LY HÔN TRANH CHẤP QUYỀN NUÔI CON GIẢI QUYẾT THẾ NÀO?


Ly hôn tranh chấp quyền nuôi con là dạng tranh chấp phổ biến hiện nay. Cha/mẹ đều muốn mình được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con chung. Khi ly hôn vợ chồng tranh chấp giành quyền nuôi con thì giải quyết như thế nào? Điều kiện để được giao quyền nuôi con khi có tranh chấp là gì? Pháp luật quy định thế nào về hồ sơ, thủ tục tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn? Để hiểu rõ về vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây, hoặc liên hệ Luật Hùng Bách qua số 0988.732.880 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.

Quy định về quyền nuôi con khi ly hôn

Luật quyền nuôi con khi ly hôn

Khi ly hôn, quan hệ vợ chồng chấm dứt. Tuy nhiên, sau khi ly hôn, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con không chấm dứt. Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định: sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đối với:

  • Con chưa thành niên.
  • Con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
  • Con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Pháp luật tôn trọng thỏa thuận của vợ chồng về quyền nuôi con khi ly hôn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào ly hôn vợ, chồng cũng có thể thỏa thuận về quyền nuôi con, cấp dưỡng nuôi con.

Đối với trường hợp vợ chồng tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn, pháp luật quy định quyền nuôi con tại khoản 2, 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình như sau:

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Cha/mẹ không được Tòa án giao quyền nuôi con khi ly hôn vẫn có quyền, nghĩa vụ đối với con mình. Phải tôn trọng quyền được sống chung với người trực tiếp nuôi dưỡng. Bên cạnh đó, cha/mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Tuy nhiên, nếu người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Cha, mẹ trực tiếp nuôi dưỡng có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi dưỡng thực hiện nghĩa vụ của mình. Yêu cầu người không trực tiếp nuôi con tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Điều kiện giành quyền nuôi con khi có tranh chấp

Luật sư tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con – 0988.732.880

Theo quy định tại điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Việc ai sẽ người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn sẽ do vợ chồng tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn bao gồm:

Thứ nhất: Điều kiện về vật chất để giành quyền nuôi con.

  • Điều kiện về chỗ ở ổn định: cha mẹ cần có chỗ ở ổn định cho con có thể sống, sinh hoạt bình thường. Chỗ ở có thể là nhà riêng; nhà của bố mẹ; hoặc nhà thuê lâu dài.
  • Điều kiện về kinh tế, thu nhập. Để giành quyền nuôi con khi ly hôn, cha mẹ cần đảm bảo điều kiện về kinh tế đủ để đảm bảo đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho con.

Thứ hai: Điều kiện về tinh thần để giành quyền nuôi con.

  • Điều kiện về thời gian chăm sóc, nuôi dạy con. Vợ hoặc chồng khi giành quyền nuôi con cần đảm bảo đủ thời gian để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con. Trường hợp một bên vì lý do công việc hoặc lý do khác mà không có thời gian trông nom, chăm sóc con so với bên còn lại thì có thể bất lợi khi ly hôn giành quyền nuôi con.
  • Điều kiện về sức khỏe đảm bảo để chăm sóc nuôi dưỡng con.

Việc một bên vợ, chồng vi phạm đạo đức; vi phạm nghĩa vụ vợ chồng dẫn đến ly hôn; hoặc có hành vi phạm pháp, có tiền án, tiền sự thì tòa sẽ ưu tiên giành quyền nuôi con cho bên còn lại hơn.

Ly hôn tranh chấp quyền nuôi con trên 3 tuổi

Luật Hùng Bách nhận được câu hỏi từ bạn đọc với nội dung như sau: Chào Luật sư, vợ chồng tôi kết hôn với nhau năm vào năm 2017. Chúng tôi có với nhau một con chung, nay cháu đã được hơn 3 tuổi. Trong thời gian chung sống, chồng tôi thường xuyên đi sớm về khuya, không quan tâm, chăm sóc gia đình. Hơn nữa, chồng tôi còn có mối quan hệ với người phụ nữ khác bên ngoài. Nay tôi muốn ly hôn và giành quyền nuôi con nhưng chồng tôi không đồng ý. Tôi muốn ly hôn và được quyền nuôi con thì tôi cần phải chuẩn bị những gì? Mong luật sư tư vấn, giúp đỡ.

