Luật sư Thừa kế

LUẬT SƯ TƯ VẤN TRANH CHẤP QUYỀN THỪA KẾ ĐẤT ĐAI

Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của một người đã chết sang cho người còn sống. Tài sản thừa kế có thể là quyền sử dụng đất, nhà ở, xe, tiền gửi tiết kiệm, vốn góp trong kinh doanh, trong doanh nghiệp,… Hiện nay, tranh chấp thừa kế liên quan đến đất đai chiếm một số lượng lớn yêu cầu tại Tòa án. Giải quyết tranh chấp thừa kế tốn khá nhiều thời gian, công sức và có thể dẫn đến rạn nứt tình cảm gia đình. Do vậy, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về các giải quyết tranh chấp quyền thừa kế đất đai. Hoặc liên hệ Luật Hùng Bách qua số điện thoại/Zalo/Viber/Whatapps: 0979.564.828 để được tư vấn, hỗ trợ.

Ai có quyền thừa kế đất đai

Di sản bao gồm gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của ngươi chết trong khối tài sản chung với người khác. Đất đai là một loại di sản được pháp luật công nhận. Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật như sau:

Thừa kế đất đai theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người được hưởng di sản là người được người để lại di sản chỉ định trong di chúc. Tuy nhiên, những người sau đây vẫn được hưởng di sản mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Phần di sản được hưởng bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. Phần di sản này được hưởng trong các trường hợp sau:

  • Những người này không được người lập di chúc cho hưởng di sản;
  • Được hưởng di sản nhưng ít hơn hai phần ba của suất đó chia theo pháp luật.

Lưu ý: trường hợp trên không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc người không có quyền hưởng di sản theo quy định.

Xem thêm: Luật sư tư vấn luật thừa kế

Liên hệ Luật sư tư vấn tranh chấp quyền thừa kế đất đai: 0979.564.828 để được tư vấn thủ tục thừa kế đất đai!

Thừa kế đất đai theo pháp luật

Khác với thừa kế theo di chúc, thừa kế đất đai theo pháp luật phải đảm bảo dung hòa các mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, quyền lợi của bên thứ ba, của bên yếu thế và phải tuân theo quy định của pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất. Bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai. Bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba. Bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế khi hàng thừa kế trước thuộc các trường hợp sau:

  • Không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết;
  • Không có quyền hưởng di sản;
  • Bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Xem thêm: Luật sư tư vấn thủ tục thừa kế tài sản

Luật sư tư vấn tranh chấp quyền thừa kế đất đai – Liên hệ 0979.564.828

Trường hợp không được nhận thừa kế

Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người không được quyền hưởng di sản. Người được thừa kế nhưng có một trong các hành vi sau thì không được hưởng di sản. Cụ thể:

Hành vi đối với người để lại di sản:

  1. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản;
  2. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản;
  3. Người vi phạm nghiệm trong nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  4. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc.

Hành vi đối với di sản hoặc những người thừa kế khác:

  1. Người có hành giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản;
  2. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.

Như vậy, pháp luật quy định tương đối rõ về các trường hợp không được hưởng di sản. Luật Hùng Bách là đơn vị uy tín tư vấn phương án phân chia di sản thừa kế, đảm bảo quyền, lợi ích của các đồng thừa kế, của người thứ ba mà người chết có nghĩa vụ, bên yêu thế,… Liên hệ Luật Hùng Bách: 0979.564.828 để được tư vấn, hỗ trợ về thủ tục nhận di sản thừa kế.

Các bước để nhận thừa kế đất đai

Các đồng thừa kế có quyền phân chia di sản là đất đai kể từ thời điểm người để lại di sản chết. Việc khai tử được thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người để lại di sản chết. Thủ tục nhận thừa kế đất đai được thực hiện trong các trường hợp sau:

Nhận thừa kế đất đai khi có di chúc

Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất được định đoạt theo ý chí của người để lại theo nội dung di chúc. Việc nhận thừa kế đất đai được thực hiện thông qua các bước sau:

  • Bước 1: Công bố di chúc và họp mặt những người thừa kế;
  • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thừa kế theo di chúc;
  • Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận kết quả;
  • Bước 4: Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng di sản theo quy định.

