Luật sư Đất đai

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LỐI ĐI CHUNG

Thời gian gần đây, Luật Hùng Bách nhận được rất nhiều câu hỏi từ bạn đọc về vấn đề tranh chấp đất đai về lối đi chung. Hầu hết nội dung cần được giải đáp đó là trình tự, thủ tục yêu cầu giải quyết như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? Muốn được uỷ quyền cho Luật sư giải quyết thì cần thực hiện thủ tục gì? Nắm rõ được mong muốn của quý bạn đọc chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về giải đáp những thắc mắc liên quan đến tranh chấp lối đi chung trong bài viết dưới đây. Nếu bạn cần hỗ trợ cụ thể hãy liên hệ Luật sư đất đai – Luật Hùng Bách qua số điện thoại/ Zalo/Viber 0979.964.828 để được giải đáp.

Quy định của pháp luật đất đai về lối đi chung.

Lối đi chung là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể thế nào là lối đi chung. Tuy nhiên, có thể hiểu lối đi chung là phần diện tích đất được sử dụng để đi ra đường công cộng; đồng thời, tranh chấp này thường xảy ra đối với các chủ thể sở hữu bất động sản liền kề và bất động sản của họ bị vây bọc, không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng.

Bên cạnh đó, Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lối đi qua:

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ…”.

Đặc điểm của lối đi chung.

Xác định rõ loại tranh chấp là một trong những yếu tố quan trọng để cơ quan có thẩm quyền có đủ cơ sở xem xét, giải quyết. Có thể nhận biết lối đi chung thông qua các đặc điểm sau:

  • Là phần đất cho chủ sở hữu những bất động sản liền kề cắt một phần của mình để tạo thành lối đi chung;
  • Vì mang mục đích sử dụng chung nên lối đi chung thường không được đền bù;
  • Vị trí do các bên thỏa thuận, thường là ranh giới thửa đất hoặc lối mòn đã sử dụng nhiều năm;
  • Lối đi chung tồn tại từ 30 năm trở lên mà không tranh chấp có thể tạo thành ranh giới giữa các bất động sản liền kề;
  • Các bên đều được hưởng quyền đối với phần đất này.
Luật sư giải quyết tranh chấp lối đi chung – Luật Hùng Bách0979.964.828

Giải quyết tranh chấp đất đai lối đi chung.

Câu hỏi: Chào Luật sư, gia đình tôi sống trên thửa đất hiện tại từ năm 1990 đến nay. Vì thửa đất nằm phía trong nên từ đường chính muốn đi vào nhà tôi thì sẽ rẽ vào con đường dân sinh 1,5m. Gia đình tôi và các hộ lân cận bao gồm gia đình ông A, ông B và bà C đã sử dụng chung con đường này từ thời điểm đó.

Tuy nhiên, gần đây ông B đã xây hàng rào lấn chiếm lối đi chung. Hiện tại, chiều rộng con đường chỉ còn 70cm. Từ đó, gia đình tôi đi lại rất bất tiện. Sau quá trình tìm hiểu thì tôi phát hiện ông B đã được cấp giấy chứng nhận bao gồm diện tích lấn chiếm. Vậy, trong trường hợp này tôi có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp lối đi chung không? Cảm ơn luật sư

Luật sư đất đai – Luật Hùng Bách xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai lối đi chung.

Tranh chấp lối đi chung thuộc loại tranh chấp bắt buộc phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013. Đồng thời, vào trường hợp cụ thể, sau khi hòa giải không thành các bên có thể lựa chọn  giải quyết tại Tòa án hoặc UBND có thẩm quyền.

Ngoài ra, Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung được ghi nhận tại khoản 2 Điều 254 Bộ dân sự 2015:

2…; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp này thuộc về Ủy ban nhân dân và Tòa án.

XEM THÊM: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ GIẤY TỜ

Hòa giải giải quyết tranh chấp đất đai.

Hòa giải tại cơ sở.

Khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định:

1.Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải và giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Trên hết, nhà nước luôn khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải tại cơ sở. Phạm vi tiến hành hòa giải có thể từ nội bộ gia đình đến các tổ chức của thôn/ khối phố. Hòa giải viên thông thường sẽ là những người quen biết, có mối quan hệ gần gũi với các bên tranh chấp. Tứ đó, đưa ra được lời khuyên, phương án giải quyết hợp lý. Chính vì mang ý nghĩa “khuyến khích” nên thủ tục này không bắt buộc.

Hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP:

2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Sau khi hòa giải tại cơ sở không thành, một trong các bên tranh chấp có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai. Đặc biệt, vì tranh chấp lối đi chung là loại tranh chấp đất đai về việc ai là người có quyền sử dụng đất, hòa giải tại UBND cấp xã là một trong các thủ tục bắt buộc phải thực hiện. Và đấy cũng được xem là điều kiện để khởi kiện.

