Luật sư Ly hôn

THỦ TỤC LY HÔN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON MỚI NHẤT

Câu hỏi: Tôi và chồng đang cư trú tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi có một người con chung là cháu Nguyễn T.A, năm nay được 6 tuổi. Vài năm trở lại đây chồng tôi thường xuyên ăn nhậu, say xỉn. Mỗi lần như vậy là về nhà chửi bới, đánh đập vợ con. Hai bên đình nội, ngoại đều khuyên can nhưng chồng tôi vẫn không thay đổi. Vì vậy tôi muốn ly hôn và giành quyền nuôi con. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chúng tôi. Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách tư vấn cho bạn như sau:

Tòa án nào giải quyết thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con?

Tòa án là một trong những cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo pháp luật Việt Nam. Đối với vụ án về ly hôn giành quyền nuôi con, thẩm quyền giải quyết tranh chấp được xác định như sau:

Thẩm quyền của Tòa án

Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.

Theo khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án gồm:

“1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn”.

Thẩm quyền của Tòa án theo cấp

Khoản 1, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện gồm:

“a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này”;

Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

Theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy, tranh chấp hôn nhân và gia đình (không có yếu tố nước ngoài) thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Cụ thể là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc giải quyết. Trong trường hợp thỏa thuận được thì nguyên đơn có quyền thực hiện thủ tục ly hôn tại tòa án nơi mình cư trú.

Trả lời câu hỏi của bạn, vợ chồng bạn đều đang cư trú tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn, giành quyền nuôi con của bạn là Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm: CÁCH LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG THEO TƯ VẤN CỦA LUẬT SƯ

Luật sư ly hôn giành quyền nuôi con – 0988.732.880

Hồ sơ ly hôn giành quyền nuôi con

Muốn yêu cầu Toà án giải quyết một vụ việc, người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ, tài liệu kèm theo. Đối với ly hôn giành quyền nuôi con được xác định là một vụ án dân sự, có sự tranh chấp giữa các bên. Hồ sơ ly hôn giành quyền nuôi con gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1. Đơn khởi kiện (Bản chính).

2. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính).

3. CMND/CCCD/Hộ chiếu của vợ, chồng (Bản sao có chứng thực).

4. Sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ xác nhận nơi cư trú của vợ, chồng (Bản sao có chứng thực).

5. Giấy khai sinh của các con (Bản sao có chứng thực).

6. Tài liệu, chứng cứ chứng minh vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng: Sổ khám bệnh, đơn thuốc, hình ảnh, video về hành vi bạo lực gia đình…

7. Tài liệu, giấy tờ chứng minh tài sản chung, nợ chung của vợ chồng (nếu có): Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giấy tờ về đăng ký xe; Sổ tiết kiệm; Hợp đồng vay nợ…

Bên cạnh các giấy tờ cơ bản như nêu trên, để giành quyền nuôi con, cha, me cần chứng minh điều kiện, khả năng của bản thân chăm lo cho con tốt nhất. Kèm theo đó là các tài liệu, chứng cứ thể hiện việc bên còn lại có lỗi nghiêm trọng dẫn đến vợ, chồng ly hôn.

Các tài liệu, chứng cứ trên bao gồm:

1. Tài liệu, chứng cứ chứng minh khả năng nuôi con sau khi ly hôn:

  • Điều kiện về vật chất: Thu nhập, chỗ ở…
  • Điều kiện về tinh thần: Thời gian chăm sóc, giáo dục con; nhân cách đạo đức     ; học vấn;…

2. Tài liệu, chứng cứ chứng minh chồng của bạn không đủ điều kiện nuôi con sau khi ly hôn:

  • Điều kiện về vật chất: Thu nhập, chỗ ở,…
  • Điều kiện về tinh thần: Thời gian chăm sóc, giáo dục con; nhân cách đạo đức của cha, mẹ; trình độ học vấn của cha, mẹ;…….
  • Những tài liệu, chứng cứ khác liên quan đến yếu tố lỗi dẫn đến ly hôn: Hành vi bạo hành gia đình; thói quen ăn chơi, lối sống không lành mạnh của đối phương;……

3. Các tài liệu, chứng cứ khác (nếu có): Biên bản hòa giải, làm việc tại xã/phường/thị trấn…

Liên hệ ngay cho Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo/Viber 0988.732.880 để được hỗ trợ và hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện ly hôn giành quyền nuôi con.

Xem thêm: LY HÔN TRANH CHẤP QUYỀN NUÔI CON GIẢI QUYẾT THẾ NÀO?

Thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con

Giành quyền nuôi con hay thủ tục khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo các bước dưới đây. Cụ thể:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện như hướng dẫn của Luật Hùng Bách.

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện

Người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú theo phương thức:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi hồ sơ qua bưu điện;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Xem thêm: CÁCH GIÀNH QUYỀN NUÔI CON DƯỚI 3 TUỔI KHI LY HÔN

Bước 3: Xem xét đơn khởi kiện

Thẩm phán được Tòa án phân công tiến hành xem xét đơn và đưa ra một trong các quyết định:

  • Sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Thụ lý vụ án;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện;
  • Trả lại đơn khởi kiện nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 4: Thụ lý đơn khởi kiện                         

Trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết và làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.

Thẩm phán thụ lý đơn khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Bước 5: Chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử ly hôn đơn phương là 04 tháng. Trường hợp vụ án phức tạp; cần thu thập thêm tài liệu, chứng cứ; … thời gian chuẩn bị xét xử có thể được gia hạn thêm 02 tháng.

Trong thời gian chuẩn bị xét xử, Thẩm phán có thể ban hành một trong các quyết định sau:

  • Công nhận sự thỏa thuận của hai bên;
  • Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án;
  • Chuyển vụ án vì không thuộc thẩm quyền;
  • Đưa vụ án ra xét xử,…

Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

Tòa án mở phiên tòa trong vòng 01 tháng sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian mở phiên tòa có thể kéo dài đến 02 tháng.

Như vậy, theo phân tích cũng như quy định trên, nếu theo thủ tục thông thường thì một vụ án ly hôn đơn phương sẽ được giải quyết trong thời gian từ 05 – 08 tháng.

Liên hệ ngay cho Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo/Viber 0988.732.880 để được tư vấn, hướng dẫn thủ tục khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con.

Thủ tục giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn

Điều kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp:

“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ”.

Như vậy, trường hợp sau khi ly hôn bạn muốn giành quyền nuôi con thì phải thuộc một trong những trường hợp nêu trên.

Xem thêm: MUỐN THAY ĐỔI QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN CẦN LÀM GÌ?

Trình tự, thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn trong trường hợp các bên thỏa thuận được

Khi bạn muốn pháp luật công nhận thoả thuận thay đổi quyền nuôi con của các bên. Hai bên có thể yêu cầu Toà án giải quyết. Các bước thủ tục sẽ thực hiện như sau:

Bước 1: Thu thập tài liệu, chứng cứ

  • Văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
  • Nguyện vọng của con trong trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

  1. Đơn yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con (Bản chính).
  2. CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của người khởi kiện và người đang trực tiếp nuôi con (Bản sao có chứng thực);
  3. Giấy khai sinh của con (Bản sao có chứng thực);
  4. Bản án hoặc quyết định của Tòa án trước đó về việc đồng ý cho người đang trực tiếp nuôi con được nuôi con (Bản sao có chứng thực);
  5. Văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con (Bản chính).
  6. Tài liệu, chứng cứ về nguyện vọng của con (nếu có).

Bước 3: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Người yêu cầu nộp hồ sơ yêu cầu đến Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về sự thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc.

