Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp khi người bị kết án, người thân của họ cho rằng Tòa án xét xử không khách quan, không đúng luật. Tuy nhiên, không phải ai cũng việc kêu oan như thế nào đúng theo quy định của pháp luật. Tên gọi của các “văn bản kêu oan” trong từng giai đoạn vẫn là điều “người kêu oan” quan tâm. Do đó, để “kêu oan” trong từng giai đoạn đúng theo quy định của pháp luật vẫn cần kinh nghiệm dày dặn của Luật sư – người có kinh nghiệm thực chiến trong các vụ án hình sự. Liên hệ ngay tới Luật Hùng Bách – 0973.444.828 để được hỗ trợ.
MỤC LỤC
ĐƠN KÊU OAN LÀ GÌ?
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định về “đơn kêu oan”. Chính vì vậy, về nguyên tắc chúng ta cần phải xem xét thủ tục kêu oan một cách gián tiếp thông qua các quy định liên quan trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Như vậy, Đơn kêu oan có thể hiểu là văn bản được người bị cáo buộc hoặc người đại diện hợp pháp của nộp lên cơ quan tố tụng có thẩm quyền (như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) để yêu cầu xem xét lại vụ án hoặc quyết định tố tụng. Từ việc cho rằng có sự sai sót trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến việc họ bị buộc tội oan. Đơn kêu oan thường được sử dụng trong trường hợp người bị buộc tội tin rằng mình vô tội. Hoặc có căn cứ cho thấy quá trình tố tụng vi phạm pháp luật. Hoặc có tình tiết mới chưa được xét đến, hoặc các chứng cứ chưa được xem xét khách quan.
Đơn kêu oan có thể được nộp ở các giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng. Từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, cho đến khi thi hành án hoặc trong quá trình giám đốc thẩm, tái thẩm. Nội dung của đơn kêu oan cần nêu rõ các lý do kêu oan, tình tiết hoặc chứng cứ minh oan, và yêu cầu cụ thể về việc giải quyết, nhằm đảm bảo quyền lợi và sự công bằng trong tố tụng hình sự.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC NỘP ĐƠN KÊU OAN
Trình tự, thủ tục nộp đơn kêu oan trong tố tụng hình sự thường gồm các bước. Cụ thể như sau, tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, thi hành án, hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm):
Bước 1. Chuẩn bị đơn kêu oan
- Bạn chuẩn bị nội dung và các tài liệu chứng cứ chứng minh.
Bước 2. Nộp đơn kêu oan
- Xác định cơ quan có thẩm quyền. Tùy theo giai đoạn tố tụng mà đơn kêu oan sẽ được nộp lên cơ quan khác nhau.
- Hình thức nộp đơn: Đơn kêu oan có thể được nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc gửi qua đường bưu điện (tuỳ trường hợp).
Bước 3. Cơ quan tiếp nhận đơn xem xét và xử lý
- Sau khi tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét, phân tích các lý do và chứng cứ kèm theo đơn.
- Điều tra bổ sung hoặc xác minh chứng cứ. Nếu đơn kêu oan đưa ra tình tiết hoặc chứng cứ mới, cơ quan tiếp nhận có thể tiến hành điều tra bổ sung hoặc xác minh chứng cứ nhằm xác định tính đúng đắn.
- Ra quyết định giải quyết đơn kêu oan:
- Nếu đủ căn cứ, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra, truy tố hoặc yêu cầu mở lại vụ án (đối với giám đốc thẩm, tái thẩm).
- Nếu không có căn cứ cho thấy oan sai. Cơ quan sẽ thông báo bác bỏ đơn kêu oan và nêu rõ lý do.
Bước 4. Thông báo kết quả và quyền khiếu nại
- Thông báo kết quả. Cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết đơn kêu oan cho người nộp đơn hoặc người đại diện.
- Quyền khiếu nại: Nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Người nộp đơn có thể làm đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên theo đúng trình tự pháp luật để yêu cầu xem xét lại.
Đơn kêu oan nên trình bày như thế nào?
- Đảm bảo nội dung trung thực và không gian dối trong đơn kêu oan.
- Thực hiện đúng trình tự, đúng thẩm quyền. Tránh việc gửi đơn tràn lan để tránh ảnh hưởng đến quá trình xử lý.
- Nên lưu trữ biên nhận hoặc chứng từ nộp đơn để theo dõi và bảo vệ quyền lợi trong quá trình giải quyết.
Tuy nhiên, không phải “Người kêu oan” nào cũng có thể biết được trình tự, thủ tục để nộp đơn như thế nào cho đúng, và cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết “Đơn kêu oan”. Để thực hiện các công việc trên cần có sự am hiểu pháp luật, kinh nghiệm thực chiến của Luật sư chuyên về Hình sự tại Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách.
CÁC GIAI ĐOẠN CÓ THỂ “KÊU OAN”
Giai đoạn | Người tạm giam, bị can, bị cáo, người phải thi hành án | Thân nhân của Người tạm giam, bị can, bị cáo, người phải thi hành án |
Điều tra và khởi tố | Chủ thể trực tiếp “kêu oan” với cơ quan điều tra | Chủ thể gửi văn bản kiến nghị gửi cơ quan điều tra, đưa ra lý do, đề nghị xem xét |
Truy tố | Chủ thể trực tiếp “kêu oan” với Viện kiểm sát, đề nghị Viện kiểm sát xem xét, trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung. | Chủ thể “kêu oan” với Viện kiểm sát bằng cách gửi văn bản đề nghị Viện kiểm sát xem xét. |
Xét xử Sơ thẩm | Chủ thể trực tiếp “kêu oan” với Tòa án, đề nghị Tòa án xem xét việc trả hồ sơ, điều tra bổ sung. Người phạm tội có thể kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bị tuyên án. | Chủ thể “kêu oan” có thể gửi văn bản kiến nghị tới Tòa án trong thời gian trước khi diễn ra phiên tòa diễn ra. Chủ thể có thể gửi văn bản kiến nghị đến Viện kiểm sát, Viện Kiểm sát xem xét và kháng nghị trong thời hạn 15 ngày (đối với VKS cùng cấp) và 30 ngày (đối với cấp trên trực tiếp) kể từ ngày tuyên án. |
Xét xử Phúc thẩm | Chủ thể trực tiếp “kêu oan” tại phiên tòa. | Không |
Giám đốc thẩm và tái thẩm | Khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án hoặc có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó, người bị kết án hoặc thân nhân, những người biết sự việc có thể làm đơn xin giám đốc thẩm hoặc tái thẩm gửi đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị cơ quan này xem xét lại bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. | |
Thi hành án | Chủ thể có thể viết văn bản Kiến nghị cho Chủ tịch nước hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác. |
Như vậy, tuỳ vào từng giai đoạn “Đơn kêu oan” sẽ được viết dưới các hình thức văn bản với các tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, vẫn đưa đến một mục tiêu đó là “minh oan” cho Người tạm giam; Bị can; Bị cáo; Người phải thi hành án (Gọi chung là “Người kêu oan”).
Tuy nhiên, để có thể soạn đơn như thế nào đối với từng giai đoạn, từng vấn đề mà “Người kêu oan” đang gặp phải là một việc gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, để có thể trình bày tốt nhất đối với sự việc, sự kiện oan ức của mình, “Người kêu oan” hoặc người thân của “Người kêu oan” có thể tìm đến Luật sư chuyên Hình sự tại Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách để hỗ trợ soạn thảo văn bản hoặc trực tiếp tham gia làm người bào chữa bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho “Người kêu oan”.
LIÊN HỆ LUẬT SƯ HÌNH SỰ – 0973.444.828 (Zalo)
LIÊN HỆ LUẬT SƯ HÌNH SỰ – LUẬT HÙNG BÁCH
Để soạn được một “Đơn kêu oan” như thế nào vẫn là vấn đề lớn cần sự chuyên nghiệp, kinh nghiệm chuyên sâu của Luật sư chuyên Hình sự mới có thể giải quyết, xử lý nhanh gọn, chính xác. Để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình “kêu oan”. Việc soạn đơn rất quan trọng, cần phải có kiến thức chuyên sâu về Hình sự của Luật sư. Hãy liên hệ với Luật sư chuyên Hình sự- 0973.444.828 để hỗ trợ soạn thảo văn bản. Hoặc trực tiếp tham gia làm người bào chữa bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho “Người kêu oan”.
Luật Hùng Bách là tổ chức hành nghề Luật sư có kinh nghiệm xử lý chuyên sâu trong lĩnh vực hình sự. Chúng tôi có đội ngũ Luật sư hình sự giỏi sẵn sàng tham gia bảo vệ cho bạn trong tất cả các giai đoạn của vụ án. Trình báo/ tố giác tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Một số phạm vi dịch vụ liên quan đến bài viết mà Chúng tôi cung cấp như sau:
+ Tư vấn tổng quan và toàn diện qua hồ sơ vụ án;
+ Hỗ trợ soạn thảo đơn kêu oan, đơn kiến nghị, đơn khiếu nại và các đơn từ tố tụng cần thiết khác;
+ Tư vấn phương án làm việc tại Cơ quan có thẩm quyền;
+ Luật sư tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo;
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật hình sự hoặc cần luật sư tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Liên hệ tới Luật sư hình sự – Luật Hùng Bách theo một trong các phương thức sau:
- Điện thoại (Zalo/Viber/Whatsapp): 0973.444.828
- Fanpage: https://www.facebook.com/Lhb.hcm
- Website: https://lhblaw.vn/
- Email: luathungbach.hcm@gmail.com
Trân trọng!