Trả lời: Chào bạn, Luật Hùng Bách tư vấn cách giải quyết tranh chấp quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn như sau:

Căn cứ để được Tòa án giao con trên 3 tuổi cho nuôi khi ly hôn

Hiện nay, con bạn đã trên 3 tuổi nên khi ly hôn bạn không còn được Tòa án ưu tiên giao con cho nuôi theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình nữa. Để Tòa án xem xét giao quyền nuôi con, bạn cần chứng minh mình đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con nhằm đảm quyền lợi tốt nhất cho con về mọi mặt.

Những điều kiện để giành quyền nuôi con trên 3 tuổi bao gồm:

Điều kiện về vật chất: điều kiện về kinh tế; điều kiện về chỗ ở.

Điều kiện về tinh thần: thời gian chăm sóc con của người cha/mẹ; tình cảm, sự yêu thương của cha/mẹ dành cho con; yếu tố về con người như đạo đức, học thức của người cha/mẹ; điều kiện về thể chất, sức khoẻ của người cha/mẹ.

Lưu ý: Bên cạnh việc chứng minh bạn đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi cho con, việc chứng minh chồng bạn không đủ điều kiện để nuôi con là lợi thế giúp khả năng được quyền nuôi con của bạn cao hơn.

Chứng cứ tranh chấp quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

Bạn muốn tranh chấp quyền nuôi con trên 3 tuổi thì bạn cần phải thu thập những chứng cứ chứng minh mình đủ điều kiện để nuôi con bao gồm:

Chứng cứ về điều kiện vật chất

Các chứng cứ chứng minh bạn đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi cho con khi ly hôn có thể gồm:

  • Hợp đồng lao động; Sao kê ngân hàng; Bảng lương; Số tiết kiệm;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, đất;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu với các tài sản khác như xe ô tô, xe máy;
  • Hợp đồng thuê nhà dài hạn;…

Chứng cứ về điều kiện tinh thần

  • Hợp đồng lao động; Xác nhận thời gian làm việc của nơi làm việc;
  • Bằng khen, huân chương; Giấy tờ chứng minh trình độ học thức;
  • Giấy khám sức khoẻ; …

Chứng cứ về việc chồng bạn không đủ điều kiện nuôi con 

Đối với trường hợp của bạn, chồng thường xuyên bỏ bê, không quan tâm con cái là căn cứ để Tòa án xem xét không giao con cho chồng nuôi dưỡng.

Việc chồng ngoại tình, đây là căn cứ để Tòa án xem xét, giải quyết cho ly hôn. Hành vi chung sống như vợ chồng với người khác khi đã có vợ chồng là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, chứng cứ về việc chồng bạn ngoại tình cũng cần được cung cấp cho Tòa án.

Bạn cần chuẩn bị các chứng cứ để giành quyền nuôi con khi ly hôn có tranh chấp gồm: 

  • Chồng bạn không tu chí làm ăn, thường xuyên ăn chơi làm tiêu tán tài sản gia đình; Có lối sống không lành mạnh;….
  • Chứng cứ vi phạm về nghĩa cụ của cha: Hành vi bỏ rơi con; Không chăm sóc cho con; Hành hạ, đánh đập con;….
  • Chứng cứ việc vi phạm nghĩa vụ vợ chồng dẫn đến ly hôn: Ngoại tình, bạo lực gia đình;….

Ngoài các chứng cứ trên, bạn có thể cung cấp các chứng cứ khác để giành quyền nuôi con như:

  • Chứng cứ về việc không đủ sức khỏe để giành quyền nuôi con: Hồ sơ bệnh án nếu có; sổ khám bệnh;….
  • Chồng bạn có các khoản nợ riêng như: Giấy tờ, hợp đồng vay nợ, cam kết nợ riêng,….

  • Chồng không có công việc ổn định; không có nơi ở ổn định.

  • Chứng cứ về việc không đủ phẩm chất đạo đức nuôi con: Biên bản, chứng cứ chứng minh việc thường xuyên vi phạm pháp luật; có tiền án, tiền sự hoặc đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự;….

Hãy liên hệ đến Luật sư bảo vệ quyền nuôi con – số Điện thoại/Zalo 0988.732.880 để được tư vấn, hỗ trợ thu thập hồ sơ giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Xem thêm: LÀM THẾ NÀO ĐỂ MẸ GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN?

Quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn thuộc về ai?

Khi cha mẹ ly hôn, con trên 7 tuổi sẽ được giải quyết theo các cách sau:

Thứ nhất: Vợ chồng có thể thỏa thuận, thống nhất với nhau về người sẽ trực tiếp nuôi dạy, chăm sóc con, mức cấp dưỡng nuôi con như thế nào, thỏa thuận của vợ chồng phải xuất phát từ lợi ích về mọi mặt của con. Khi đó, Tòa án sẽ công nhận thỏa thuận của vợ chồng về quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn.

Thứ hai: Trường hợp không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con thì vợ/chồng yêu cầu Tòa án giải quyết. Theo quy định pháp luật hiện hành, Tòa án sẽ dựa vào điều kiện của các bên để đưa ra quyết định. Bên nào có điều kiện tốt hơn Tòa án ưu tiên giao cho bên đó nuôi dưỡng. Đặc biệt, ở độ tuổi này con đã nhận thức rõ được tình cảm, tâm tư nguyện vọng của mình mong muốn sống với cha hoặc mẹ khi cha mẹ ly hôn. Do đó, Tòa án sẽ phải xem xét đến nguyện vọng của con trước khi đưa ra quyết định trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi dưỡng.

Giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn được không?

Khoản 2, điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014, quy định như sau:

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Theo quy định nêu trên, việc giành lại quyền nuôi con được thực hiện dựa trên căn cứ sau:

Vợ chồng thoả thuận được với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Sau khi ly hôn, cha/mẹ có thể thỏa thuận lại với nhau vấn đề nuôi dưỡng con chung. Khi các bên thống nhất được vấn đề thay đổi quyền nuôi con, các bên có quyền yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận này. Việc thỏa thuận phải xuất phát từ sự tự nguyện của hai bên, lợi ích về mọi mặt của con.

Khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Khi xảy ra tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con cần chứng minh được người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để tiếp tục nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của con.

Bên cạnh đó, người yêu cầu thay đổi quyền nuôi con cần chứng minh được mình đủ điều kiện giành quyền nuôi con như điều kiện về kinh tế, chỗ ở, khả năng chăm sóc con,…Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Để thực hiện thủ tục thay đổi quyền nuôi con, người yêu cầu cần phải khởi kiện yêu cầu Toàn án giải quyết và cung cấp cho Tòa những chứng cứ kèm theo để chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ.

Trường hợp cần hỗ trợ thủ tục giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn, bạn có thể liên hệ đến Luật Hùng Bách qua số điện thoại 0988.732.880 để được tư vấn.

Xem thêm: CÁCH GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI VỢ/CHỒNG TÁI HÔN

Thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con

Hồ sơ ly hôn giành quyền nuôi con

Để giải quyết vụ việc ly hôn tranh chấp quyền nuôi con, người khởi kiện cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:

  • Đơn khởi kiện ly hôn tranh chấp quyền nuôi con.
  • Giấy chứng nhận kết hôn (Bản chính/Bản trích lục).
  • CCCD/CMND/Hộ chiếu của vợ chồng (Bản sao chứng thực).
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú vợ chồng (Bản sao chứng thực).
  • Giấy khai sinh con (Bản sao).
  • Giấy tờ liên quan chứng minh tài sản trong trường hợp có tranh chấp về tài sản (Nếu có).
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh người khởi kiện đủ điều kiện về vật chất, tinh thần để đảm bảo việc nuôi con.
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh bên vợ/chồng vi phạm đạo đức; vi phạm nghĩa vụ vợ chồng; không đủ điều kiện về vật chất để nuôi con; …

Trình tự thủ tục ly hôn tranh chấp quyền nuôi con tại Tòa án

Để thực hiện thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con, người khởi kiện thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện ly hôn tranh chấp quyền nuôi con.

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn tranh chấp quyền nuôi con tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của bị đơn. Trong trường hợp bị đơn ở nước ngoài thì nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Bước 3: Tòa án xem xét đơn khởi kiện ly hôn tranh chấp quyền nuôi con. Nếu đơn hợp lệ, Tòa án tiến hành ra thông báo đóng tiền tạm ứng án phí. Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện. Nếu Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh. Sau đó, người khởi kiện nộp biên lai đóng tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ, tiến hành hòa giải.

Bước 5: Tòa án mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự. Thẩm phán ra bản án ly hôn. Nếu không đồng ý với bản án của Tòa án thì một trong các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định.

Để được hỗ trợ hồ sơ, thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con, bạn đọc liên hệ đến 0988.732.880 (Zalo) để được tư vấn.

Lợi ích khi thuê luật sư tư vấn, giải quyết ly hôn giành quyền nuôi con

Ly hôn tranh chấp quyền nuôi con là một trong những vụ án phức tạp, bởi lẽ các bên đương sự đều muốn mình được trực tiếp nuôi dưỡng con. Khi giải quyết tranh chấp, các bên cần am hiểu pháp luật khi chứng minh về điều kiện giành quyền nuôi con để tăng lợi thế cho mình. Vì vậy, luật sư tham gia giải quyết tranh chấp đóng góp vai trò quan trọng.

Luật sư sẽ tiến hành tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con theo từng trường hợp cụ thể. Khách hàng hàng được Luật sư phân tích hoàn cảnh, điều kiện có lợi, bất lợi từ đó đưa ra phương án giải quyết có lợi nhất cho khách hàng. Tư vấn cho khách hàng thẩm quyền giải quyết vụ việc. Thời điểm nào thích hợp khởi kiện giải quyết tranh chấp. Những tài liệu, chứng cứ phục vụ cho quá trình khởi kiện…

Trong giai đoạn tố tụng tại toà, Luật sư với kinh nghiệm xử lý nhiều vụ việc, am hiểu quy định pháp luật sẽ đánh giá chứng cứ đối phương cung cấp để đưa ra phương án bảo vệ tốt nhất cho khách hàng. Trực tiếp làm việc với cơ quan nhà nước, hỗ trợ khách hàng thu tập thêm tài liệu, chứng cứ nếu cần thiết. Bên cạnh đó, Luật sư còn có thể đánh giá xem quá trình thực hiện tố tụng của Tòa án có đúng quy định pháp luật hay không? Có xảy ra sai phạm trong quá trình giải quyết hay không? Từ đó đưa ra hướng giải quyết có lợi nhất cho khách hàng.

Dịch vụ luật sư tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

Luật Hùng Bách là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng tôi tự tin cung cấp tới khách hàng những gói dịch vụ pháp lý với các tiêu chí:

  • Hỗ trợ tư vấn pháp luật ly hôn tranh chấp quyền nuôi con;
  • Cung cấp mẫu đơn ly hôn; mẫu đơn ly hôn thuận tình của các tòa án;
  • Hỗ trợ soạn đơn ly hôn; hồ sơ ly hôn.
  • Tư vấn, hỗ trợ thu thập chứng cứ, tài liệu ly hôn thuận tình; ly hôn tranh chấp quyền nuôi con.
  • Giải quyết tranh chấp nuôi con khi ly hôn; tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn.
  • Dịch vụ luật sư ly hôn thuận tình nhanh;
  • Dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh;
  • Tham gia tố tụng giải quyết ly hôn phân chia tài sản;
  • Hỗ trợ các thủ tục pháp lý khác.

Liên hệ Luật sư ly hôn tranh chấp quyền nuôi con

Trên đây là nội dung của Luật Hùng Bách về “Ly hôn tranh chấp quyền nuôi con giải quyết như thế nào?“. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý uy tính, trách nhiệm và có kinh nghiệm chuyên sâu, Luật Hùng Bách cung cấp đến bạn dịch vụ pháp lý trên phạm vi toàn quốc.

Nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ quy định pháp luật về thủ tục ly hôn đơn phương, ly hôn đơn phương nhanh nhất, bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách thông qua các cách sau:

  • Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 33, Đường Số 4, Phường 7, quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Văn phòng Hà Tĩnh: Số 24 – 26 Phan Đình Phùng, phường Nam Hà, Tp. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
  • Văn phòng đại diện tại Nhật Bản: 581-0019, Osakafu, YaOshi, Minami, Kozaka aicho 2-1-23-101.
  • Điện thoại/Zalo/Viber/Whatsapp): 0988.732.880
  • Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach – https://www.facebook.com/Lhb.hcm
  • Trang web: https://lhblaw.vn/ – https://luathungbach.vn/
  • Email: luathungbach.hcm@gmail.com

Trân Trọng!

V.H

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *