LUẬT SƯ TƯ VẤN CÁCH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ ĐẤT ĐAI


Tranh chấp thừa kế đất đai là một dạng tranh chấp phổ biến hiện nay. Số lượng vụ án về tranh chấp thừa kế di sản là đất đai chiếm một số lượng không nhỏ tại các Tòa án các cấp. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp thừa kế đất đai rất đa dạng. Chẳng hạn như: không có di chúc; phân chia di sản không đồng đều; người ở trong nước không muốn phân chia di sản cho người ở nước ngoài; các đồng thừa kế không đồng ý với nội dung của di chúc; người không có tên trong di chúc muốn được hưởng di sản;….

Khi gặp loại tranh chấp này, các chủ thể thường không biết phải làm như thế nào. Cách giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai ra làm sao. Do vậy, mời bạn tham khảo bài viết “Luật sư tư vấn cách giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai” dưới đây. Hoặc liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline/Zalo/Whatsapp: 0979.564.828. để được tư vấn, hướng dẫn.

Luật sư tư vấn thừa kế đất đai

Thừa kế đất đai là gì?

Hiện nay, chưa có một định nghĩa cụ thể về thừa kế. Tuy nhiên, dựa theo quy định của pháp luật thì có thể hiểu thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người chết cho cá nhân, tổ chức còn sống hay tồn tại. Tài sản mà người chết để lại được gọi là di sản.

Khái niệm trên xuất phát dựa trên quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) về thời điểm mở thừa kế, cụ thể như sau:

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

Như vậy, để xác định mở thừa kế tức thời điểm xảy ra việc tài sản được phân chia theo di chúc hoặc pháp luật, thì cần xem xét đến sự kiện chết của người có tài sản.

Vậy thừa kế đất đai là gì?

Theo BLDS 2015 và Luật đất đai 2013 thì đất đai là một loại tài sản của công dân, thuộc nhóm bất động sản. Công dân có quyền để lại tài sản là đất đai cho người khác khi chết. Như vậy, thừa kế tài sản là đất đai được hiểu là sự chuyển dịch quyền sử dụng đất của người chết cho cá nhân còn sống, tổ chức còn tồn tại. Di sản là đất đai phải có những giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng hay nguồn gốc đất theo quy định.

Xem thêm: LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ ĐẤT ĐAI MỚI NHẤT

Đất đai không có giấy tờ thì có được thừa kế không?

Câu hỏi: “Chào luật sư! Em tên là N.V.H, sinh năm 1975. Nay cha em mất, có để lại tài sản là một thửa đất, tọa lạc tại xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Đất này do bố em canh tác, quản lý, sử dụng nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng. Mẹ em đã mất trước đó, cha mẹ em chỉ có một mình em là con. Vậy luật sư cho em hỏi, cha em mất thì em có được thừa kế tài sản này không?

Trả lời: Chào bạn! Mời bạn tham khảo câu trả lời dưới đây!

Điều kiện thừa kế quyền sử dụng đất đai

Theo khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định điều kiện thưa hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất như sau:

  1. Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
  2. Đất không có tranh chấp;
  3. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  4. Trong thời hạn sử dụng đất.

Việc thừa kế quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Bên cạnh đó, theo điểm c khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013, văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.

Vậy đất đai không có sổ đỏ có thể chia thừa kế không?

Căn cứ theo tiểu mục 1.3 Mục 1 Phần II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành, việc xác định quyền sử dụng đất là di sản như sau:

1.3 Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong những giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1  và tiêu mục 1.2 mục 1 này nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy la, cây ăn quả, cây bông nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:

a) Trong trường hợp đương sự có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Tòa án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.

b) Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Ủy ban nhân dân có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Tòa án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Ủy ban nhân dân có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.

c) Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tái sản trên đất đó.

1. 4 Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ quy định tại tiểu mục 1.1, tiêu mục 1.2 mục 1 này và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 này, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân theo duy định của pháp luật về đất đai.

Như vậy, đất đai không có sổ đỏ vẫn có thể được chia thừa kế. Việc chia thừa kế đất đai không có sổ đỏ, tùy từng trường hợp thì cần tuân theo các bước như quy định trên.

Luật sư tư vấn cách giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai
Luật sư tư vấn hòa giải tranh chấp đất đai – Liên hệ 0979.564.828.

