêm: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CẦN CHUẨN BỊ GÌ?

Như thế nào được coi là hành vi xâm phạm nhãn hiệu?

Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá; dịch vụ trùng với hàng hoá; dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá; dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá; dịch vụ trùng, tương tự; hoặc liên quan tới hàng hoá; dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa; phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá; dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng; không tương tự và không liên quan tới hàng hoá; dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng; nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Xem thêm: THẾ NÀO LÀ VI PHẠM VỀ NHÃN HIỆU, THƯƠNG HIỆU

Các loại tranh chấp nhãn hiệu phổ biến hiện nay

Thứ nhất, tranh chấp trong quá trình xác lập quyền đối với nhãn hiệu. Đây là trường hợp thường phát sinh khi có nhiều nhãn hiệu trùng hoặc tương tự cùng có đơn yêu cầu bảo hộ; hoặc trên cơ sở có đơn yêu cầu của một bên thứ ba đối với cơ quan đăng ký xác lập quyền Sở hữu trí tuệ về việc phản đối đơn; chấm dứt hoặc hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của một nhãn hiệu khác theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, tranh chấp xảy ra trong quá trình sử dụng nhãn hiệu. Nguyên nhân này thường là do cạnh tranh không lành mạnh. Đây là dạng tranh chấp nhãn hiệu xảy ra phổ biến nhất trên thực tế khi có nhãn hiệu nổi tiếng; chiếm lĩnh thị trường bị các cá nhân, tổ chức sử dụng nhãn hiệu tương tự như vậy để gây nhầm lẫn người tiêu dùng. Hành vi này không được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc bất kỳ bên nhận chuyển giao quyền nào.

Thứ ba, tranh chấp giữa nhãn hiệu với một số đối tượng sở hữu trí tuệ khác đã được bảo hộ như tên miền; tên thương mại;…

Sau khi nghiên cứu những thông tin về các loại tranh chấp nhãn hiệu hiện nay mà Luật Hùng Bách cung cấp trên, nếu bạn vẫn thắc mắc? Hãy liên hệ số 0976.985.828 để được trợ giúp.

Xem thêm: THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ?

Các phương pháp giải quyết tranh chấp nhãn hiệu

Phương án 1: Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng biện pháp hòa giải, thương lượng.

Khi có tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu phát sinh làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của một bên thì bên bị xâm phạm có thể yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt ngay hành vi đó và bồi thường các thiệt hại phát sinh (Nếu có).

Việc thương lượng, hoà giải giúp cho các bên tiết kiệm được chi phí, không bị ràng buộc bởi các thủ tục theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc thực thi dựa trên sự tự nguyện của các bên mà không có chế tài nào áp dụng.

Nếu bạn không có thời gian để tham gia giải quyết tranh chấp. Hãy để Luật Hùng Bách đại diện theo uỷ quyền của khách hàng để tham gia các buổi hoà giải, thương lượng bảo vệ quyền và lợi ích tối đa cho khách hàng.

Bạn không nắm rõ các quy định pháp luật, bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ theo Số điện thoại/Zalo 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn trường hợp bạn đang gặp phải chưa biết xử lý ra sao.

Phương án 2: Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng việc khởi kiện ra tòa án.

Khi hai bên không thể thương lượng; hòa giải thì bên bị xâm phạm có quyền khởi kiện bên xâm phạm ra Tòa án theo pháp luật tố tụng dân sự.

Khi nộp đơn khởi kiện cần kèm theo các tài liệu sau:

  • Bản gốc Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu; hoặc bản sao có công chứng; hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp văn bằng bảo hộ.
  • Chứng cứ chứng minh đã có hành vi vi phạm xảy ra.
  • Bản sao Thông báo của bên bị xâm phạm cho bên có hành vi vi phạm; trong đó đã ấn định thời hạn hợp lý để bên này chấm dứt hành vi vi phạm và chứng cứ chứng minh các bên này không chấm dứt hành vi vi phạm của mình.
  • Chứng cứ chứng minh sự cần thiết phải yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn; bảo đảm xử phạt trong trường hợp bên bị xâm phạm đồng thời yêu cầu áp dụng biện pháp này (nếu có).

Nếu bạn không có thời gian để tự mình thực hiện thủ tục; bạn có thể ủy quyền cho Luật sư/Chuyên viên pháp lý thay mặt mình làm việc với cơ quan có thẩm quyền. Để ủy quyền cho Luật sư/Chuyên viên pháp lý, vui lòng liên hệ Số điện thoại/Zalo 0976.985.828.

Xem thêm: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI TÒA ÁN

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nhãn hiệu

Luật Hùng Bách dựa vào nhu cầu, mong muốn và khả năng của từng đối tượng khách hàng mà chúng tôi sẽ cung cấp các dịch vụ đăng ký, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, thương hiệu cho khách hàng. Nội dung công việc Luật Hùng Bách tư vấn hỗ trợ khách hàng có thể khái quát như sau:

  • Tư vấn về đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ đối với quyền sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu khi có hành vi vi phạm về nhãn hiệu;
  • Tư vấn về khung hình phạt cụ thể đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện tại Toà án, đơn tố cáo đến các cơ quan có thẩm quyền.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan.

Xem thêm: ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEO THỦ TỤC MỚI NHẤT

Liên hệ Luật sư Tư vấn – Luật Hùng Bách

Nếu bạn cần tư vấn bảo hộ quyền sở hữu công nghiêp hay bất kì một đối tượng khác; bạn có thể liên hệ đến Luật Hùng Bách bằng một trong các cách sau:

Xem thêm: LUẬT SƯ TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Trân trọng./.

LB.

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Long Bình

View Comments

Recent Posts

ĐƠN KÊU OAN TRÌNH BÀY NHƯ THẾ NÀO?

Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…

4 tuần ago

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ MẪU ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…

4 tuần ago

CÁC MẪU ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ TRONG HÌNH SỰ

Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…

4 tuần ago

DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ UY TÍN

Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…

1 tháng ago

LƯU Ý PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM MUA CHUNG CƯ AN TOÀN

Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…

4 tháng ago

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

6 tháng ago