Câu hỏi: “Chào Luật sư! Tôi tên Nguyễn Thị B L, năm nay tôi 45 tuổi. Bố tôi mất năm 2018, mẹ tôi mới mất đầu năm 2023. Bố mẹ tôi không để lại di chúc. Di sản bố mẹ tôi để lại là nhà và đất tại Gò Vấp, Hồ Chí Minh. Bố mẹ tôi có tổng cộng là 4 người con, bao gồm cả tôi. Tất cả hiện đang sinh sống tại Hồ Chí Minh. Tôi đã yêu cầu các anh, chị và em khác họp mặt, tiến hành phân chia di sản.
Tuy vậy, anh cả tôi không đồng ý họp mặt và từ chối ký mọi giấy tờ. Tôi được biết, nếu các bên không thống nhất được với nhau thì phải khởi kiện chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, tôi không am hiểu pháp luật. Do vậy, kính mong Luật sư sẽ tư vấn, hướng dẫn tôi thủ tục khởi kiện phân chia di sản thừa kế.”
Trả lời: Chào bạn! Luật Hùng Bách mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về thủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế.
MỤC LỤC
Tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc giải quyết ở đâu?
Khi gặp phải tranh chấp, phương án đầu tiên mà các bên nên hướng tới là hòa giải, thương lượng. Đây là phương án ít tốn kém chi phí, thời gian nhất. Và đây cũng là cách thức giải quyết tranh chấp được pháp luật khuyến khích lựa chọn.
Tuy vậy, không phải vụ việc nào cũng có thể giải quyết bằng cách này. Do đó, nếu không thể hòa giải, thương lượng với nhau, các bên có thể lựa các cách thức dưới đây để giải quyết.
Xem thêm: CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ KHI CÓ NGƯỜI KHÔNG ĐỒNG Ý NHƯ THẾ NÀO?
Hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường
Hòa giải tranh chấp tài sản thừa kế tại Ủy ban nhân dân là việc các bên nộp đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân tổ chức hòa giải. Ủy ban nhân dân sẽ là bên thứ ba trung gian, đứng ra tổ chức hòa giải. Mục đích là để hạn chế, chấm dứt xích mích, mâu thuẫn và đi đến thống nhất ý chí.
Trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Khi có đơn yêu cầu, Ủy ban nhân dân sẽ tiến hành xem xét hồ sơ, thu thập giấy tờ, thành lập Hội đồng hòa giải. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là hòa giải không thành.
Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) và khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, việc hòa giải tại Ủy ban nhân dân là một thủ tục không bắt buộc, không phải là điều kiện để khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Do đó, các bên có thể lựa chọn hòa giải hoặc không hòa giải tại Ủy ban nhân dân. Chúng tôi đánh giá đây là một cách có nhiều lợi ích. Bởi vì, sẽ giúp các bên củng cố hồ sơ, nắm bắt được ý kiến để chuẩn bị trước khi khởi kiện.
Xem thêm: DI CHÚC CÓ BẮT BUỘC PHẢI CÔNG CHỨNG KHÔNG?
Khởi kiện chia di sản thừa kế tại Tòa án
Trường hợp các bên không thể tự hòa giải, thương lượng với nhau, hòa giải tại Ủy ban nhân dân không thành hoặc có bên thay đổi ý kiến, các bên có thể lựa chọn phương án khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp.
Theo khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế (không có yếu tố nước ngoài) thuộc Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Căn cứ theo khoản 5 Điều 26, khoản 3 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế (có yêu tố nước ngoài) thuộc Tòa án cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Giải quyết tranh chấp bằng hình thức khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền là phương án giải quyết tranh chấp triệt để nhất. Bởi lẽ, khi có Quyết định/Bản án có hiệu lực của Tòa án giải quyết tranh chấp, các bên có thể yêu cầu bên còn lại chấp hành. Trường hợp hết thời gian tự nguyện thi hành án mà bên có nghĩa vụ không chấp hành thì bên còn lại có thể yêu cầu Cơ quan thi hành án tiến hành các biện pháp cưỡng chế thi hành.
Xem thêm: LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ ĐẤT ĐAI MỚI NHẤT
Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế mới nhất
Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thức thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Về thời hiệu thừa kế được quy định cụ thể tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), cụ thể như sau:
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lí di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu theo quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Khi muốn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế thì người khởi kiện cần xác định rõ vụ việc của bản thân còn thời hiệu để yêu cầu Tòa án giải quyết hay không. Bên cạnh đó, thời hiệu khởi kiện này có thể được kéo dài thêm. Để được tư vấn cụ thể, chi tiết, hãy liên hệ cho chúng tôi theo Hotline/Zalo 0979.564.828
Mẫu đơn khởi kiện chia di sản thừa kế
Tranh chấp phân chia di sản thừa kế thuộc loại tranh chấp dân sự. Khi muốn khởi kiện đến Tòa án, người khởi kiện phải chuẩn bị đơn khởi kiện phù hợp. Pháp luật hiện nay chưa ban hành mẫu riêng biệt cho loại tranh chấp này, nên người khởi kiện sẽ sử dụng Mẫu số 23-DS Danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành cung cấp mẫu đơn khởi kiện.
Bên cạnh việc chuẩn bị đúng mẫu đơn, người khởi kiện cần soạn đơn khởi kiện tỉ mỉ, chi tiết. Thể hiện rõ, đầy đủ nội dung, tình tiết vụ việc và thể hiện rõ yêu cầu. Việc này tưởng chừng như là đơn giản, nhưng lại tương đối khó khăn, phức tạp. Do đó, nếu bạn cần hỗ trợ soạn đơn khởi kiện. Vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo Hotline/Zalo 0979.564.828.
Xem thêm: MẪU DI CHÚC CÓ NGƯỜI LÀM CHỨNG MỚI NHẤT
Cách viết đơn khởi kiện chia di sản thừa kế
Ai có quyền khởi kiện chia thừa kế?
Theo khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015, cụ thể như sau:
Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Trong tranh chấp thừa kế, để xác định ai là người có quyền khởi kiện phân chia di sản thì cần xác định những người được hưởng di sản. Theo quy định của pháp luật, thừa kế có 02 hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Đối với thừa kế theo di chúc, người được chỉ định trong di chúc là những người có quyền thừa kế. Bên cạnh đó, những được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 644 BLDS 2015) cũng có quyền thừa hưởng di sản trong trường hợp di chúc không chỉ định phần cho họ. Những người này có quyền yêu cầu khởi kiện chi di sản thừa kế nếu họ nhận thấy quyền, lợi ích của họ bị xâm phạm.
Đối với thừa kế theo pháp luật, thì người thừa kế theo pháp được xác định theo hàng thừa kế (Điều 651 BLDS 2015). Bên cạnh đó, cần phải xem xét trường hợp người được thừa kế kế vị (Điều 651 BLDS 2015).
Trên đây là những người được quyền hưởng di sản thừa kế trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ. Những người này có quyền khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế nếu nhận thấy quyền và lợi ích của bản thân bị xâm phạm.
Yêu cầu nội dung đơn khởi kiện chia di sản
Căn cứ tại khoản 4 Điều 189 BLTTDS 2015, đơn khởi kiện phải có các nội dung sau đây:
– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
– Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
– Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
+ Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
– Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư diện tử (nếu có);
– Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
– Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và đại chỉ thư điện tử (nếu có).
+ Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
– Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
– Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Quy định của pháp luật đưa chỉ ra hướng dẫn viết một cách chung nhất. Đối với tranh chấp thừa kế, người khởi kiện cần thể hiện được sự kiện mở thừa kế, di sản của người chết để lại. Việc người chết có để lại di chúc hay không. Những người thuộc hàng thừa kế, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ai. Bên cạnh đó, bạn cần trình bày rõ nội dung tranh chấp, quyền lợi của bản thân bị ảnh hưởng như thế nào. Đưa ra yêu cầu cụ thể, yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
Trường hợp bạn không biết soạn đơn khởi kiện như thế nào để đầy đủ nội dung. Bạn có thể liên hệ cho chúng tôi theo Hotline/Zalo 0979.564.828.
Tài liệu cần có để khởi kiện chia di sản thừa kế
Theo khoản 5 Điều 189 BLTTDS 2015 như sau:
Kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ chứng minh, quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Khi muốn khởi kiện một vụ án dân sự, người khởi kiện cần cung cấp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của bản thân. Đối với khởi kiện phân chia di sản thừa kế cũng vậy. Người khởi kiện cần thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho các việc như sau:. Có sự kiện chết của người có di sản, người này có để lại di sản, những vấn đề liên quan dẫn đến tranh chấp,….. Những tài liệu, chứng cứ này bao gồm:
- Giấy chứng tử, quyết định của Tòa án tuyên bố 01 người đã chết,…..
- Di chúc;
- Giấy tờ về tài sản của người chết;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ với người chết;
- Giấy tờ tùy thân của người hưởng di sản, người có quyền và nghĩa vụ liên quan;….
Thủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế tại Tòa án
Bước 1: Chuẩn bị tài liệu, chứng cứ
Bước 2: Tòa án tiến hành xem xét hồ sơ khởi kiện và tiến hành thụ lý.
Căn cứ theo Điều 191 BLTTDS 2015, thời gian Tòa án xem xét đơn khởi kiện tổng cộng là 08 ngày làm việc. Sau thời gian đó, Tòa án sẽ ra một trong các quyết định sau:
1) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
2) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
3) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
4) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 3: Tòa án tiến hành giải quyết hồ sơ khởi kiện
Khi thụ lý hồ sơ khởi kiện, Tòa án sẽ tiến hành giải quyết vụ ván. Trong quá trình giải quyết, Tòa án sẽ triệu tập đương sự để lấy lời khai, tổ chức hòa giải. Sau khi củng cố tài liệu, chứng cứ và các bên không thể hòa giải, Tòa án sẽ tiến hành tổ chức xét xử vụ án.
Theo Điều 203 BLTTDS 2015 về thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án tranh chấp thừa kế là 04 – 06 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian này có thể kéo dài thêm. Khi rơi vào trường hợp cần định giá tài sản, đương sự có yêu cầu độc lập hay bị đơn có yêu cầu phản tố.
Trường hợp bạn là một người không am hiểu pháp luật, không biết những cách thức có thể bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân. Vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo Hotline/Zalo 0979.564.828. để được hỗ trợ, tư vấn.
Liên hệ luật sư tư vấn pháp luật thừa kế
- Tư vấn về quyền thừa kế, điều kiện hưởng thừa kế tài sản là đất đai;
- Tư vấn quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật;
- Tư vấn pháp luật về thủ tục khai nhận di sản thừa kế đất đai. Tặng cho nhà đất là di sản thừa kế…;
- Tư vấn, trợ giúp, hướng dẫn các thủ tục hành chính về thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở;
- Tư vấn pháp luật về thủ tục khởi kiện phân chia di sản thừa kế là đất đai, nhà cửa;…
- Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 33, Đường Số 4, Phường 7, quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
- Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Điện thoại (Zalo/Viber/Whatsapp): 0979.564.828.
- Fanpage:https://www.facebook.com/LuatHungBach–https://www.facebook.com/Lhb.hcm
- Trang web: https://lhblaw.vn/ – https://luathungbach.vn/
- Email: luathungbach.hcm@gmail.com
Trân trọng./.
TC.