Các dạng tranh chấp thừa kế đất đai phổ biến

Tranh chấp thừa kế đất đai khi có di chúc

Tranh chấp thừa kế đất đai khi có di chúc được hiểu là việc cá nhân, tổ chức không đồng ý với nội dung di chúc mà người chết để lại. Sau đó cá nhân, tổ chức này yêu cầu giải quyết tranh chấp tại cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Nguyên nhân dẫn đến việc tranh chấp:

Nguyên nhân dẫn đến việc tranh chấp đất đai khi có di chúc rất đa dạng. Điều đó phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của người nhận thừa kế, người để lại di chúc. Có thể đề cập đến một số nguyên nhân như:

  • Các đồng thừa kế không đồng ý với nội dung di chúc;
  • Người thừa kế không theo nội dung di chúc, tranh chấp khi không được để lại di sản;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Có người thừa kế ở nước ngoài không đồng ý việc thỏa thuận phân chia di sản;
  • Các đồng thừa kế không đồng ý khai nhận di sản thừa kế, làm cho việc thừa kế tài sản gặp rắc rối;….

Trên đây chỉ là một số nguyên nhân tiêu biểu cho việc tranh chấp khi có di chúc. Để hiểu rõ hơn. mời bạn đọc tham khảo ví dụ tình huống dưới đây.

Ví dụ:

Năm 2022, ông A chết. Ông có để lại di sản là quyền  ử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất. Tài sản này là tài sản riêng của ông. Ông có vợ là bà B và 4 người con. Khi mất, ông A có để lại di chúc phân chia tài sản cho 4 người con. Nay bà B không đồng ý với nội dung di chúc và khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu phân chia lại di sản thừa kế.

Tranh chấp thừa kế đất đai khi không có di chúc

Thông thường, người có tài sản sẽ lập di chúc trước khi chết. Mục đích là nhằm phân chia di sản của mình cho con, cháu, tổ chức. Điều này giúp cho những người thừa kế tài sản dễ dàng trong việc phân chia di sản. Hạn chế việc tranh chấp, làm mất tình đoàn kết thành viên gia đình.

Tuy vậy, trên thực tế có rất nhiều trường hợp không để lại di chúc. Trong trường hợp này, nếu các hàng thừa kế có thể thỏa thuận với nhau, thì việc phân chia di sản thì sẽ rất thuận lợi, dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp các đồng thừa kế có sự xung đột vì lợi ích, hay có những người cố tình che giấu di sản, nhằm chiếm đoạt một mình. Điều này dẫn đến sự tranh chấp di sản thừa kế khi không có di chúc.

Ví dụ:

Ông Nguyễn Văn B có 05 người con. 04 người con là C, D, H, G hiện đang sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh. Và 01 người con út là M hiện đang sinh sống tại Mỹ. Vợ ông B đã chết trước đó. Đến năm 2023, ông B chết và không để lại di chúc. Ông B có khối tài sản bao gồm 05 quyền sử dụng đất. Và có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng. Đến nay, ông M biết tin cha mất, có yêu cầu các anh chị tiến hành phân chia di sản. Tuy nhiên, những người bao gồm C, D, H, G không đồng ý chia di sản cho ông M. Do vậy, ông M đã nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu phân chia di sản thừa kế.

Luật sư tư vấn hòa giải tranh chấp đất đai – Liên hệ 0979.564.828.

Luật sư tư vấn cách giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế

Luật sư tổ chức hòa giải tranh chấp thừa kế đất đai

Tranh chấp thừa kế đất đai là một dạng tranh chấp phổ biến hiện nay. Theo thống kê, số lượng vụ việc về tranh chấp thừa kế đất đai ở các Tòa án chiếm một số lượng không nhỏ. Thời gian giải quyết tranh chấp về thừa kế đất đai thường diễn ra trong thời gian tương đối lâu. Điều này làm tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của những người liên quan.

Nhằm giảm thiểu những vụ án tranh chấp, pháp luật khuyến khích các chủ thể hòa giải. Điều này có nghĩa là khuyến khích người dân tổ chức hòa giải, thương lượng với nhau trước khi khởi kiện. Tuy vậy, giữa những người đang có xung đột về lợi ích với nhau thì việc hòa giải, thương lượng là một điều rất khó. Hay có những trường hợp người được thừa kế đang ở nước ngoài. Hay nhiều trường hợp người dân không am hiểu pháp luật, dẫn đến việc thương lượng, hòa giải không được diễn ra suôn sẻ, việc phân chia không phù hợp.

Do vậy, việc nhờ một bên thứ ba am hiểu các quy định về pháp luật như luật sư để tổ chức hòa giải, thương lượng là một điều hết sức cần thiết. Thông qua tình tiết vụ việc, luật sư sẽ đưa ra các phương án hài hòa nhất cho lợi ích cho các bên có thể xem xét, cân nhắc.

Liên hệ luật sư hòa giải tranh chấp thừa kế đất đai – Liên hệ 0979.564.828.

Hòa giải ở cơ sở và Ủy ban nhân dân

Bên cạnh việc nhờ luật sư tổ chức hòa giải, thương lượng, các bên có thể lựa chọn tiến hành hòa giải tại cơ sở và ở Ủy ban nhân dân để giải quyết tranh chấp.

Hòa giải ở cơ sở

Theo Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 quy định như sau:

1. Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này.

2. Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố).

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 5 Luật Hòa giải ở cơ sở có quy định như sau:

1. Khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hình thức hòa giải ở cơ sở và hình thức hòa giải thích hợp khác.

Khuyến khích những người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở và tham gia các hình thức hòa giải thích hợp khác.

Hòa giải viên tại cơ sở là những người đáp ứng đủ điều kiện về phẩm chất đạo đức, sự uy tín trong cộng đồng dân cư, có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân, có sự hiểu biết pháp luật. Do đó, người dân có thể lựa chọn hình thức hòa giải tại cơ sở để giải quyết tranh chấp.

Hòa giải ở Ủy ban nhân dân

Đối với việc tranh chấp thừa kế đất đai mà các bên không tự thỏa thuận được thì có thể nộp đơn đến Ủy ban nhân dân để yêu cầu tiến hành hòa giải tranh chấp. Tuy nhiên, đối với tranh chấp thừa kế đất đai thì không thuộc dạng tranh chấp bắt buộc phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân.

Xem thêm: CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ KHI CÓ NGƯỜI KHÔNG ĐỒNG Ý NHƯ THẾ NÀO?

Giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai tại Tòa án

Việc hòa giải sẽ chỉ xảy ra nếu các bên có thiện chí, mong muốn giải quyết tranh chấp. Tuy vậy, thông thường nếu có sự tranh chấp về mặt lợi ích, các bên khó có thể thỏa thuận với nhau.

Vậy phải làm gì khi hòa giải tranh chấp thừa kế đất đai không thành?

Khi xung đột về mặt lợi ích, việc hòa giải không thể tiến hành hoặc hòa giải không thành, các bên có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Trước khi khởi kiện bạn cần kiểm tra thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai có còn hay không? Nếu còn thời hiệu thì có thể thực hiện thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai. Quy trình giải tranh chấp thừa kế đất đai tại Tòa án được thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1:  Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện để giải quyết tranh chấp đất thừa kế đai tại Tòa án.
  • Bước 2: Nộp án phí khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai.
  • Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án tranh chấp thừa kế đất đai.
  • Bước 4: Chuẩn bị xét xử: Trong giai đoạn này tòa án sẽ triệu tập các đương sự lên để lấy lời khai. Bổ sung, thu thập chứng cứ. Thẩm định, định giá tài sản tranh chấp. Mở phiên họp hòa giải, kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai và công bố chứng cư.
  • Bước 5: Mở phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án tranh chấp thừa kế đất đai.

Lưu ý:

Bản án sơ thẩm các đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày. Viện kiểm sát có quyền kháng nghị trong 30 ngày. Hết thời hạn nêu trên nếu không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án sẽ có hiệu lực. Nếu có kháng cáo, kháng nghị vụ án sẽ được tòa cấp trên giải quyết theo trình tự phúc thẩm.

Kết quả thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai phụ thuộc rất nhiều vào các lời khai, tài liệu, chứng cứ cung cấp cho tòa án. Cùng với đó là kỹ năng, kinh nghiệm tham gia tranh tụng của các đương sự. Do vậy nếu bạn cần hỗ trợ để bảo vệ quyền lợi của mình tại Tòa án có thể liên hệ Luật sư chuyên giải quyết tranh chấp đất đai theo số 0979.564.828. để được tư vấn và hỗ trợ.

Xem thêm: HƯỚNG DẪN KHỞI KIỆN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Dịch vụ luật sư tư vấn cách giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế

Với đội ngũ Luật sư thừa kế có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp sẵn sàng hỗ trợ khách hàng những công việc sau:

  • Tư vấn về quyền thừa kế, điều kiện hưởng thừa kế tài sản là đất đai.
  • Tư vấn quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc. Tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc, tranh chấp tài sản thừa kế.
  • Tư vấn pháp luật về thủ tục khai nhận di sản thừa kế đất đai; tặng cho nhà đất là di sản thừa kế…
  • Tư vấn; trợ giúp; hướng dẫn các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký thừa kế quyền sử dụng nhà đất (công chứng; chứng thực; khai nhận di sản…).
  • Tư vấn quy định về quản lý, phân chia, thanh toán di sản thừa kế là quyền sử dụng đất.
  • Tư vấn pháp luật về thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở,…

Liên hệ luật sư chuyên giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế

Tự tin là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, đất đai, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Luật Hùng Bách  sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.

Để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

TC.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *