Luật sư Đất đai

MẪU ĐƠN VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT ĐƠN HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Khi có tranh chấp pháp luật luôn đề cao sự thoả thuận các bên nên khuyến khích hoà giải trước khi khởi kiện. Đặc biệt trong lĩnh vực đất đai sẽ có những trường hợp cần hoà giải là điều kiện để được toà án thụ lý hồ sơ. Vậy, khi nào cần phải tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai? Mẫu đơn hòa giải tranh chấp đất đai và cách viết như thế nào? Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được tiến hành ra sao?… Tất cả những vướng mắc đó sẽ được Luật Hùng Bách giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Hoặc liên hệ với Luật sư đất đai theo số điện thoại (Zalo/Viber): 0979.964.828 để được tư vấn và hỗ trợ.

Khi nào phải hòa giải tranh chấp đất đai?

Theo quy định pháp luật hiện hành, tranh chấp đất đai xảy ra khi các bên trong quan hệ đất đai có tranh chấp về quyền; nghĩa vụ của người sử dụng đất; và một trong các con đường để giải quyết đó là hòa giải tranh chấp đất đai.

Hoà giải tranh chấp đất đai là cách thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hoà giải để hỗ trợ; thuyết phục các bên tranh chấp trong quan hệ đất đai nhằm tìm ra các giải pháp; phương án loại trừ tranh chấp đã phát sinh.

Đây là biện pháp luôn được pháp luật khuyến khích áp dụng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, hòa giải tranh chấp đất đai là điều kiện bắt buộc trước khi khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền.

Nếu bạn đang có những vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực đât đai; hãy liên hệ ngay với Luật sư đất đai Luật Hùng Bách qua số điện thoại (Zalo): 0979.964.828 để được tư vấn và hỗ trợ.

Trường hợp nào cần phải hòa giải tranh chấp đất đai?

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:

“Điều 3. Về chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”

Như vậy, theo quy định trên hiện nay chỉ có trường hợp tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thuộc trường hợp phải hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã (thường xảy ra trong các tình huống như tranh chấp ranh giới, mốc giới…). Và đây được xem là điều kiện để thực hiện thủ tục khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Lưu ý: Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất; phân chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất; tranh chấp các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất;… thì thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

LUẬT SƯ ĐẤT ĐAILUẬT HÙNG BÁCH0979.964.828 (ĐIỆN THOẠI/ZALO)

Mẫu đơn hòa giải tranh chấp đất đai.

Về cơ bản, mẫu đơn hòa giải tranh chấp đất đai cũng có các phần, mục như các đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai chung. Tuy nhiên, để Ủy ban nhân dân thụ lý giải quyết thì nội dung đơn hòa giải tranh chấp đất đai phải làm rõ được nội dung; căn cứ; các thông tin cần thiết liên quan đến vụ tranh chấp cần hòa giải.

Nếu bạn không am hiểu pháp luật về đất đai; không có thời gian chuẩn bị đơn cũng như các giấy tờ pháp lý chuẩn bị cho hoà giải. Hãy liên hệ số 0979.964.828  để được Luật sư đất đai hỗ trợ soạn đơn yêu cầu; chuẩn bị hồ sơ pháp lý cần thiết; đại diện uỷ quyền tham gia hoà giải tại UBND cấp xã.

Xem thêm: THỦ TỤC KHỞI KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Hòa giải tranh chấp đất đai – Luật Hùng Bách0979.964.828

Cách làm đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai

Câu hỏi: “Chào Luật sư! Gia đình tôi có sử dụng thửa đất thửa đất với diện tích 100m2 tại tỉnh Bến tre. Gia đình ông B kế bên đã tự ý làm nhà lấn chiếm lên phần diện tích nhà tôi. Khi tôi yêu cầu ông B chấm dứt hành vi thì ông B cho rằng đất thuộc của họ. Tôi nghe hướng dẫn phải hoà giải nhưng không biết phải làm đơn để hoà giải như thế nào? Mong được Luật sư hướng dẫn tôi cách viết đơn gửi cơ quan có thẩm quyền để hoà giải”.