Bước 4: Tòa án tiến hành xem xét hồ sơ

Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán thông báo cho người yêu cầu nộp lệ phí. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

Bước 5: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu

Thông thường, thời hạn xét đơn yêu cầu là 01 tháng. Trong thời hạn xét đơn yêu cầu, Toà án tiến hành công việc sau đây:

  • Yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ;
  • Trường hợp đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ; triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng;
  • Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu;
  • Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

Bước 6: Tiến hành phiên họp giải quyết việc yêu cầu.

Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết việc dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp.

Như vậy, có thể tính được thời gian từ lúc đương sự nộp hồ sơ đến lúc Toà án mở phiên họp là 02 – 04 tháng.

Trường hợp bạn cần thực hiện thủ tục thay đổi quyền nuôi con nhanh; Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ thay đổi quyền nuôi con nhanh với thời gian từ 20 đến 30 ngày làm việc và vợ chồng chỉ cần đến toà 1 buổi. Vui lòng liên hệ cho Luật Hùng Bách theo số Điện thoại/Zalo/Viber 0988.732.880 để được tư vấn, hỗ trợ.

Trình tự, thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn trong trường hợp các bên không thỏa thuận được

Bước 1: Thu thập tài liệu, chứng cứ

  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp nuôi con: không đảm bảo điều kiện về vật chất như không có chỗ ở ổn định, công việc và thu nhập thấp không đảm bảo việc chăm sóc con…; không đảm bảo điều kiện về tinh thần như: không có thời gian chăm sóc con; tư cách đạo đức; có hành vi bỏ bê, chửi mắng con…
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh người khởi kiện có đủ điều kiện trực tiếp nuôi con: đủ điều kiện về vật chất như có chỗ ở ổn định, công việc, thu nhập ổn định …; đảm bảo điều kiện về tinh thần như thời gian chăm sóc, quan tâm con; trình độ học vấn; tư cách đạo đức…
  • Nguyện vọng của con trong trường hợp con từ 7 tuổi trở lên;

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

  1. Đơn khởi kiện (Bản chính);
  2. CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của người khởi kiện và người đang trực tiếp nuôi con (Bản sao có chứng thực);
  3. Giấy khai sinh của con (Bản sao có chứng thực);
  4. Bản án/ Quyết định của Tòa án trước đó về việc đồng ý cho người đang trực tiếp nuôi con được nuôi con (Bản sao có chứng thực);
  5. Tài liệu, chứng cứ chứng minh người khởi kiện có đủ điều kiện nuôi con sau khi ly hôn;
  6. Tài liệu, chứng cứ chứng minh người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện nuôi con sau khi ly hôn;
  7. Tài liệu, chứng cứ về nguyện vọng của con (nếu có).

Bước 3: Nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú theo phương thức: nộp trực tiếp tại Tòa án; Nộp qua đường bưu điện hoặc nộp thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 4: Tòa án xem xét thụ lý hồ sơ

Trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết và làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.

Thẩm phán thụ lý đơn khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Bước 5: Chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử ly hôn đơn phương là 04 tháng. Trường hợp vụ án phức tạp; cần thu thập thêm tài liệu, chứng cứ; … thời gian chuẩn bị xét xử có thể được gia hạn thêm 02 tháng.

Trong thời gian chuẩn bị xét xử, Thẩm phán có thể ban hành một trong các quyết định sau:

  • Công nhận sự thỏa thuận của hai bên;
  • Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án;
  • Chuyển vụ án vì không thuộc thẩm quyền;
  • Đưa vụ án ra xét xử,…

Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

Tòa án mở phiên tòa trong vòng 01 tháng sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian mở phiên tòa có thể kéo dài đến 02 tháng.

Như vậy, theo phân tích cũng như quy định trên,  một vụ dân sự thông thường sẽ được giải quyết trong thời gian từ 05 – 08 tháng.

Thủ tục thay đổi quyền nuôi con tương đối khó khăn, phức tạp. Bên muốn giành lại quyền nuôi con phải chuẩn bị hồ sơ một cách kỹ lưỡng, đầy đủ tài liệu, chứng cứ như chúng tôi đã đề cập trên. Trường hợp bạn không biết phải chuẩn bị tài liệu, chứng cứ như thế nào; hay bạn không có thời gian đi lại, khó khăn trong việc thực hiện thủ tục. Hãy liên hệ cho Luật Hùng Bách theo Điện thoại/Zalo/Viber 0988.732.880 để được tư vấn, hỗ trợ.

Cần làm gì để được giành quyền nuôi con

Như những gì Luật Hùng Bách đã đề cập trên, giành quyền nuôi con khi có tranh chấp, bạn cần thực hiện các công việc sau:

  • Thu thập hồ sơ, tài liệu chứng minh cho việc đối phương không chăm sóc tốt cho con, không có điều kiện nuôi con;
  • Chuẩn bị tài liệu, chứng cứ chứng minh khả năng, điều kiện nuôi con của bản thân;
  • Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện/ hồ sơ yêu cầu theo hướng dẫn của Luật Hùng Bách nêu trên.
  • Thực hiện đúng các trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật;
  • Phối hợp với Tòa án và các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình giải quyết vụ việc.

Trên đây là một số bước cơ bản để thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con trong và sau khi ly hôn. Hãy liên hệ cho Luật Hùng Bách theo Điện thoại/Zalo/Viber 0988.732.880 để được tư vấn.

Luật sư tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con – Luật Hùng Bách

Tự tin là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc giải quyết ly hôn. Luật Hùng Bách cung cấp các dịch vụ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bạn như sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật về ly hôn: điều kiện ly hôn; giải quyết tranh chấp về con chung, cấp dưỡng cho con; tranh chấp tài sản chung, nợ chung; …
  • Hỗ trợ soạn thảo mẫu đơn ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương; hướng dẫn cách viết đơn ly hôn theo đúng quy định pháp luật;
  • Hỗ trợ soạn thảo các văn bản khác có liên quan nhằm hoàn thiện hồ sơ ly hôn;
  • Tư vấn, hướng dẫn thủ tục ly hôn trong nước và ly hôn có yếu tố nước ngoài;
  • Hướng dẫn, hỗ trợ thu thập hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ chứng minh giành quyền nuôi con;
  • Hỗ trợ kiểm tra, đánh giá tài liệu, hồ sơ và tư vấn, đưa ra phương án ly hôn giành quyền nuôi con trong từng trường hợp cụ thể;
  • Cùng với bạn tham gia các buổi làm việc; phiên họp; phiên tòa xét xử bảo vệ quyền nuôi con khi ly hôn và sau khi ly hôn;
  • Tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục kháng cáo bản bán ly hôn;
  • Tư vấn, giải đáp các thắc mắc khác liên quan đến ly hôn giành quyền nuôi con trong nước và có yếu tố nước ngoài.

Xem thêm: CÁCH LY HÔN NHANH NHẤT THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Liên hệ Luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách

Trên đây là nội dung của Luật Hùng Bách về “Thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con mới nhất”. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý uy tín, trách nhiệm và có kinh nghiệm. Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ pháp lý trên phạm vi toàn quốc. Bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách thông qua các cách sau:

Trân Trọng!

Mỹ Duyên.

5/5 - (1 bình chọn)
Cương Đặng

Recent Posts

ĐƠN KÊU OAN TRÌNH BÀY NHƯ THẾ NÀO?

Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…

3 tháng ago

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ MẪU ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…

3 tháng ago

CÁC MẪU ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ TRONG HÌNH SỰ

Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…

3 tháng ago

DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ UY TÍN

Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…

3 tháng ago

LƯU Ý PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM MUA CHUNG CƯ AN TOÀN

Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…

5 tháng ago

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

8 tháng ago