Luật sư Ly hôn

BẰNG CHỨNG ĐỂ GIÀNH QUYỀN NUÔI CON GỒM NHỮNG GÌ?

Bằng chứng để giành quyền nuôi con khi ly hôn là những tài liệu quan trọng để tòa án xem xét, quyết định giao con cho một bên vợ hoặc chồng nuôi dưỡng. Thu thập và giao nộp đầy đủ bằng chứng để giành quyền nuôi con giúp bạn bảo vệ quyền nuôi con khi ly hôn. Pháp luật quy định bằng chứng để giành quyền nuôi con gồm những gì? Thu thập bằng chứng để giành quyền nuôi con như thế nào?

Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ Luật Hùng Bách theo số Điện thoại/Zalo 0988.732.880 để được tư vấn, hướng dẫn thu thập bằng chứng để giành quyền nuôi con. 

Tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con – 0988.732.880

Quy định về quyền nuôi con khi ly hôn

Khi ly hôn, vợ chồng có quyền tự thỏa thuận giao con cho một bên nuôi dưỡng. Khi vợ chồng không thể tự thỏa thuận về quyền nuôi con sau khi ly hôn thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình nêu trên, quyền nuôi con khi ly hôn được giải quyết như sau:

Quyền nuôi con sau khi ly hôn theo thỏa thuận

Vợ chồng có thể thỏa thuận con sẽ do ai nuôi dưỡng sau khi ly hôn. Đồng thời, vợ chồng cũng có thể thỏa thuận về quyền quyền thăm nom con và cấp dưỡng sau khi ly hôn. Tòa án tôn trọng và công nhận sự thỏa thuận của các bên khi nội dung thỏa thuận đảm bảo quyền lợi của vợ và con. 

Quyền nuôi con sau khi ly hôn theo phán quyết của Tòa án

Khi vợ chồng không thỏa thuận được quyền nuôi con, Tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để giải quyết giao con cho một bên nuôi dưỡng. Quyền lợi của con gồm quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục.

Bên vợ hoặc chồng có điều kiện đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con sẽ được Tòa án giao con cho nuôi. Trường hợp cả vợ chồng đều có điều kiện hoặc không có điều kiện nuôi con, Tòa án sẽ xem xét bên nào có điều kiện tốt hơn để giao con. Do vậy, vợ chồng ly hôn muốn giành quyền nuôi con phải cung cấp bằng chứng để chứng minh mình có đủ khả năng đảm bảo quyền lợi cho con. 

Quy định về độ tuổi của con khi giải quyết ly hôn và giành quyền nuôi con

Khi giải quyết quyền nuôi con, Tòa án phải xem xét về độ tuổi của con. Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: 

  1. Con dưới 36 tháng tuổi Tòa án sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, nếu mẹ không đủ điều kiện nuôi con; hoặc mẹ không quan tâm, chăm sóc và nuôi dưỡng con thì Tòa án có thể giao cho bố nuôi dưỡng.
  2. Tòa phải xem xét ý kiến của con nếu con trên 7 tuổi.

Lưu ý: Ý kiến của con trên 07 tuổi là một trong các căn cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết quyền nuôi con. Tòa án không bắt buộc phải giải quyết quyền nuôi con theo ý kiến của con. Việc giao con cho cha hoặc mẹ nuôi phải đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con.

Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn

Khi ly hôn, bên nào có khả năng đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con tốt nhất thì được Tòa án giao con cho nuôi. Điều kiện để giành quyền nuôi con gồm điều kiện về vật chất và điều kiện về tinh thần. Cụ thể, các điều kiện được Tòa án xem xét gồm chỗ ở; kinh tế; thu nhập; sức khỏe; thời gian chăm sóc con; đạo đức; …

Điều kiện về vật chất để giành quyền nuôi con

Cha, mẹ muốn giành quyền nuôi con cần có các điều kiện đáp ứng cho sự phát triển thể chất, học tập của con. Các điều kiện về vật chất đảm bảo quyền lợi của con gồm:

  • Có chỗ ở ổn định. Không gian sinh hoạt đáp ứng nhu cầu phát triển của con. Điều kiện về chỗ ở ổn định có thể là nhà riêng, nhà thuê hoặc ở nhờ.
  • Có thu nhập ổn định hoặc công việc tạo thu nhập. Mức thu nhập phải đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu sinh hoạt, học tập của con.
  • Có tài sản khác đảm bảo cho sự phát triển của con.

>>> Xem thêm: THU NHẬP BAO NHIÊU THÌ ĐƯỢC GIÀNH QUYỀN NUÔI CON

Điều kiện về tinh thần để giành quyền nuôi con

Ngoài yếu tố vật chất, các yếu tố về tinh thần cũng là một trong các căn cứ để Tòa án xem xét giao con cho ai nuôi dưỡng sau khi ly hôn. Con cái cần được đảm bảo quyền lợi về mọi mặt gồm cả thể chất và tinh thần. Các điều kiện về tinh thần cha, mẹ cần đáp ứng để giành quyền nuôi con khi ly hôn gồm:

  • Có thời gian quan tâm, chăm sóc, giáo dục con.
  • Có sức khỏe ổn định và đủ để chăm sóc, giáo dục con.
  • Có nhân thân, đạo đức tốt.

Xem thêm: TRƯỜNG HỢP NÀO MẸ KHÔNG ĐƯỢC NUÔI CON?

Bằng chứng để giành quyền nuôi con khi ly hôn

Tòa án giải quyết ly hôn, giành quyền nuôi con dựa trên nội dung yêu cầu của vợ, chồng; quy định của pháp luật và dựa vào các bằng chứng, chứng cứ vợ chồng cung cấp tại tòa. Các bằng chứng để giành quyền nuôi con gồm bằng chứng chứng minh điều kiện vật chất và tinh thần. 

Luật Hùng Bách liệt kê các nhóm bằng chứng, giấy tờ để chứng minh điều kiện giành quyền nuôi con để bạn tham khảo dưới đây:

Bằng chứng chứng minh điều kiện vật chất để giành quyền nuôi con

Bằng chứng chứng minh điều kiện vật chất đề giành quyền nuôi con là toàn bộ các tài liệu, chứng cứ chứng minh điều kiện về chỗ ở, công việc, thu nhập, tài sản để đảm bảo con được chăm sóc, nuôi dưỡng, học tập trong điều kiện tốt nhất. Các tài liệu, bằng chứng chứng minh điều kiện vật chất để giành quyền nuôi con gồm:

Bằng chứng chứng minh điều kiện chỗ ở ổn định để nuôi con.

Chỗ ở ổn định không bắt buộc là nhà đất đứng tên riêng của vợ chồng. Các bằng chứng, giấy tờ chứng minh về chỗ ở để giành quyền nuôi con có thể gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà.
  • Hợp đồng thuê nhà dài hạn.
  • Giấy cam kết, xác nhận cho ở nhờ, …

Giấy tờ chứng minh có công việc ổn định hoặc thu nhập ổn định để giành quyền nuôi con.

Vợ chồng không bắt buộc phải có công việc theo hợp đồng lao động để giành quyền nuôi con. Công việc tạo thu nhập cần có tính ổn định và có thu nhập đáp ứng nhu cầu của bản thân và của con. Các bằng chứng để chứng minh thu nhập giành quyền nuôi con có thể là:

  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Sao kê tài khoản, thu nhập trong 03 tháng gần nhất nếu là lao động, kinh doanh tự do; …

Bằng chứng về tài sản khác đảm bảo điều kiện nuôi con.

Ngoài chỗ ở và công việc tạo thu nhập, vợ, chồng có thể có các nguồn tài sản khác để đảm bảo quyền lợi về vật chất cho con. Các bằng chứng về tài sản, vật chất khác để chứng minh điều kiện giành quyền nuôi con gồm:

  • Sổ tiết kiệm.
  • Sổ bảo hiểm.
  • Các tài sản khác được thừa kế, tặng cho riêng hoặc đứng tên riêng. …

Bằng chứng chứng minh đủ điều kiện về tinh thần để giành quyền nuôi con

Ngoài vật chất, điều kiện về tinh thần để nuôi con cũng được Tòa án xem xét khi giải quyết ly hôn giành quyền nuôi con. Để giành quyền nuôi con, các bên cần cung cấp bằng chứng chứng minh sức khỏe, thời gian nuôi con. Đồng thời, bằng chứng về điều kiện đạo đức, nhân thân để giành quyền nuôi con cũng cần được thu thập.

Các bằng chứng chứng minh đủ điều kiện về tinh thần để giành quyền nuôi con có thể là: 

  • Hợp đồng lao động hoặc xác nhận thời giam làm việc. Tài liệu này nhằm chứng minh điều kiện về thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
  • Giấy khám sức khỏe chứng minh đủ điều kiện để nuôi con.
  • Chứng cứ chứng minh việc quan tâm, chăm sóc, giáo dục con (nếu có). Ví dụ: Biên bản xác nhận của Hội liên hiệp phụ nữ hoặc ủy ban nhân dân.

Bằng chứng chứng minh bên còn lại không đủ điều kiện để giành quyền nuôi con

Bên cạnh việc cung cấp các bằng chứng để chứng minh điều kiện nuôi con của bản thân, vợ, chồng cũng có thể cung cấp các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện để giành quyền nuôi con. Các giấy tờ chứng minh bên còn lại không đủ điều kiện để giành quyền nuôi con có thể là các bằng chứng về điều kiện kinh tế, sức khỏe, thời gian chăm sóc con, …

Bằng chứng chứng minh bên vợ/chồng không đủ điều kiện về vật chất để giành quyền nuôi con:

Các giấy tờ chứng minh bên còn lại không đủ điều kiện chỗ ở, kinh tế có thể là:

  • Giấy tờ chứng minh bên còn lại có các khoản nợ riêng. Ví dụ: Giấy tờ, hợp đồng vay nợ, cam kết nợ riêng, …
  • Giấy tờ chứng minh bên còn lại không có công việc ổn định. Hoặc có công việc nhưng không tạo thu nhập đủ để nuôi con.
  • Bên còn lại không tu chí làm ăn và thường xuyên phá hoại tài sản gia đình.
  • Giấy tờ chứng minh bên còn lại không có chỗ ở ổn định. Hoặc vợ/chồng có chỗ ở không đảm bảo sự phát triển của con. Ví dụ: Hình ảnh ghi nhận điều kiện chỗ ở.

Bằng chứng chứng minh đối phương không đáp ứng được các điều kiện về tinh thần để giành quyền nuôi con:

Các giấy tờ chứng minh bên còn lại không có điều kiện về tinh thần có thể là:

  1. Bằng chứng chứng minh việc vi phạm nghĩa vụ của cha mẹ với con. Ví dụ: Trong thời gian chung sống, cha/mẹ không quan tâm đến con. Giấy tờ, hình ảnh chứng minh hành vi bạo lực với con về tinh thần và thể xác. Chứng cứ chứng minh việc ngăn cản, không tạo điều kiện cho con được phát triển năng khiếu…
  2. Bằng chứng chứng minh vi phạm nghĩa vụ vợ chồng dẫn đến ly hôn. Ví dụ: bằng chứng ngoại tình, bạo lực gia đình; …
  3. Bằng chứng chứng minh bên vợ, chồng không đủ sức khỏe để giành quyền nuôi con. Ví dụ Hồ sơ bệnh án; giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế cấp huyện trở lên.
  4. Bằng chứng chứng minh đối phương không đủ phẩm chất đạo đức nuôi con. Ví dụ: Biên bản, chứng cứ chứng minh việc thường xuyên vi phạm pháp luật. Giấy tờ chứng minh bên còn lại có tiền án, tiền sự; ….
Bằng chứng để giành quyền nuôi con và cách thu thập

LUẬT SƯ LY HÔN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON – LUẬT HÙNG BÁCH – LIÊN HỆ: 0988.732.880

Thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con

Câu hỏi: Chào Luật sư! Tôi và chồng kết hôn năm 2017, chúng tôi có một con chung là cháu trai 4 tuổi. Hiện nay, do mâu thuẫn vợ chồng nên tôi muốn ly hôn đơn phương và muốn giành quyền nuôi con. Tôi muốn biết hồ sơ, thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con có phức tạp không? Tôi cần làm gì để được quyền nuôi con. Nhờ Luật sư tư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Chào bạn, Luật Hùng Bách tư vấn về trường hợp của bạn như sau:

Luật sư tư vấn hồ sơ ly hôn giành quyền nuôi con

Ly hôn có tranh chấp quyền nuôi con được thực hiện theo thủ tục ly hôn đơn phương. Hồ sơ, giấy tờ ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con cần có các giấy tờ sau: 

  1. Đơn khởi kiện ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con. Tải mẫu đơn ly hôn mới nhất 2024
  2. Giấy chứng nhận kết hôn.
  3. Giấy khai sinh của con chung.
  4. CCCD của vợ và chồng.
  5. Giấy xác minh nơi cư trú của vợ và chồng.
  6. Các bằng chứng, giấy tờ chứng minh điều kiện nuôi con theo hướng dẫn của Luật Hùng Bách nêu trên (nếu có).

>>> Xem thêm: HỒ SƠ LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG GIÀNH QUYỀN NUÔI CON GỒM NHỮNG GÌ?

hoặc liên hệ Luật sư theo số Điện thoại/Zalo: 0988.732.880 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như chúng tôi đã hướng dẫn, bạn nộp hồ sơ đến Tòa án nơi chồng bạn đang cư trú để yêu cầu Tòa án giải quyết. Thủ tục ly hôn đơn phương, giành quyền nuôi con gồm 05 bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn giành quyền nuôi con và nộp đến Tòa án có thẩm quyền.
  • Bước 2: Nộp tiền tạm ứng án phí khi đủ điều kiện để tòa án thụ lý vụ án.
  • Bước 3: Tham gia các phiên họp, phiên hòa giải, các buổi lấy lời khai tại tòa.
  • Bước 4: Tham gia phiên tòa xét xử ly hôn đơn phương, giành quyền nuôi con.
  • Bước 5: Nhận bản án, quyết định ly hôn giành quyền nuôi con để thi hành hoặc thực hiện thủ tục kháng cáo khi không đồng ý với quyết định của Tòa án.

>>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN THỦ TỤC LY HÔN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON

Nếu bạn bạn có thắc mắc hoặc cần sử dụng dịch vụ luật sư ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con; bạn có thể liên hệ trực tiếp số Điện thoại/Zalo/Viber 0988.732.880 để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ.

Vì sao nên sử dụng dịch vụ luật sư giành quyền nuôi con?

Tòa án giải quyết tranh chấp căn cứ theo yêu cầu, những tài liệu mà các bên cung cấp. Do vậy, khi tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa, bạn cần cung cấp tài liệu, chứng cứ. Chứng cứ, tài liệu càng đầy đủ càng đảm bảo quyền lợi của bạn. Tuy nhiên việc chứng minh này không hề đơn giản. Nếu bạn chỉ trình bày mà không có bằng chứng thì rất khó để Tòa án chấp nhận. 

Thủ tục ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con đòi hỏi kỹ năng nghiên cứu, thu thập chứng cứ, tài liệu chứng minh. Đồng thời bạn cần nắm được tiến trình, thủ tục, thời điểm giao nộp chứng cứ. Thời gian thực hiện thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con kéo dài từ 05-08 tháng. Luật sư tư vấn, hỗ trợ bạn thu thập tài liệu, giải quyết thủ tục nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, việc có luật sư tư vấn, hỗ trợ cũng giúp bạn bảo vệ tối đa quyền lợi, hạn chế các rủi ro khi thực hiện thủ tục. 

LUẬT SƯ LY HÔN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON – LIÊN HỆ: 0988.732.880

Dịch vụ luật sư ly hôn giành quyền nuôi con

Luật Hùng Bách là đơn vị chuyên giải quyết ly hôn, giành quyền nuôi con và phân chia tài sản. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ ly hôn, Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách sẵn sàng thực hiện các công việc sau để bảo vệ quyền, lợi ích của bạn khi ly hôn giành quyền nuôi con:

  1. Tư vấn quy định, hồ sơ, thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con: Miễn phí qua Điện thoại/Zalo: 0988.732.880
  2. Cung cấp mẫu đơn ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con: Chỉ 150.000 đồng.
  3. Soạn thảo hồ sơ ly hôn giành quyền nuôi con chuẩn theo mẫu của Tòa án: 500.000 đồng.
  4. Luật sư tư vấn, hỗ trợ thu thập hồ sơ, bằng chứng để ly hôn giành quyền nuôi con.
  5. Kiểm tra, đánh giá hồ sơ, tài liệu, chứng cứ  của Khách hàng. Đưa ra phương án ly hôn giành quyền nuôi con trong từng trường hợp cụ thể;
  6. Luật sư tham gia giải quyết ly hôn, bảo vệ quyền nuôi con tại Tòa án: Chi phí thỏa thuận.
  7. Luật sư tư vấn, hỗ trợ thủ tục kháng cáo bản án ly hôn giành quyền nuôi con.
  8. Tư vấn, giải quyết giành quyền nuôi con, thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn.
  9. Luật sư tư vấn, hỗ trợ các thủ tục khác có liên quan.

Liên hệ Luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách theo số Điện thoại/Zalo: 0988.732.880 để được tư vấn và báo phí dịch vụ luật sư ly hôn giành quyền nuôi con

Liên hệ luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách.

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về Bằng chứng để giành quyền nuôi con gồm những gì?. Vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách theo một trong các phương thức sau để được tư vấn, báo phí và hỗ trợ thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con:

  • Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 33, Đường Số 4, Phường 7, quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Điện thoại (Zalo/Viber/Whatsapp): 0988.732.880
  • Fanpage: https://www.facebook.com/Lhb.hcm
  • Trang web: https://lhblaw.vn/
  • Email: luathungbach.hcm@gmail.com

Trân trọng./.

Hana.

5/5 - (8 bình chọn)
Luật Hùng Bách

View Comments

Recent Posts

ĐƠN KÊU OAN TRÌNH BÀY NHƯ THẾ NÀO?

Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…

3 tháng ago

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ MẪU ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…

3 tháng ago

CÁC MẪU ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ TRONG HÌNH SỰ

Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…

3 tháng ago

DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ UY TÍN

Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…

3 tháng ago

LƯU Ý PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM MUA CHUNG CƯ AN TOÀN

Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…

5 tháng ago

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

8 tháng ago