Chào bạn! Căn cứ vào những quy định của pháp luật Luật Hùng Bách tư vấn viết đơn đề nghị tổ chức hoà giải như sau:

Phần kính gửi – cơ quan có thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai.

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp là cơ quan có thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định.

Ví dụ: Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã … 

Phần thông tin của người viết đơn xin hòa giải tranh chấp đất đai.

Người viết đơn cần điền đầy đủ các thông tin như: Họ và tên, năm sinh; số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân; địa chỉ liên hệ; số điện thoại của người yêu cầu hòa giải và người bị yêu cầu tham gia hòa giải. Các thông tin này giúp cho cơ quan có thẩm quyền có thể liên hệ và gửi những giấy mời cho các bên trong tranh chấp, nhằm mời những chủ thể đó đến tham gia buổi hòa giải.

LUẬT SƯ ĐẤT ĐAILUẬT HÙNG BÁCH0979.964.828 (ĐIỆN THOẠI/ZALO/VIBER)

Phần nội dung và yêu cầu của đơn xin hòa giải tranh chấp đất đai.

Trong phần nội dung và yêu cầu này, người làm đơn cần trình bày các nội dung chính gồm có:

  • Nguồn gốc, căn cứ sử dụng đất
  • Thực trạng sử đất, thực trạng thửa đất
  • Thời điểm, nguyên nhân phát sinh tranh chấp
  • Quan điểm của các bên trong tranh chấp.

Nội dung yêu cầu hòa giải: trình bày ngắn gọn nguồn gốc hình thành quyền sử dụng đất; quá trình sử dụng đất; hiện trạng sử dụng đất; diễn biến sự việc dẫn đến tranh chấp; những hành vi của chủ thể khác làm xâm phạm đến quyền; lợi ích hợp pháp của người yêu cầu.

Tài liệu, chứng cứ chứng minh cho quyền lợi hợp pháp của người yêu cầu.

Người làm đơn yêu cầu có thể nộp kèm các tài liệu chứng cứ chứng minh như: Giấy tờ nhân thân, về nơi cư trú của người làm đơn; Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, chứng minh nguồn gốc đất đai; Giấy tờ xác nhận của các cơ quan của thẩm quyền về quyền sử dụng đất; Biên lai nộp thuế sử dụng đất; và các giấy tờ khác có liên quan tới vụ án tranh chấp…

Nếu bạn không am hiểu pháp luật, cách thức thu thập chứng cứ. Hãy để Luật Hùng Bách hỗ trợ soạn thảo đơn, thu thập chứng cứ; Chúng tôi có đội ngũ luật sư am hiểu lĩnh vực này để hỗ trợ bạn nhanh chóng, hiệu quả. Để được hỗ trợ vui lòng liên hệ theo số điện thoại (Zalo/viber): 0979.964.828 để được tư vấn.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.

Câu hỏi: “Xin chào Luật sư! Hiện nay, tôi và nhà hàng xóm đang có tranh chấp với nhau về lối đi chung. Tôi đã nộp đơn ra Tòa án nhưng lại bị trả đơn vì chưa có bước hòa giải tại UBND xã. Vậy cho tôi hỏi thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được tiến hành như thế nào. Tôi xin cám ơn”.

Trả lời: Luật sư đất đai Luật Hùng Bách xin tư vấn trường hợp trên như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai.

Một hoặc các bên tranh chấp nộp đơn yêu cầu hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Pháp luật không quy định cụ thể hồ sơ gồm những giấy tờ gì. Tuy nhiên, về cơ bản hồ sơ yêu cầu hòa giải đất đai phải bao gồm:

  • Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND như đã nêu trên;
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu.

Xem thêm: HỒ SƠ KHỞI KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT CẦN NHỮNG GIẤY TỜ GÌ?

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ.

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện thẩm tra, xác minh; tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp; thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất; quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất.

Công việc này thường do công chức tư pháp; hoặc địa chính thực hiện và sau đó lập báo cáo kết quả với các nội dung chủ yếu sau:

  • Xác định rõ quan hệ tranh chấp mà các bên yêu cầu giải quyết là gì? Ai tranh chấp với ai? Diện tích, loại đất tranh chấp; yêu cầu của các bên trong tranh chấp.
  • Nguồn gốc và quá trình sử dụng.
  • Thông tin hồ sơ địa chính qua các thời kỳ (tờ bản đồ, diện tích, loại đất, sổ mục kê, sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính…).
  • Hiện trạng sử dụng đất đang tranh chấp (phải kiểm tra hiện trường, lưu ý thủ tục kiểm tra hiện trường phải đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định); so sánh thông tin địa chính qua các thời kỳ và phải có lý giải sự biến động (nếu có).
  • Nguyên nhân và diễn biến phát sinh tranh chấp và kết quả hòa giải ở cơ sở, tự hòa giải (nếu có).
  • Tình trạng sử dụng đất hiện nay của các bên tranh chấp.

Bước 3: Thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai.

Sau khi thực hiện thẩm tra hồ sơ sẽ thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp; thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Xem thêm: QUY ĐỊNH VỀ HỘI ĐỒNG HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CẤP XÃ

Bước 4: Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai.

Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung:

  • Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải;
  • Thành phần tham dự hòa giải;
  • Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu);
  • Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;
  • Những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng; các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải; các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Lưu ý:

  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
  • Về thời hạn tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai là không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Như vậy, việc tranh chấp lối đi chung của bạn với nhà hàng xóm thuộc loại tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất. Loại tranh chấp này phải tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất đang tranh chấp trước khi tiến hành các thủ tục khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền; bởi hòa giải tại UBND xã trong trường hợp này là điều kiện để khởi kiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Nếu bạn đang gặp những khó khăn trong tranh chấp đất đai và không có thời gian để thực hiện các thủ tục hòa giải; hãy liên hệ ngay với Luật sư đất đai Luật Hùng Bách theo số điện thoại (Zalo): 0979.964.828 để được tư vấn và hỗ trợ.

Xem thêm: THỦ TỤC HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI UBND CẤP XÃ

Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp đất đai.

Tranh chấp liên quan đến đất đai thường phức tạp, thời gian giải quyết tranh chấp bị kéo dài; tốn chi phí không đáng có;… Với đội ngũ Luật sư/Chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, Luật Hùng Bách luôn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ pháp lý giúp việc giải quyết tranh chấp đất đai của bạn trở nên dễ dàng hơn. Cụ thể:

  • Tư vấn quy định pháp luật về nhà đất; thủ tục giải quyết tranh chấp nhà đất; quy định về thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  • Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai; tranh chấp về mua bán, chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất;…
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai; Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; Đơn khởi kiện; chuẩn bị hồ sơ pháp lý cần thiết.
  • Tư vấn, hướng dẫn thu thập hồ sơ, tài liệu, chứng cứ cần thiết;
  • Cử Luật sư nhận ủy quyền tham gia giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan có thẩm quyền;…

Liên hệ Luật sư đất đai – Luật Hùng Bách.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về “Mẫu đơn và hướng dẫn cách viết đơn hòa giải tranh chấp đất đai”. Trường hợp bạn đang gặp vướng mắc pháp lý về các lĩnh vực như: Dân sự, Hình sự, Hành chính, Hôn nhân gia đình, Đất đai, Doanh nghiệp,… Hãy liên hệ với Luật Hùng Bách theo các phương thức sau:

VP.

5/5 - (1 bình chọn)
Trần Văn Phong

Recent Posts

ĐƠN KÊU OAN TRÌNH BÀY NHƯ THẾ NÀO?

Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…

3 tháng ago

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ MẪU ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…

3 tháng ago

CÁC MẪU ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ TRONG HÌNH SỰ

Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…

3 tháng ago

DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ UY TÍN

Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…

3 tháng ago

LƯU Ý PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM MUA CHUNG CƯ AN TOÀN

Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…

5 tháng ago

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

8 tháng ago