Việc phân chia tài sản thừa kế được thực hiện theo thỏa thuận của các đồng thừa kế. Tuy nhiên, nếu có tranh chấp xảy ra thì các bên sẽ cần giải quyết theo thủ tục khởi kiện dân sự tại Tòa án. Khi đó, vấn đề thời hiệu yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật được đặt ra. Vậy thời hiệu phân chia di sản thừa kế là gì? Hết thời hiệu có được phân chia di sản thừa kế không? Bài viết “THỜI HIỆU KHỞI KIỆN CHIA DI SẢN THỪA KẾ LÀ BAO LÂU” do Luật sư Thừa kế Luật Hùng Bách biên soạn sẽ giúp bạn đọc giải đáp vấn đề này. Hoặc bạn đọc có thể liên hệ Số điện thoại/Zalo:0979.564.828 để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể.
MỤC LỤC
Thời hiệu là khoảng thời gian được pháp luật quy định mà khi kết thúc khoảng thời gian đó, hậu quả pháp lý được phát sinh đối với chủ thể theo điều kiện. Còn thừa kế người thừa kế được thừa hưởng tài sản của người đã mất.
Trường hợp có nhiều hơn 01 người thừa kế, các đồng thừa kế phải tiến hành thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Việc phân chia di sản thừa kế được thực hiện theo 02 hình thức.
“Thừa kế theo di chúc” và “Thừa kế theo hàng thừa kế pháp luật”
Có thể hiểu, thời hiệu thừa kế là khoảng thời gian giải quyết phân chia di sản thừa kế của theo luật định. Hết thời hạn này, hậu quả pháp lý ứng với phần di sản thừa kế được quy định theo pháp luật. Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế được quy định phù hợp với tính chất của di sản, cụ thể:
Khoản 1 Điều 623 Bộ Luật Dân Sự 2015 (BLDS) quy định:
Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
Như vậy, để xác định thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế; phải xác định được thời điểm tính thời hiệu thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di sản chết. Việc này được xác định như sau:
Tình huống: Chào Luật Sư, gia đình tôi có bốn người gồm hai anh em cùng với bố mẹ sinh sống trên mảnh đất ở Thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắc Nông của ông bà Nội từ năm 1970. Sau khi ông bà mất (1979), chúng tôi sinh sống và canh tác ổn định trên mảnh đất này. Hiện nay, do bố mẹ tôi đã mất (2019) nên các bác bên Nội có yêu cầu phân chia di sản thừa kế. Tôi muốn hỏi họ yêu cầu như vậy là có căn cứ không? Vì từ nhỏ đến lớn anh em tôi đều sinh sống tại mảnh đất trên. Cơ quan có thẩm quyền ở địa phương cũng đã đo đạc cấp sổ đỏ đứng tên bố tôi (2005).
Như bạn trình bày, ông bà Nội bạn đã mất từ năm 1979 và phần di sản của ông bà có một mảnh đất tại tỉnh Đắc Nông. Khi mất phần di sản do gia đình bạn quản lý liên tục đến nay (2023). Tuy nhiên đây vẫn là phần di sản của ông bà nên các con ruột sẽ là những người thừa kế hợp pháp. Do đó, các bác của bạn có căn cứ yêu cầu giải quyết phân chia thừa kế theo pháp luật. Nhưng đó là trong trường hợp bạn hoặc các người có quyền và nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện di sản thừa kế.
Mốc thời gian Pháp lệnh thừa kế 1990 có hiệu lực thi hành – Ngày 10/09/1990
Nội dung điều chỉnh của Pháp lệnh là các vấn đề xoay quanh lĩnh vực thừa kế. Đối với hiệu lực thừa kế, vấn đề xác định thời điểm tính thời hiệu thừa kế được đặt ra. Cụ thể, những việc thừa kế mở trước ngày Pháp Lệnh này có hiệu lực, thì thời gian tính thời hiệu thừa kế là ngày 10/09/1990 trở đi.
Đối với những giao dịch dân sự trước ngày 01/07/1991l; nghị quyết 58/1998 có quy định như sau:
Áp dụng đối với trường hợp của bạn, thời điểm mở thừa kế là 1979 (thời điểm ông bà bạn mất). Nên thời điểm tính thời hiệu thừa kế là ngày 10/09/1990. Tính đến thời điềm hiện tại là tháng 05 năm 2023 là 32 năm 08 tháng, tức là đã hết thời hiệu khởi kiện. Nên bạn có thể yêu cầu Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện và bác yêu cầu của nguyên đơn.
LIÊN HỆ LUẬT SƯ THỪA KẾ: 0979.564.828 (Zalo/Viber/Whatsapp)
Dẫn chiếu theo tình huống trên, đặt ra vấn đề rằng khi hết thời hiệu phân chia di sản thừa kế thì di sản được xử lý thế nào? BLDS 2015 quy định về 03 trường hợp xử lý khi hết thời hiệu yêu cầu chia di sản như sau:
Khoản 2 điều 149 BLDS 2015 quy định:
2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Theo quy định trên, không phải mọi trường hợp hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế thì tài sản đương nhiên thuộc về người chiếm hữu. Thời hiệu khởi kiện chỉ được áp dụng khi có yêu cầu của đương sự. Do đó việc khởi kiện phân chia di sản thừa kế vẫn có thể diên ra theo đúng quy định. Tuy nhiên việc này xảy ra khá hiếm, vì tính chất xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của mỗi cá nhân.
LIÊN HỆ LUẬT SƯ THỪA KẾ: 0979.564.828 (Zalo/Viber/Whatsapp)
Phí dịch vụ tư vấn; thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 0979.964.828 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.
Mời bạn đọc xem thêm bài viết: Tặng cho đất đai theo quy định mới nhất
Nếu bạn cần tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai, bạn có thể liên hệ đến Luật Hùng Bách làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Xem thêm: Thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Trân trọng!
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…