Quy định của pháp luật về thừa kế? Ai được hưởng thừa kế? Chia di sản theo di chúc như thế nào? Không có di chúc thì chia di sản như thế nào?… Đó là một trong nhiều câu hỏi mà Quý bạn đọc gửi đến Luật Hùng Bách thời gian vừa qua. Để hiểu hơn về quy định thừa kế, mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Liên hệ luật sư hướng dẫn chia di sản thừa kế – Hotline: 0979.564.828 – 0973.444.828.
MỤC LỤC
Di chúc hợp pháp khi đồng thời đảm bảo các Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định tại Điều 117 BLDS 2015 và Điều kiện cụ thể của di chúc quy định tại Điều 360 BLDS 2015. Trong đó, các điều kiện cụ thể của di chúc bao gồm:
Ngoài ra, trong các trường hợp đặc thù khác như: Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi; Di chúc của người bị hạn chế về thể chất, người không biết chữ… . Việc lập di chúc cần tuân theo những điều kiện khác quy định tại khoản 3, 4,5 Điều 360 BLDS 2015.
Câu hỏi: Chào Luật sư. Ba tôi hiện đang muốn lập di chúc, tuy nhiên ba tôi không biết chữ nên không thể lập di chúc bằng văn bản. Vậy với trường hợp như vậy, ba tôi có thể lập di chúc miệng được không? Và phải lập di chúc như thế nào để hợp pháp?
Pháp luật quy định 02 hình thức của di chúc là di chúc bằng văn bản và di chúc miệng. Do vậy, việc lập di chúc miệng là hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, để di chúc miệng có hiệu lực, cần đáp ứng các điều kiện của việc lập di chúc miệng. Cụ thể, khoản 5 Điều 360 BLDS 2015 quy định di chúc miệng có hiệu lực khi:
Pháp luật quy định người thừa kế có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Trường hợp người thừa kế là cá nhân thì cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Trường hợp người thừa kế là tổ chức, tổ chức đó phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Song, chỉ khi có di chúc, tổ chức mới có thể trở thành đối tượng được hưởng di sản thừa kế.
Câu hỏi: Chào Luật sư, bà nội tôi mất năm 2012, ông nội tôi mất năm 2022. Trước khi bà nội mất, ông bà có lập di chúc chung. Nội dung di chúc để lại thửa đất rừng 1,6 ha cho ba và chú của tôi. Trong đó ba tôi con đầu được 1 ha, chú tôi được 0,6 ha. Người cô còn lại của tôi thì được ông cho thửa đất ở và căn nhà trên đất. Tuy nhiên ba tôi mất trước khi ông tôi qua đời. Ba tôi có 02 người con là tôi và em gái. Xin hỏi Luật sư, trường hợp này di sản của ông bà tôi sẽ được chia như thế nào.
Luật Hùng Bách chưa nhận được đầy đủ giấy tờ, hồ sơ về vụ việc. Vì vậy, Luật Hùng Bách chưa có cơ sở để đánh giá tính pháp lý của di chúc. Trường hợp này, Luật Hùng Bách sẽ đưa ra tư vấn với giả định di chúc là hợp pháp. Các tài sản trong di chúc đều là di sản do ông bà anh để lại.
Thời điểm ông bà anh lập di chúc chung vợ chồng, BLDS 2005 đang có hiệu lực điều chỉnh. Vì vậy, căn cứ Điều 668 BLDS 2005, di chúc chung của ông bà anh có hiệu lực tại thời điểm người sau cùng mất. Nói cách khác, di chúc trên có hiệu lực vào thời điểm ông anh mất, tức năm 2022.
Căn cứ khoản 2 Điều 643 BLDS 2015: “…Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc, trong đó có người chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc thì phần di chúc liên quan đến người đó không có hiệu lực”. Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 650, phần di sản trên sẽ được chia thừa kế theo quy định pháp luật. Như vậy, di sản 01 ha đất rừng mà ông bà nội chỉ định cho ba anh trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật.
Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bà anh bao gồm: Cô, chú và ba của anh. Về nguyên tắc, những người cùng hàng thừa kế được hường phần di sản bằng nhau. Vì ba anh mất trước thời điểm ông anh qua đời, anh và em gái mình sẽ được hưởng phần di sản được chia theo pháp luật của ba anh, căn cứ Điều 652 BLDS 2015 quy định về thừa kế thế vị.
Theo quy định pháp luật, di sản được chia theo quy định pháp luật nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên, di sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật.
Một trong các việc cần thực hiện khi tiến hành chia thừa kế theo quy định pháp luật đó là xác định người thừa kế. Hàng thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 được quy định như sau:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Ngoài ra, Điều 651 BLDS 2015 còn quy định về nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật. Cụ thể như sau:
Câu hỏi: Chào Luật sư. Bố mẹ tôi vừa mới mất, có để lại di sản là 02 thửa đất ở tại huyện Củ Chi và nhà đất tại quận 3. Bố mẹ tôi có 05 người con. Hiện tại 02 thửa đất tại huyện Củ Chi đã thống nhất sẽ bán và chia đều cho 05 người. Tuy nhiên, căn nhà và đất tại Quận 3 thì chưa thể giải quyết được. Nguyên nhân là do người em út của tôi trước đây sống cùng với bố mẹ tại đây, người này có mua sắm, tu sửa nên nhất quyết đòi được chia riêng phần tài sản này. Xin hỏi, nếu em tôi không hợp tác chia di sản thì tôi nên giải quyết như thế nào?
Hiện nay, căn cứ khoản 2 Điều 660 BLDS 2015, việc phân chia di sản theo pháp luật có thể thực hiện thông qua một trong các phương án như sau:
Em trai anh hiện đang trực tiếp quản lý tài sản là căn nhà và quyền sử dụng đất tại Quận 3. Mặt khác, trước đây em anh còn đóng góp vào việc tu sửa, mua sắm đồ dùng trong gia đình. Do vậy, anh chị em trong gia đình có thể thỏa thuận theo hướng để người em út nhận hiện vật là căn nhà cùng quyền sử dụng đất. Kế đến, thỏa thuận giá trị hợp lý để người em út thanh toán cho các đồng thừa kế còn lại.
Trường hợp không thể thỏa thuận, anh hoặc các đồng thừa kế khác có thể khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu chia di sản thừa kế. Nếu ông bà không lập di chúc định đoạt các di sản nêu trên, Tòa án sẽ tiến hành chia di sản theo pháp luật. Về nguyên tắc, Tòa án sẽ chia đều di sản cho những người thừa kế. Bên cạnh đó, Tòa án còn tiến hành xem đánh giá công sức quản lý, phát triển tài sản của người em út để tiến hành phân chia cho phù hợp.
Xem thêm: Hướng dẫn khởi kiện chia di sản thừa kế
Luật Hùng Bách là đơn vị cung ứng dịch vụ pháp lý hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, chúng tôi cam kết hỗ trợ đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng. Quý Khách hàng có thể liên hệ đến chúng tôi thông qua các phương thức sau:
Ngoài ra, Quý Khách hàng có thể đến Văn phòng của Luật Hùng Bách để được hỗ trợ. Luật Hùng Bách có hệ thống Văn phòng, chi nhánh tại các địa chỉ:
Trân trọng./.
T.NHA
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…