Lưu ý: Tại Bước 3, Hồ sơ thừa kế đất đai được nộp tại Tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã để thực hiện việc công chứng, chứng thực theo quy định. Người được nhận thừa kế thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai để chuyển quyền sử dụng đất. Hồ sơ được nộp tại cơ quan đăng ký biến động đất đai của địa phương. Hồ sơ đăng ký biến động trong trường hợp nhận thừa kế bao gồm:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu;
  • Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế;
  • Trường hợp người thừa kế là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận của người để lại di chúc;
  • Hợp đồng ủy quyền (các đồng thừa kế ủy quyền cho một người thực hiện thủ tục).

Liên hệ Luật Hùng Bách: 0979.564.828 để nhận tư vấn, hỗ trợ thủ tục thừa kế đất đai khi có di chúc!

Nhận thừa kế đất đai khi không có di chúc

Thừa kế đất đai khi không có di chúc được thực hiện theo pháp luật. Việc thừa kế được thực hiện theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự do pháp luật quy định. Thủ tục được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Họp mặt những người thừa kế;
  • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thừa kế di sản;
  • Bước 3: Nộp hồ sơ và trả kết quả;
  • Bước 4: Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng di sản theo quy định.

Lưu ý: Tại Bước 3, Hồ sơ thừa kế đất đai được nộp tại Tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã để thực hiện việc công chứng, chứng thực theo quy định. Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện tương tự trường hợp thừa kế đất đai có di chúc.

Xem thêm: Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Cách nhận thừa kế đất đai khi có người không đồng ý

Tranh chấp thừa kế đất đai là dạng trang chấp phổ biến hiện nay. Tranh chấp thừa kế đất đai thường liên quan đến các trường hợp sau đây:

  • Tranh chấp về di sản. Một hoặc các đồng thừa kế không đồng ý với các kỷ phần được phân chia;
  • Tranh chấp về người hưởng thừa kế. Yêu cầu chia đất đai cho người nằm ngoài di chúc, xác nhận người được hưởng di sản theo pháp luật;
  • Tranh chấp bác bỏ quyền thừa kế. Khởi kiện yêu cầu Tòa án bác bỏ quyền hưởng di sản của người khác theo quy định;
  • Tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại. Một hoặc các đồng thừa kế khởi kiện yêu cầu Tòa án phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng với phần di sản được hưởng.

Dưới đây là các phương pháp giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai:

Hòa giải, thương lượng tại nhà

Hòa giải, thương lượng tại nhà giúp các bên giảm thiểu thời gian giải quyết tranh chấp, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của các bên. Việc hòa giải, thương lượng tại nhà có thể được thực hiện như sau:

  • Các đồng thừa kế tự tổ chức hòa giải, thương lượng;
  • Thông qua bên thứ ba tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, khu phố. Những người này có thể là trưởng thôn, trưởng khu phố, cán bộ tư pháp về hưu,…;
  • Thông qua Luật sư.

Việc tổ chức hòa giải, thương lượng tại nhà phải xem xét đến các yếu tố sau:

  • Đối với di sản. Giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất của người để lại di sản,…;
  • Đối với người thừa kế. Người được thừa kế đang thi hành án phạt tù, đang ở nước ngoài, có hành vi ngược đãi người để lại di sản,…;
  • Đối với việc chia thừa kế. Kỷ phần thừa kế chia không công bằng, liên quan đến người thứ ba mà người để lại di sản có nghĩa vụ,…;
  • Thiện chí thương lượng, hòa giải của các bên. Trường hợp mâu thuẫn của các bên đã gay gắt, quyền, lợi ích vẫn không được dung hòa thì việc hòa giải, thương lượng là điều bất khả thi.

Do đó, việc nhờ một bên thứ ba am hiểu quy định pháp luật để tổ chức thương lượng, hòa giải là điều hết sức cần thiết. Luật sư sẽ đưa ra phương án phân chia di sản tối ưu trên cơ sở quy định pháp luật. Liên hệ Luật Hùng Bách: 0979.564.828 để được tư vấn, hỗ trợ thương lượng, hòa giải tại nhà!

Hòa giải, thương lượng tại UBND

Pháp luật khuyến khích các bên có đơn yêu cầu UBND cấp xã tổ chức hòa giải, thương lượng để giải quyết tranh chấp. Việc này không bắt buộc khi có tranh chấp thừa kế đất đai. Kết quả hòa giải thành không bắt buộc các bên phải thực hiện. Việc hòa giải do Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai của UBND cấp xã thực hiện. Thời gian giải quyết là 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Xem thêm: Chia tài sản thừa kế khi có người không đồng ý

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Tranh chấp thừa kế đất đai được giải quyết bằng Bản án/Quyết định của Tòa án. Thời hiệu để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thừa kế là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản. Các bước để giải quyết tranh chấp tại Tòa án như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. Mẫu đơn khởi kiện sử dụng theo mẫu quy định. Nộp theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
  • Bước 2: Nộp tạm ứng án phí. Người khởi kiện nhận thông báo và nộp tạm ứng theo giá ngạch mà pháp luật quy định;
  • Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án. Tòa án ra thông báo thụ lý giải quyết vụ án;
  • Bước 4: Chuẩn bị xét xử. Tòa án triệu tập các bên để lấy lời khai, yêu cầu đương sự thu thập, bổ sung tài liệu chứng cứ. Tòa án tiến hành thẩm định, định giá tài sản. Thẩm phán phụ trách vụ việc mở phiên kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải;
  • Bước 5: Mở phiên tòa xét xử. Hết thời hạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Đương sự có quyền kháng cáo bảng án sơ thẩm trong thời gian 15 ngày, Viện kiểm sát có 30 ngày để kháng nghị. Hết thời gian này mà không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án có hiệu lực pháp luật.

Xem thêm: Luật sư tư vấn cách giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai

Luật sư Luật Hùng Bách: 0979.564.828 tư vấn, hỗ trợ thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai!

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai

Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể cho mẫu đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai. Người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ hợp lệ để tranh việc Tòa án yêu cầu sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Nội dung đơn khởi kiện cần có những thông tin cơ bản sau:

  1. Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  2. Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  3. Tên, nơi cư trú, làm việc (đối với cá nhân)/trụ sở (đối với tổ chức), số điện thoại, fax hoặc địa chỉ thư điện tử (nếu có) của những người sau đây:
  • Người khởi kiện. Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
  • Người có quyền, lợi ích được bảo vệ;
  • Người bị kiện;
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  1. Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  2. Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  3. Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Liên hệ Luật Hùng Bách: 0979.564.828 để được hỗ trợ mẫu đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai!

Xem thêm: Mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế

Vì sao nên cần luật sư tham gia giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai

Tranh chấp quyền thừa kế đất đai là dạng tranh chấp phức tạp. Các bên khi thương lượng, hòa giải thường rơi vào tình trạng trầm trọng do xung đột lợi ích kéo dài. Điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên. Phát sinh thêm nghĩa vụ đối với bên thứ ba mà người chết có nghĩa vụ. Dưới đây Luật Hùng Bách tổng hợp một số khó khăn khi giải quyết tranh chấp quyền thừa kế đất đai:

Khó khăn khi thực hiện thủ tục thừa kế di sản

  • Thủ tục thừa kế đất đai không đáp ứng quy định của pháp luật;
  • Việc phân chia đất đai không đảm đảo quy định của pháp luật dân sự, đất đai, quy định chuyên biệt của địa phương;
  • Việc phân chia đất đai vi phạm điều cấm của luật: trốn tránh nghĩa vụ,…;
  • Kỷ phần thừa kế không đảm quyền lợi tối thiểu/tối nhất cho người thừa kế theo quy định;
  • Kỷ phần thừa kế vẫn được chia cho người thừa kế khi quy định người này không được hưởng di sản;
  • Quá trình thương lượng, hòa giải không tháo gỡ được vướng mắc do không thống nhất được cách thức làm việc;

Khó khăn khi giải quyết tranh chấp, thi hành bản án

  • Việc chuẩn bị hồ sơ giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai tại Tòa không hợp lệ;
  • Không nắm rõ quy định, thủ tục thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
  • Quá trình thi hành bản án đã có hiệu lực có nhiều vướng mắc do chính sách pháp luật về đất đai;
  • Không nắm rõ thủ tục giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền, Tòa án;
  • Không làm việc, trao đổi được với cơ quan Nhà nước, Tòa án trong quá trình khởi kiện.

Từ những khó khăn trên, các bên cần có bên thứ ba am hiểu về pháp luật thừa kế đất đai là điều rất cần thiết. Điều này giúp các bên hạn chế được những rủi ro, tốn nhiều thời gian do tranh chấp. Luật Hùng Bách là đơn vị uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm về thủ tục thừa kế đất đai, giải quyết tranh chấp đai tại Tòa án, thi hành Bản án/Quyết định có hiệu lực của Tòa. Luật Hùng Bách gửi đến Quý khách hàng về dịch vụ Luật sư tư vấn tranh chấp quyền thừa kế đất đai ở phần dưới đây.

Dịch vụ Luật sư tư vấn tranh chấp quyền thừa kế đất đai

Luật sư Luật Hùng Bách cung cấp các dịch vụ tư vấn tranh chấp quyền thừa kế đất đai như sau:

Tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục thừa kế di sản

  1. Tư vấn về tính hợp pháp của di chúc, của di sản;
  2. Tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ, tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục thừa kế theo quy định;
  3. Tư vấn về thời hiệu, thời điểm, địa điểm mở di sản thừa kế;
  4. Tư vấn xác định di sản thừa kế, hàng thừa kế;
  5. Quy định, thủ tục truất quyền thừa kế, thủ tục về từ chối nhận di sản thừa kế;
  6. Xác định người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc. Quy định về những người không được hưởng di sản thừa kế;
  7. Tư vấn, hỗ trợ thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản là di hưởng di sản thừa kế;
  8. Tư vấn, hỗ thực hiện các nghĩa vụ của người để lại di sản thừa kế;
  9. Tư vấn các khoản phí, lệ phí phải nộp khi chia thừa kế;
  10. Cử Luật sư, chuyên viên pháp lý thực hiện thủ tục chia thừa kế.

Tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp quyền thừa kế đất đai:

  1. Tư vấn, hỗ trợ thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã;
  2. Tư vấn, hỗ trợ thủ tục hòa giải tại Trung tâm hòa giải đối thoại của Tòa án;
  3. Tư vấn, hỗ trợ thủ tục khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền;
  4. Cử Luật sư, chuyên viên pháp lý nhận ủy quyền để hòa giải tại UBND cấp xã;
  5. Cử Luật sư, chuyên viên pháp lý nhận ủy quyền khởi kiện tại Tòa án.

Xem thêm: Hướng dẫn khởi kiện chia di sản thừa kế

Luật sư tư vấn tranh chấp quyền thừa kế đất đai Luật Hùng Bách qua số điện thoại/Zalo/Viber/Whatapps: 0979.564.828

Chi phí thuê Luật sư

Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ pháp lý giải quyết tranh chấp quyền thừa kế đất đai tại toàn bộ các tỉnh thành. Mời bạn tham khảo bảng giá dịch tại Luật Hùng Bách dưới đây:

Phí tư vấn sơ bộ vụ việc Miễn phí qua tổng đài
Phí tư vấn trực tiếp tại văn phòng Từ 500.000/giờ
Phí tư vấn trực tiếp tại địa điểm khách hàng lựa chọn Chi phí thoả thuận
Chi phí mẫu đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tổ chức hoà giải,…vv Từ 150.000/gồm 02 mẫu đơn
Soạn thảo đầy đủ hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh quyền thừa kế đất đai Từ 3.000.000/bộ hồ sơ
Phí soạn thư tư vấn pháp lý, văn bản  tố tụng liên quan vụ việc tranh chấp Từ 2.000.000/văn bản
Phí dịch vụ tham gia thương lượng đàm phán Từ 5.000.000/buổi làm việc
Phí dich vụ trọn gói nhận uỷ quyền giải quyết tranh chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Chi phí thoả thuận theo vụ việc

Luật sư tư vấn tranh chấp quyền thừa kế đất đai Luật Hùng Bách: 0979.564.828

Liên hệ dịch vụ Luật sư tư vấn tranh chấp thừa kế đất đai

Liên hệ Luật sư tư vấn tranh chấp quyền thừa kế đất đai tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

V.T.Q.

5/5 - (1 bình chọn)
Võ Tấn Quy

Recent Posts

LUẬT SƯ CHUYÊN VỀ THỪA KẾ, DI CHÚC

Bạn đang cần Luật sư tư vấn luật thừa kế, hỗ trợ soạn thảo, lập…

2 tuần ago

CÔNG TY LUẬT TNHH LUẬT HÙNG BÁCH

Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách là tổ chức hành nghề Luật sư hàng…

2 tuần ago

MẪU ĐƠN KHỞI KIỆN TẠI CÁC TOÀ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang muốn thực hiện thủ tục khởi kiện tại Toà án quận/ huyện ở…

2 tuần ago

MẪU DI CHÚC MỚI NHẤT

Khi muốn phân chia tài sản của mình sau khi chết, người dân có thể…

4 tháng ago

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

Luật sư tư vấn pháp luật lao động là gì? Liên hệ Luật sư tư…

4 tháng ago

LUẬT SƯ HƯỚNG DẪN THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

Khi được hưởng di sản thừa kế, người dân luôn mong muốn được chuyển quyền…

4 tháng ago