Hiện nay trong quan hệ lao động thường phát sinh mâu thuẫn giữa người sử dụng lao động và người lao động. Tùy vào từng trường hợp mà những mâu thuẫn này có thể dẫn đến tranh chấp lao động. Một vấn đề quan trọng mà nhiều người quan tâm khi xảy ra tranh chấp lao động là cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Nếu bạn cũng có thắc mắc này, bạn có thể tham khảo bài viết “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động“ dưới đây của Luật Hùng Bách. Trường hợp có vấn đề chưa rõ hoặc cần được tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động. Bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn lao động của Luật Hùng Bách qua số 0988.732.880 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.
MỤC LỤC
Tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 thì tranh chấp lao động được định nghĩa như sau:
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động. Tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau. Tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Như vậy, có thể hiểu tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Hoặc tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau. Hoặc là tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Khi phát sinh tranh chấp trong quan hệ lao động, các bên có thể giải quyết bằng việc thỏa thuận với nhau. Hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Giải quyết tranh chấp lao động là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành những thủ tục luật định nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động.
(i) Giữa người lao động với người sử dụng lao động;
(ii) Giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
(iii) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
(i) Tranh chấp lao động tập thể về quyền: Là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động. Hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp sau đây:
(ii) Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
Theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Lao động, thì Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
1. Hòa giải viên lao động;
2. Hội đồng trọng tài lao động;
3. Tòa án nhân dân.
* Lưu ý: Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết. Trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải theo khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động.
Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Lao động, thì Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:
1. Hòa giải viên lao động;
2. Hội đồng trọng tài lao động;
3. Tòa án nhân dân.
* Lưu ý: Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
Theo quy định tại Điều 195 Bộ luật Lao động , thì Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
1. Hòa giải viên lao động;
2. Hội đồng trọng tài lao động.
* Lưu ý: Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.
Các tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết. Trừ các tranh chấp không bắt buộc thông qua thủ tục hoà giải như:
Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau:
* Lưu ý: Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 189 BLLĐ.
– Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định.
– Các tranh chấp lao động cá nhân không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải gồm:
Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch UBND cấp huyện không giải quyết.
– Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm:
– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp.
– Các tranh chấp khác về lao động. Trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định.
Khi tranh chấp lao động xảy ra, các bên có thể tự thương lượng, hoà giải với nhau để đưa ra phương án giải quyết. Việc thương lượng, hoà giải không phải là bắt buộc. Do vậy, nếu các bên có thiện chí, hợp tác, muốn tự thương lượng, hoà giải với nhau mà không phải đưa ra bất kỳ cơ quan nào giải quyết thì có thể chọn cách này.
Tuy nhiên, thực tế khi tranh chấp lao động xảy ra việc các bên thống nhất tự thương lượng, hoà giải với nhau là điều rất khó. Vì tranh chấp xảy ra thông thường sẽ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của một bên trong quan hệ lao động. Do vậy, khó có thể đạt được sự thống nhất giữa các bên.
Khiếu nại lao động là việc người lao động, người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, người thử việc yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động. Yêu cầu xem xét lại quyết định, hành vi về lao động của người sử dụng lao động khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Hoặc quá thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết. Thì người khiếu nại có quyền khởi kiện tại tòa án hoặc thực hiện khiếu nại lần hai.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa thì không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu. Hoặc đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa thì không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Hòa giải viên lao động là người do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.
Chính phủ quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, chế độ, điều kiện hoạt động và việc quản lý hòa giải viên lao động. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động, bổ nhiệm Chủ tịch, thư ký và các trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động.
Khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, Hội đồng trọng tài lao động quyết định thành lập Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp như sau:
Ban trọng tài lao động làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Trừ trường hợp các bên tranh chấp cùng lựa chọn một trọng tài viên để giải quyết tranh chấp.
Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, chế độ và điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động; tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động; việc thành lập và hoạt động của Ban trọng tài lao động.
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về lao động ở cấp sơ thẩm. Đối với các tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp. Thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở cấp sơ thẩm.
Căn cứ khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền theo lãnh thổ được xác định như sau:
– Trường hợp các bên không có thỏa thuận: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc (bị đơn là cá nhân). Hoặc nơi bị đơn có trụ sở (bị đơn là cơ quan, tổ chức).
– Trường hợp các bên có thỏa thuận: Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn (nguyên đơn là cá nhân). Hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn (nguyên đơn là cơ quan, tổ chức).
Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn về việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. Bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách theo số 0988.732.880 (Zalo) để được tư vấn, giải đáp.
>>> Xem thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động mới nhất
Nếu bạn cần Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động. Bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách theo một trong các cách sau:
Bạn có thể tham khảo Dịch vụ luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động và bảng phí dịch vụ của Luật Hùng Bách TẠI ĐÂY. Hoặc liên hệ trực tiếp Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách theo một trong các cách trên để được tư vấn, báo phí cụ thể.
Trân trọng!
Cloud.
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…