Thừa kế được hiểu là việc dịch chuyển tài sản từ người đã chết sang cho những người thừa kế của họ. Người thừa kế là Việt Kiều có được hưởng thừa kế hay không đang được nhiều người quan tâm. Ngoài ra, việc phân chia thừa kế có yếu tố nước ngoài sẽ được thực hiện như thế nào? Giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài sẽ được giải quyết ra sao? Để hiểu rõ vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách.
Trường hợp bạn có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề liên quan đến phân chia thừa kế có yếu tố nước ngoài, vui lòng liên hệ 0979.564.828 để được hỗ trợ.
MỤC LỤC
Việt kiều có được hưởng thừa kế không?
Khái niệm Việt Kiều
Căn cứ khoản 3, khoản 4 điều 3 Luật Quốc tịch 2008 quy định như sau:
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Như vậy, pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm Việt Kiều. Tuy nhiên, dựa vào quy định trên có thể hiểu Việt Kiều là những công dân Việt Nam, người Việt Nam từng có quốc tịch Việt Nam đang học tập, làm việc, sinh sống tại nước ngoài.
Quy định về quyền hưởng thừa kế
Theo quy định pháp luật, có 2 hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Cụ thể:
Thừa kế theo di chúc
Theo điều 624 Bộ luật Dân sự 2015, quy định:
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Khi người để lại di sản chết, Việt Kiều có được hưởng thừa kế theo di chúc hay không sẽ phụ thuộc vào nội dung di chúc. Họ sẽ được hưởng thừa kế khi di chúc chỉ định họ được hưởng di sản. Khi di chúc có hiệu lực, người này sẽ được hưởng phần di sản theo như di chúc. Trừ trường hợp không được hưởng di sản theo điều 621 Bộ luật Dân sự 2015.
Căn cứ điểm b khoản 1 điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp người chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì phần di sản của người chết để lại sẽ được chia theo pháp luật.
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết. Cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết. Cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột. Chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Trong đó, những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Đồng thời, người ở hàng sau chỉ được hưởng nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước.
Như vậy, Việt Kiều có được hưởng thừa kế theo pháp luật hay không sẽ phụ thuộc vào việc họ có phải những hàng thừa kế theo pháp luật của người chết hay không. Nếu Việt Kiều thuộc trường hợp vừa nêu, họ sẽ được hưởng di sản của người chết để lại. . Đồng thời, Việt kiều không thuộc trường hợp không được hưởng di sản thừa kế.
Căn cứ điều 659 Bộ luật dân sự 2015,việc phân chia di sản theo di chúc khi có người thừa kế ở nước ngoài sẽ được tiến hành như sau:
Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc. Nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc. Trừ trường hợp những người thừa kế có thỏa thuận khác.
Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.
Phân chia thừa kế theo pháp luật
Căn cứ Điều 656 BLDS 2015, sau khi có thông báo về việc mở thừa kế, những người thừa kế thực hiện những việc sau:
– Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
– Cách thức phân chia di sản.
– Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật có thể thực hiện việc nhận thừa kế thông qua Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế: Những người thừa kế theo pháp luật có quyền yêu cầu công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trong đó, người thừa kế có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác;
– Văn bản khai nhận di sản thừa kế: Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoăc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng Văn bản khai nhận di sản.
Ngoài ra, trong trường hợp người thừa kế ở nước ngoài không muốn nhận di sản thì người này có quyền từ chối nhận di sản. Trừ trường hợp việc từ chối nhận di sản này nhằm trốn tránh nghĩa vụ về tài sản đối với người khác.
Văn bản thỏa thuận phân chia thừa kế có yếu tố nước ngoài
Văn bản thỏa thuận phân chia thừa kế được xác lập trong trường hợp nào?
Căn cứ điều 57 Luật Công chứng 2014, quy định về công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản như sau:
1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
…
4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản
Như vậy, để tiến hành việc phân chia di sản thừa kế, việc đầu tiên là phải lập văn bản thỏa thuận của những người thừa kế. Trong văn bản này, những người thừa kế phải thỏa thuận được cách thức phân chia di sản. Ngoài ra, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được công chứng là một trong những căn cứ để đăng ký việc chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản cho những người được hưởng di sản.
Người thừa kế ở nước ngoài công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thế nào?
Khoản 1 điều 48 Luật Công chứng 2014, quy định về Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng:
1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.
Khoản 3 điều 57 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Căn cứ vào quy định nêu trên thì các đồng thừa kế phải cùng có mặt và ký tên vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản này. Nếu không thể có mặt tại Việt Nam, Việt Kiều có thể ủy quyền cho một người khác tại Việt Nam thực hiện thủ tục phân chia di sản. Việc ủy quyền phải được công chứng tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán của Việt Nam ở nước ngoài.
Trình tự thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Bước 1: Người yêu cầu chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Cơ quan có thẩm quyền
Hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế bao gồm:
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
CCCD/CMND/Hộ chiếu của những người thừa kế.
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp tài sản là di sản.
Giấy chứng tử của người để lại di sản.
Giấy tờ chứng minh quyền được hưởng di sản thừa kế.
Văn bản cam kết về việc không bỏ sót người thừa kế.
Văn bản ủy quyền thực hiện phân chia di sản thừa kế (nếu có).
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người yêu cầu có thể nộp hồ sơ tại phòng công chứng, văn phòng công chứng để yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Bước 2: Tiếp nhận, xem xét hồ sơ
Công chứng viên sẽ xem xét, kiểm tra hồ sơ. Nếu đầy đủ thì sẽ tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Ngược lại nếu hồ sơ không đầy đủ thì người thừa kế sẽ được hướng dẫn và yêu cầu bổ sung. Nếu không có cơ sở giải quyết thì giải thích và từ chối tiếp nhận.
Bước 3: Niêm yết công khai
Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản phải được niêm yết tại trụ sở của UBND cấp xã/phường/thị trấn nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Đối với di sản là bất động sản việc niêm yết còn được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có bất động sản.
Thời gian niêm yết là 15 ngày.
Bước 3: Ký công chứng và trả kết quả
Sau khi nhận được kết quả niêm yết không có khiếu nại, tố cáo, tổ chức hành nghề công chứng sẽ hướng dẫn người thừa kế ký Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Sau đó, Công chứng viên sẽ kiểm tra lại hồ sơ, ký xác nhận vào lời chứng. Khi hoàn tất hồ sơ, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng và trả kết quả cho người yêu cầu.
Trường hợp bạn cần tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế, vui lòng liên hệ 0979.564.828 để được tư vấn
Văn bản từ chối nhận thừa kế của việt kiều
Quy định về việc từ chối nhận di sản thừa kế
Theo điều 620 BLDS 2015, quy định điều kiện để từ chối nhận di sản thừa kế như sau:
Việc từ chối nhận di sản thừa kế không nhằm trốn tránh nghĩa vụ về tài sản của mình đối với người khác
Việc từ chối nhận di sản thừa kế phải được lập thành văn bản. Văn bản từ chối nhận di sản phải được được cho người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản.
Việc từ chối nhận di sản phải được thực hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Như vậy, nếu đảm bảo được các điều kiện nêu trên, việc từ chối nhận di sản thừa kế của Việt kiều sẽ có hiệu lực pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền chứng thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế bao gồm:
Văn phòng công chứng;
UBND xã/phường/thị trấn;
Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam tại nước mà người từ chối nhận di sản cư trú.
Trình tự, thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế
Người thừa kế có nguyện vọng từ chối nhận di sản thừa kế thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế
Người từ chối nhận di sản thừ kế chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế.
Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu (bản sao có chứng thực).
Giấy tờ chứng minh quyền được thừa kế di sản thừa kế (bản sao có chứng thực).
Giấy chứng tử của người để lại di sản (bản sao chứng thực).
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản (bản sao chứng thực).
Bước 2: Người từ chối nhận di sản tiến hành chứng thực văn bản ở cơ quan có thẩm quyền.
Cán bộ chứng thực tiến hành kiểm tra hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế.
Người từ chối nhận di sản thực hiện ký lên văn bản từ chối di sản thừa kế trước mặt cán bộ chứng thực.
Trường hợp người từ chối nhận di sản không ký được thì phải điểm chỉ. Nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được thì phải có người làm chứng.
Cán bộ chứng thực thực hiện chứng thực cho văn bản từ chối nhận di sản.
Bước 3: Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế
Người từ chối nhận di sản tiến hành đóng phí theo quy định. Sau đó, người từ chối có thể nhận văn bản từ chối nhận di sản thừa kế.
Giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài
Tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài được hiểu là việc mâu thuẫn giữa những người thừa kế trong việc phân chia, quản lý di sản thừa kế. Việc giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là một việc tương đối phức tạp và nhạy cảm do các bên tranh chấp thường có mối quan hệ huyết thống, thân thuộc. Bên cạnh đó, một số đương sự đang ở nước ngoài nên quá trình giải quyết sẽ khó khăn hơn. Để giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài, những người thừa kế có thể lựa chọn những hình thức sau:
Thương lượng, hòa giải để giải quyết tranh chấp
– Thương lượng là việc các bên tự thỏa thuận với nhau và đưa ra cách giải quyết tranh chấp. Thương lượng thể hiện quyền tự do thỏa thuận, tự do thỏa thuận giữa các bên. Khi thỏa thuận, các bên cần hoài hòa lợi ích với nhau để đi đến thống các vấn đề.
– Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp bằng việc mời bên thứ ba làm trung gian giải quyết. Bên thứ ba có thể là cá nhân hoặc tổ chức do các bên lựa chọn. Bên thứ ba sẽ tiến hành phân tích, nêu quan điểm, gợi mở phương hướng giải quyết tranh chấp. Từ đó giúp cho các bên tranh chấp thống nhất được quan điểm về phân chia di sản thừa kế.
Các phương thức giải quyết tranh chấp trên mang tính mềm dẻo, linh hoạt, tiết kiệm chi phí, thời gian. Tuy nhiên, để giải quyết được tranh chấp theo phương thức này đòi hỏi các bên cần phải có thiện chí, nhượng bộ về lợi ích để cùng nhau đạt được thỏa thuận.
Khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết
Trường hợp không thể giải quyết bằng biện pháp thương lượng, hòa giải thì một trong những người thừa kế có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc giải quyết tranh chấp thừa kế của Tòa án sẽ được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.
Trình tự thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài như sau
Bước 1: Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ
Người thừa kế ở nước ngoài muốn khởi kiện giải quyết tranh chấp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài.
CCCD/CMND/Hộ chiếu của những người có liên quan.
Giấy chứng tử của người để lại di sản
Giấy tờ chứng minh người khởi kiện có quyền được hưởng thừa kế
Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp tài sản của người để lại di sản.
Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.
Trên đây là những tài liệu, chứng cứ cơ bản mà người khởi kiện cần phải chuẩn bị. Trường hợp bạn không biết phải chuẩn bị những giấy tờ trên như thế nào? Hoặc không biết soạn đơn khởi kiện. Bạn có thể liên hệ 0979.564.828để được hỗ trợ soạn đơn khởi kiện, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Căn cứ khoản 7 điều 26 BLTTDS 2015, đây là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Theo điều 37 BLTTDS 2015 Tòa án cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết các vụ việc sau đây:
Có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài
Vụ việc cần phải ủy thác cho cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài để thu thập chứng cứ.
Theo Điều 39 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 về thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ, người khởi kiện có thể gửi hồ sơ khởi kiện đến:
Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.
Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức.
Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Do đó, nếu vụ việc thừa kế có yếu tố ngoài thuộc các trường hợp nêu trên, Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết.
Bước 3: Tòa án xem xét hồ sơ và thụ lý vụ án
Sau khi tiếp nhận, Tòa án xem xét về thẩm quyền, tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ thiếu, Tòa án sẽ ra thông báo để người khởi kiện tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo thời hạn quy định. Nếu hồ sơ đầy đủ, Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người khởi kiện. Người khởi kiện hoàn thành việc đóng tạm ứng án phí và nộp lại biên lai cho Tòa án. Vụ án được Tòa án thụ lý từ thời điểm người khởi kiện nộp biên lai cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án chuẩn bị xét xử sơ thẩm
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự, tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ,… Sau khi thu thập đầy đủ chứng cứ, Tòa án sẽ tiến hành các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Khi tiến hành hòa giải, các bên thỏa thuận được hết các vấn đề tranh chấp thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành. Nội dung biên bản sẽ ghi nhận những vấn đề các bên đã thống nhất. Hết hời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án sẽ ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trường hợp các bên không thống nhất thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành. Sau đó, Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Bước 5: Tòa án đưa vụ án ra xét xử
Dựa trên những tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án cũng như những tình tiết tại phiên tòa, Tòa án sẽ ban hành bản án sơ thẩm. Việt Kiều có được hưởng thừa kế hay không sẽ được thể hiện rõ trong bản án. Trường hợp đương sự không đồng ý với bản án thì có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định. Trường hợp hết thời hạn mà bản án không bị kháng cáo, kháng nghị thì bản án sẽ có hiệu lực pháp luật. Trường hợp bạn cần tư vấn, hỗ trợ thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế, vui lòng liên hệ đến số 0979.564.828 để được tư vấn.
Luật sư tư vấn luật thừa kế
Với đội ngũ Luật sư thừa kế có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp sẵn sàng hỗ trợ khách hàng những công việc sau:
Tư vấn về quyền thừa kế, điều kiện hưởng thừa kế tài sản là đất đai.
Tư vấn quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc. Tranh cấp tài sản thừa kế không có di chúc, tranh chấp tài sản thừa kế.
Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến về thủ tục khai nhận di sản thừa kế đất đai. Tư vấn thủ tục tặng cho nhà đất là di sản thừa kế…
Tư vấn; trợ giúp; hướng dẫn các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký thừa kế quyền sử dụng nhà đất (công chứng; chứng thực; khai nhận di sản…)
Tư vấn quy định về quản lý, phân chia, thanh toán di sản thừa kế là quyền sử dụng đất.
Tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở, …
Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về “VIỆT KIỀU CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?”. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ thủ tục liên quan đến tranh chấp thừa kế, vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách theo một trong các phương thức sau:
Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 33, Đường Số 4, Phường 7, quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.