Bạn không có thời gian để tham gia giai đoạn hòa giải tại UBND cấp xã? Hãy liên hệ với Luật sư đất đai qua số điện thoại/Zalo 0979.964.828 để được hỗ trợ.

XEM THÊM: THỦ TỤC HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI UBND CẤP Xà

Khởi kiện tranh chấp đất đai.

Trường hợp đã hòa giải tại UBND cấp xã nhưng không thành; đồng thời, không có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 thì các bên có thể lựa chọn một trong hai hình thức là:

  • Yêu cầu giải quyết tại UBND Cấp huyện/ tỉnh (Tùy vào từng nội dung tranh chấp).
  • Khởi kiện trực tiếp đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Giải quyết tranh chấp lối đi chung tại Uỷ ban nhân dân.

  • Chủ tịch UBND cấp huyện.

Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung trong phạm vi giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Nếu không đồng ý, các bên có thể khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh; hoặc khởi kiện đến Tòa án nhân dân theo thủ tục hành chính.

  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung trong phạm vi tổ chúc, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân.

Người khởi kiện và nội dung khởi kiện phải đáp ứng được các nội dung về thẩm quyền khởi kiện, thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi nộp hồ sơ và tranh chấp đã được hòa giải tại UBND cấp xã theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ -HĐTP.

Liên hệ Luật sư đất đai – Luật Hùng Bách qua số điện thoại/Zalo 0979.964.828 để được hỗ trợ.

Như vậy, loại tranh chấp của gia đình bạn là tranh chấp “ai là người có quyền sử dụng đất”. Trước tiên, bạn cần nộp đơn đề nghị hòa giải tranh chấp đến UBND cấp xã nơi có đất. Nếu các bên hòa giải không thành thì có thể yêu cầu UBND cấp huyện giải quyết; hoặc khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Thủ tục giải quyết tranh chấp lối đi chung.

Tùy vào các loại giấy tờ mà các bên cung cấp thì thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thủ tục này sẽ chia làm hai giai đoạn là:

  • Giai đoạn hòa giải.
  • Giai đoạn giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền.

Hòa giải tranh chấp lối đi chung.

  • Hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở.

Đây là cơ hội để các bên tranh chấp chủ động thương lượng với nhau. Vì hòa giải tại cơ sở chỉ trong phạm vi khối phố/ thôn, tổ dân phố nên sẽ mang tính chất trao đổi chứ không bị ràng buộc về nội dung, hình thức. Lúc này, hòa giải viên sẽ là bên thứ ba đứng ra phân tích vấn đề. Từ đó, dựa trên quan điểm của mình, các bên sẽ đưa ra phương án giải quyết.

  • Hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã.

Khi các bên không thể tự hòa giải với nhau các bên có thể gửi đơn đề nghị UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp tiến hành hòa giải. Qua quá trình xem xét nội dung đơn, các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có); đồng thời tìm hiểu, xác minh và thu thập thêm tài liệu liên quan đến tranh chấp; nếu có căn cứ và đúng thẩm quyền, UBND sẽ thành lập hồi đồng hòa giải.

Thủ tục hòa giải tranh chấp lối đi chung tại UBND xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày tính từ ngày nhận được đơn. Kết quả hòa giải phải được lập thành văn bản và được các bên tham gia ký xác nhận.

Nếu bạn không am hiểu về trình tự, thủ tục; không có thời gian chuẩn bị đơn cũng như các giấy tờ pháp lý chuẩn bị cho việc hoà giải. Hãy liên hệ số 0979.964.828  để được hỗ trợ.

Giải quyết tranh chấp lối đi chung tại Uỷ ban nhân dân.

Như đã phân tích tại phần thẩm quyền nêu trên, tùy thuộc vào trường hợp của mình mà bạn đọc có thể lựa chọn UBND cấp có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp lối đi chung. Việc giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ gồm có:

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Bản sao giấy tờ nhân thân của các bên.
  • Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; Biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; Văn bản thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về lối đi chung;…
  • Các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh có trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Bạn không biết soạn thảo đơn khởi kiện như thế nào? Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai ra sao? Hãy liên hệ với Luật sư Hồ Chí MinhLuật sư đất đai qua 0979.964.828 để được hỗ trợ.

XEM THÊM: MẪU ĐƠN KHỞI KIỆN, KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI MỚI NHẤT.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn yêu cầu.

  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc. Cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung.
  • Sau khi nhận được hồ sơ Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công trách nhiệm, nội dung cho cơ quan tham mưu giải quyết.
  • Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc. Tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp; Tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Sau đó hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp lối đi chung.
  • Thời hiệu giải quyết tranh không quá 30 ngày nhận được hồ sơ. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì không quá 45 ngày.

Bước 3: Chủ tịch UBND ban hành quyết định giải quyết tranh chấp.

  • Chủ tịch UBND ban hành quyết định giải quyết tranh chấp lối đi chung. Trường hợp các bên hòa giải thành thì ban hành quyết định công nhận hòa giải thành.
  • Sau đó gửi quyết định cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Thông thường, giải quyết tranh chấp lối đi chung ít khi được thực hiện ở Ủy ban nhân dân. Bởi các bên khi phát sinh tranh chấp đều ít nhiều đã có giấy tờ; tài liệu liên quan. Do vậy, sẽ tiến hành khởi kiện giải quyết tranh chấp lối đi chung ra Tòa án nhiều hơn.

XEM THÊM: THỦ TỤC KHỞI KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Khởi kiện tranh chấp lối đi chung ra Tòa án nhân dân.

Bên cạnh việc yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết, các bên có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân. Thủ tục này bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ khởi kiện.

Người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm đơn khởi kiện, các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ mình có. Tiếp đó, có thể nộp đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền thông qua phương thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (Nếu có).

Nếu đơn khởi kiện không thể hiện rõ nội dung tranh chấp, hồ sơ khởi kiện thiếu tài liệu giấy tờ thì Tòa án sẽ yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung; từ đó, sẽ mất thêm nhiều thời gian để Tòa án có thể thụ lý giải quyết. Nếu bạn không biết chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Soạn thảo đơn khởi kiện sao cho đúng quy định? Hãy liên hệ với Luật sư đất đai qua số điện thoại/ zalo 0979.964.828 để được hỗ trợ soạn đơn và tư vấn hồ sơ.

XEM THÊM: QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG CỨ TRONG TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Bước 2: Tòa án xem xét đơn khởi kiện.

Sau khi xem xét, nếu xét thấy hồ sơ đầy đủ và thuộc thẩm quyền của mình, Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Trường hợp hồ sơ khởi kiện không đầy đủ hoặc không đúng thẩm quyền, Thẩm phán thông báo để người khởi kiện sửa đổi, bổ sung hoặc đình chỉ giải quyết.

XEM THÊM: THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Bước 3: Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án.

Trường hợp đương sự thuộc diễn được miễn án phí thì thời điểm thụ lý sẽ là thời điểm Thảm phán nhận được hồ sơ khởi kiện. Nếu không, vụ án sẽ được thụ lý khi người khởi kiện nộp lại biên lai cho Tòa.

Thẩm phán sẽ ra thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan về việc Tòa án đã thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày.

Bước 4: Chuẩn bị xét xử

Trong thời gian này, tùy vào tình hình cụ thể mà Tòa án có thể tổ chức hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau trước. Nếu thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sư. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Ngược lại, nếu các bên hòa giải không thành, Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Tranh chấp đất đai là loại tranh chấp phức tạp. Trường hợp bạn cần Luật sư tham gia tranh tụng tại Tòa; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì có thể liên hệ số điện thoại/ Zalo 0979.964.828 để được hỗ trợ.

Bước 5: Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án.

Sau khi có Bản án sơ thẩm, đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai.

Hiện nay, kinh tế – xã hội không ngừng phát triển, các giao dịch liên quan đến đất đai xuất hiện ngày càng nhiều. Vì thế, nhu cầu về luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai cũng tăng cao. Hiểu được vấn đề đó, Luật sư đất đai – Luật Hùng Bách luôn nâng cao chất lượng dịch vụ pháp lý nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho khách hàng. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, Luật Hùng Bách tự tin là một trong những đơn vị đi đầu trong việc hỗ trợ giải quyết tranh chất đất đai. Cụ thể:

  • Tư vấn quy định pháp luật về nhà đất; thủ tục giải quyết tranh chấp nhà đất; quy định về thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  • Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai; tranh chấp về mua bán, chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất;…
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai; Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; Đơn khởi kiện; chuẩn bị hồ sơ pháp lý cần thiết.
  • Tư vấn, hướng dẫn thu thập hồ sơ, tài liệu, chứng cứ cần thiết;
  • Cử Luật sư nhận ủy quyền tham gia giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan có thẩm quyền;…

Liên hệ Luật sư uy tín – Luật Hùng Bách.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về “Thủ tục giải quyết tranh chấp lối đi chung”. Trường hợp bạn đang gặp vướng mắc pháp lý về các lĩnh vực như: Dân sự, Hình sự, Hành chính, Hôn nhân gia đình, Đất đai, Doanh nghiệp,… Hãy liên hệ với Luật Hùng Bách theo các phương thức sau:

5/5 - (2 bình chọn)
Tường Vy

Recent Posts

ĐƠN KÊU OAN TRÌNH BÀY NHƯ THẾ NÀO?

Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…

3 tháng ago

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ MẪU ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…

3 tháng ago

CÁC MẪU ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ TRONG HÌNH SỰ

Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…

3 tháng ago

DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ UY TÍN

Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…

3 tháng ago

LƯU Ý PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM MUA CHUNG CƯ AN TOÀN

Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…

5 tháng ago

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

8 tháng ago