GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI TÒA ÁN


Quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình nên tranh chấp giữa các chủ thể sở hữu quyền diễn ra khá phổ biến hiện nay. Luật Hùng Bách đã nhận được nhiều cầu hỏi từ quý độc giả về thẩm quyền giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào? Cần chuẩn bị giấy tờ gì để chứng minh quyền sở hữu của mình hoặc tranh chấp này thuộc quan hệ dân sự hay thương mại? Để giải đáp hết thắc mắc này xin mời độc giả tham khảo bài viết dưới dây. Nếu còn những thắc mắc cụ thể hãy liên hệ ngay đến số 0976.985.828 để được tư vấn trực tiếp.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ không?

Tranh chấp sở hữu trí tuệ (SHTT) là sự mâu thuẫn trong quyền, lợi ích của các chủ thể liên quan đến quyền tác giả; quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Theo đó, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ có thể chia thành bốn loại như sau:

  • Tranh chấp quyền tác giả liên quan quyền nhân thân và/hoặc liên quan đến quyền tài sản.
  • Tranh chấp quyền liên quan.
  • Tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp.
  • Tranh chấp quyền đối với giống cây trồng.

Căn cứ khoản 4 điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền Toà án là tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật này. Theo đó, khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao công nghệ giữa cá nhân; tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận là quan hệ tranh chấp về kinh doanh; thương mại.

Như vậy, tất cả tranh chấp SHTT dù là quan hệ tranh chấp dân sự hay quan hệ tranh chấp kinh doanh thương mại đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ tài Toà án
Tư vấn giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ tài Toà án – 0976.985.828

Nếu bạn có bất kì thắc mắc hoặc cần được tư vấn về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Luật Hùng Bách thông qua số điện thoại 0976.985.828

Xem thêm: THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ?

Vì sao nên lựa chọn Tòa án là cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp SHTT?

Giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự cụ thể là giải quyết tại cơ quan tài phán được đánh giá là cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phổ biến và hữu hiệu nhất trên thế giới hiện nay.

Theo quy định pháp luật hiện hành, biện pháp dân sự thể hiện được những ưu thế riêng so với biện pháp hành chính; biện pháp hình sự. Nếu như biện pháp hành chính và biện pháp hình sự chỉ có ý nghĩa ngăn chặn hành vi xâm phạm; áp dụng các chế tài hành chính; hoặc hình sự nhằm răn đe, giáo dục các đối tượng vi phạm thì trong biện pháp dân sự; chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bên cạnh quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm còn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại thực tế do hành vi xâm phạm gây ra cả về vật chất lẫn tinh thần.

Thực hiện khởi kiện tại Toà án để giải quyết tranh chấp SHTT sẽ có nhưng thuận lợi sau:

Thứ nhất, Tòa án là cơ quan nhân danh nhà nước để giải quyết tranh chấp; do đó các phán quyết của toà án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Cơ quan thi hành án là một cơ quan chuyên trách và có đầy đủ bộ máy; phương tiện để thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật. Vì thế, việc thi hành án được đảm bảo thực hiện trong đa số các trường hợp. Đây là ưu điểm so với hình thức giải quyết tại cơ quan trọng tài khi mà phán quyết trọng tài chỉ thực hiện dựa trên sự tự nguyện của các bên.

Thứ hai, việc giải quyết có thể qua nhiều cấp xét xử, vì thế nguyên tắc nhiều cấp xét xử bảo đảm cho quyết định của toà án được chính xác; công bằng, khách quan và tuân theo quy định pháp luật.

Thứ ba, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án theo quy định của pháp luật thấp hơn rất nhiều so với việc nhờ đến các tổ chức trọng tài thương mại; hay trọng tài quốc tế.

Nếu bạn không nắm rõ các quy định pháp luật, bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ theo Số điện thoại/Zalo 0976.985.828 để được Luật sư tư vấn trường hợp bạn đang gặp phải chưa biết xử lý ra sao

Thời gian giải quyết tranh chấp tại Tòa án?

Câu hỏi: “Tôi đã nhận được thông báo thụ lý vụ tranh chấp SHTT nhưng không biết trong thời gian bao lâu thì tiến hành giải quyết vụ án?”

Chào bạn! Luật Hùng Bách cung cấp thông tin về thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án tranh chấp SHTT như sau:

*Đối với tranh chấp SHTT được xác định là quan hệ tranh chấp dân sự

Căn cứ khoản 4 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời gian là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án phức tạp; hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần nhưng không quá 02 tháng.

Trong thời gian này, Toà án sẽ yêu cầu các bên cung cấp các chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình. Ngoài ra, Toà án có thể tiến hành giám định để xác minh vụ án. Các bên tranh chấp cần chuẩn bị các chứng cứ nộp đến Toà án; thu thập các tài liệu, chứng minh thiệt hại (nếu có).

Xem thêm: XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ CHẾ TÀI ÁP DỤNG

*Đối với tranh chấp SHTT được xác định là quan hệ tranh chấp kinh doanh thương mại

Theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời gian là 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án phức tạp; hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần nhưng không quá 01 tháng.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự; tiến hành các phiên họp kiểm tra việc giao nộp; tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải; tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ; hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có).

Xuất phát từ tính đặc thù của các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ là loại việc tương đối phức tạp; đòi hỏi trong quá trình giải quyết vụ án; các Tòa án thường phải trưng cầu ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và các cơ quan chức năng có liên quan để có kết luận đối với hành vi xâm phạm nên trong nhiều trường hợp Tòa án phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử.

Nếu bạn không có thời gian để tự mình thực hiện thủ tục; bạn có thể ủy quyền cho Luật sư/Chuyên viên pháp lý thay mặt mình làm việc với cơ quan có thẩm quyền. Để ủy quyền cho Luật sư/Chuyên viên pháp lý, vui lòng liên hệ Số điện thoại/Zalo 0976.985.828.

Dịch vụ Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp SHTT tại Tòa án

Luật Hùng Bách dựa vào từng trường hợp của khách hàng mà chúng tôi sẽ cung cấp các dịch vụ phục vụ cho công việc tư vấn; Thực hiện các hoạt động tại cơ quan tiến hành tố tụng. Nội dung công việc Luật Hùng Bách tư vấn hỗ trợ khách hàng có thể khái quát như sau:

  • Tư vấn và đưa ra ý kiến pháp lý về trách nhiệm của các bên trong tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ như: quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp;…
  • Tư vấn các thủ tục giải quyết các vụ việc vi phạm bản quyền; sáng chế, nhãn hiệu; bí mật kinh doanh; cạnh tranh không lành mạnh.
  • Cử luật sư đại diện khách hàng tham gia thương lượng; thoả thuận giải quyết tranh chấp tại Tòa án và trọng tài.
  • Nhận đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan chức năng như Cục sở hữu trí tuệ; cơ quan thanh tra,…
  • Hướng dẫn khách hàng; trực tiếp thu thập tài liệu chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ.
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện; đơn khiếu nại hoặc các văn bản liên quan gửi đến cơ quan có thẩm quyền.
  • Thực hiện các công việc có liên quan khác theo yêu cầu.

Xem thêm: ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEO THỦ TỤC MỚI NHẤT

Liên hệ Luật sư Tư vấn – Luật Hùng Bách

Nếu bạn cần tư vấn tranh chấp sở hữu trí tuệ hay bất kì một đối tượng khác. Bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Xem thêm: LUẬT SƯ TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Trân trọng./.

LB.

5/5 - (1 bình chọn)

2 thoughts on “GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI TÒA ÁN

  1. Pingback: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

  2. Pingback: DỊCH VỤ LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ - LUẬT HÙNG BÁCH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *