Nhãn hiệu là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội nhằm giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng hoá; dịch vụ của các cá nhân; tổ chức khác nhau; thông qua đó, thông tin được cho người tiêu dùng nhận biết được về sản phẩm. Với vào trò quan trọng của nhãn hiệu nên nhiều cá nhân; tổ chức sản xuất luôn muốn định hình được thương hiệu của mình trên thị trường để có thị phần lớn; thu hút người tiêu dùng. Vì vậy, đăng ký nhãn hiệu là công việc quan trọng cần chú ý để không bị đối thủ trên thị trường sao chép đồng thời bảo vệ được quyền lợi của mình. Vậy hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần gì? Hãy liên hệ ngay đến số 0976.985.828 để được Luật sư chuyên môn hỗ trợ chi tiết.
MỤC LỤC
Nhãn hiệu là gì?
Theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ, Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá; dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Theo đó, Nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện sau để được bảo hộ:
- Phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái; từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều; hoặc sự kết hợp các yếu tố được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
- Dấu hiệu đó phải được gắn lên sản phẩm; hàng hoá, dịch vụ hoặc bao bì
- Dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt được hàng hoá; dịch vụ cùng loại của chủ thể khác; thông tin cho người tiêu dùng biết về hàng hoá dịch vụ đó
- Thông qua những dấu hiệu được bảo hộ trên; người tiêu dùng sẽ được hình dung; liên tưởng tới chất lượng, uy tín; những đặc tính ưu việt của hàng hoá; dịch vụ mà lựa chọn quyết định sử dụng hay không.
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là tương đối phức tạp. Không phải ai cũng nắm và chuẩn bị được đầy đủ hồ sơ. Thời gian thực hiện thủ tục thường kéo dài và qua nhiều bước phức tạp. Để được tư vấn, hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bạn hãy gọi đến số điện thoại 0976.985.828.
Xem thêm: QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu?
Như đã trình bày ở trên, chức năng của nhãn hiệu chính là phân biệt hàng hoá; dịch vụ cùng loại của những cá nhân, tổ chức khác nhau. Trên thực tế người dùng luôn đối mặt với vấn đề lựa chọn những sản phẩm giống nhau trên thị trường; vì có sự giống nhau giữa hình dáng có thể làm cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn chúng có chất lượng giống nhau.
Thông qua nhãn hiệu người tiêu dùng có thể hình dùng được chất lượng của sản phẩm; dịch vụ và họ sẽ quyết định mua hay không mua sản phẩm đó. Do đó, đăng ký nhãn hiệu đối với chủ thể mới sử dụng trước tiên là để tránh không vi phạm nhãn hiệu của người khác đã được cấp văn bằng bảo hộ.
Bên cạnh đó, đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp không chỉ nhằm thúc đầy hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp; tạo sự tin tưởng trong quan hệ với khách hàng mà doanh nghiệp còn có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu của mình trong tương lai.
Với một khoản chi phí đăng ký nhãn hiệu rất thấp chủ sở hữu sẽ không bị tốn kém chi phí giải quyết các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu không được đăng ký. Đăng ký nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn việc doanh nghiệp đối thủ sử dụng nhãn hiệu đó để gây nhầm lẫn hoặc thu lợi từ nhãn hiệu đã đăng ký. Trường hợp doanh nghiệp nào đó vẫn cố tình kinh doanh sản phẩm có khả năng gây nhầm lẫn thì có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường.
Nhãn hiệu kênh youtube có đăng ký được không?
Luật Hùng Bách nhận được câu hỏi từ nhiều độc giả về vấn đề sản xuất nội dung trên kênh Youtube thì có cần phải đăng ký nhãn hiệu hay không?
Luật sư tư vấn như sau:
Việc đăng ký nhãn hiệu cho kênh Youtube là hoàn toàn cần thiết nếu bạn muốn gắn bó với công việc sản xuất nội dung trên Youtube và kiếm thu nhập thông qua kênh này. Bởi lẽ, xu hướng hiện nay thì Youtube đang trở thành một trong những kênh kiếm tiền hiệu quả của nhiều người Việt; với việc không cần đầu tư lớn; chỉ với những nội dung gắn liền cuộc sống hàng ngày; nhưng lại thu được lượt xem khủng. Có thể kể đến như kênh: Bà Tân Vlog; 1990 Vlog, Ẩm thực mẹ làm,… Việc đăng ký nhãn hiệu kênh Youtube giúp phân biệt với các kênh giả mạo ăn theo sự nổi tiếng của các kênh chính thống.
Hiện nay, những người làm Youtube chưa quan tâm đến việc bảo vệ thương hiệu cho kênh youtube của mình; cụ thể là chưa tiến hành đăng ký bảo hộ tên kênh Youtube dưới hình thức độc quyền nhãn hiệu dẫn đến trường hợp nhiều kẻ mạo danh tiến hành đăng ký bản quyền trước dẫn đến bị mất kênh Youtube. Có thể kể đến trường hợp của của các streamer nổi tiếng như PewPew; MisThy đã bị người khác đăng ký bảo hộ.
Tìm hiểu thêm về việc: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu kênh youtube.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần những gì?
Thành phần hồ sơ đăng kí nhãn hiệu thông thường bao gồm:
- Tờ khai mẫu A.04 đăng ký nhãn hiệu. bao gồm 02 bản: 1 bản Cục sở hữu trí tuệ lưu thực hiện thủ tục và 01 bản đóng dấu, dán mã vạch trả lại cho người nộp đơn)
- Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa; dịch vụ mang nhãn hiệu. trường hợp nhãn hiệu đăng ký có sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu đã được cấp bằng cần thêm tài liệu chứng minh quyền đăng ký như: hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận, thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức (01 bản);
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
- Bản sao chứng từ nộp phí; lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện)
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác
*Lưu ý khi điền tờ khai nhãn hiệu:
- Về mô tả nhãn hiệu trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu phải làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ; ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ; ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ; ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
- Phân nhóm nhãn hiệu theo đúng Bảng phân loại; nếu sau đơn sẽ bị từ chối hình thức và phải nộp bổ sung lệ phí do phân nhóm sai.
- Một đơn có thể đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ.
- Mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu chỉ được cấp 1 văn bằng bảo hộ.
Xem thêm: HƯỚNG DẪN MÔ TẢ NHÃN HIỆU KHI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ
*Đối với trường hợp đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận
Hồ sơ cần bổ sung thêm các tài liệu sau:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý)
- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương)
- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Khi bạn muốn đăng ký nhãn hiệu, bạn có thể liên hệ 0976.985.828 để được Luật sư chuyên môn tư vấn. Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói với mức chi phí hợp lý, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ giúp bjan đăng ký nhanh chóng.
Xem thêm: NHÃN HIỆU VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM
Quy trình đăng ký nhãn hiệu
Khi bạn muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bạn có thể liên hệ 0976.985.828 để được tư vấn hỗ trợ. Trong quá trình thực hiện tư vấn bảo hộ nhãn hiệu, Luật Hùng Bách sẽ thực hiện các công việc sau:
Bước 1: Lựa chọn nhãn hiệu đăng ký
Lựa chọn nhãn hiệu
Khách hàng lựa chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ cũng như không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng.
Lựa chọn danh mục sản phẩm đăng ký
Quý khách hàng cần lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu theo hướng dẫn nêu trên. Việc phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cần thực hiện theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu.
Xem thêm: ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU, THƯƠNG HIỆU, LOGO ĐỘC QUYỀN
Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu
Trước khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký thì cần thực kiện Tra cứu nhãn hiệu để đánh giá được khả năng bảo hộ nhãn hiệu. Việc tra cứu này giúp khách hàng biết được nhãn hiệu mà khách hàng dự định đăng ký có bị trùng hoặc; tương tự với các nhãn hiệu khác hay không?
Trong trường hợp nhãn hiệu bị trùng hoặc; tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã đăng ký thì cần chỉnh sửa để tạo ra sự khác biệt tránh trường hợp trả lại hồ sơ của cơ quan thẩm định.
Nếu bạn không biết cách tra cứu nhãn hiệu như thế nào? Nhãn hiệu mình định đăng kí có bị trùng hay không? Hãy liên hệ ngay
Xem thêm: HƯỚNG DẪN TRA CỨU NHÃN HIỆU HIỆU QUẢ
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
Chuẩn bị hồ gồm các giấy tờ đã đề cập ở trên và nộp hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ. Người nộp đơn có thể chọn nộp đơn giấy hoặc; nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
Nộp đơn giấy:
- Nộp trực tiếp tại Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ; Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh; Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng.
- Nộp qua đường bưu điện người nộp hồ sơ chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện. Sau đó photo Giấy biên nhận chuyển tiền gửi; kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.
Nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số; đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến; được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền Sở hữu công nghiệp.
Bước 4: Thẩm định hình thức đơn
Khi nhận được đơn đăng ký nhãn hiệu, chuyên viên Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành đánh giá tính đầy đủ; chính xác của đơn xem đơn có hợp lệ hay không. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ.
Trường hợp đơn chưa hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn bằng văn bản. Người nộp đơn phải sửa chữa, bổ sung theo nội dung hướng dẫn trong công văn trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ.
Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng, kể từ ngày nộp đơn.
Bước 5: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.
Bước 6. Thẩm định nội dung
Đơn nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ sẽ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng bảo hộ của dấu hiệu nêu trong đơn và; xác định phạm vi bảo hộ tương ứng theo các điều kiện bào hộ.
Thời hạn thẩm định nội dung: 9 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Bước 7: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ
Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.
Bước 8: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Căn cứ vào kết quả thẩm định nội dung, nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp đơn kết quả thẩm định và; yêu cầu nộp các khoản lệ phí. Sau đó chính thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Chủ đơn; đồng thời ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy cần đăng ký sớm để được bảo hộ nhãn hiệu kinh doanh của mình.
Luật sư tư vấn đăng ký nhãn hiệu – Luật Hùng Bách
Để việc đăng ký nhãn hiệu hiệu quả cần phải xem xét về khả năng đăng ký nhãn hiệu thông qua việc tra cứu. Đồng thời, chuẩn bị hồ sơ đăng ký phải thật chính xác như việc mô tả nhãn hiệu trong tờ khai; tiến hành phân loại nhóm đăng ký. Luật Hùng Bách với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý giỏi, tâm huyết, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, chúng tôi tự tin có thể hỗ trợ khách hàng giải quyết mọi khó khăn khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
Khi bạn muốn đăng ký nhãn hiệu, bạn có thể liên hệ 0976.985.828 để được Luật sư chuyên môn tư vấn. Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói với mức chi phí hợp lý. Trong quá trình thực hiện; Luật Hùng Bách sẽ thực hiện các công việc sau:
- Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu;
- Tra cứu chính thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu;
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
- Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình đăng ký nhãn hiệu;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Xem thêm: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
Liên hệ Luật sư Tư vấn – Luật Hùng Bách
Nếu bạn cần tư vấn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu; bạn có thể liên hệ đến Luật Hùng Bách làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
- Điện thoại (Zalo/Viber/Whatsapp): 0976.985.828 – 0979.884.828
- Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach – https://www.facebook.com/Lhb.hcm
- Website: https://lhblaw.vn/ – https://luathungbach.vn/
- Email: luathungbach.hcm@gmail.com
Xem thêm: LUẬT SƯ TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Trân trọng./.
LB.
Pingback: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÃN HIỆU ĐƯỢC THỰC HIỆN RA SAO?
Pingback: THẾ NÀO LÀ VI PHẠM VỀ NHÃN HIỆU, THƯƠNG HIỆU -