Categories: Luật sư Ly hôn

GIẢI QUYẾT LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG MẤT BAO LÂU?

Ly hôn đơn phương là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên. Hoặc cả hai bên nhưng giữa hai người có tranh chấp về tài sản chung, nợ chung, con chung. Tuy nhiên, để được ly hôn đơn phương thì phải đáp ứng một số điều kiện luật định. Vậy điều kiện, thủ cách ly hôn đơn phương như thế nào? Ly hôn đơn phương mất bao lâu? Luật Hùng Bách sẽ giải đáp những câu hỏi trên cho các bạn trong bài viết dưới đây. Hoặc liên hệ cho Luật Hùng Bách theo Hotline/Zalo/Whapsapp 0976.985.828 để được tư vấn và hướng dẫn.

Quy định pháp luật về thời gian ly hôn đơn phương

Ly hôn đơn phương mất bao lâu?

Câu hỏi: Xin chào Luật sư Luật Hùng Bách, tôi và vợ kết hôn đã được 10 năm. Tuy nhiên, gần đây, do mâu thuẫn vợ chồng đã trầm trọng, nên tôi muốn ly hôn, vợ tôi không đồng ý. Vậy Luật sư tư vấn cho tôi hỏi thủ tục ly hôn đơn phương được thực hiện như thế nào? Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương mất bao lâu?

Trả lời: Chào bạn! Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé.

Ly hôn đơn phương là một trong hai bên vợ, chồng yêu cầu ly hôn khi cuộc sống hôn nhân không thể tiếp tục. 

Về thời gian giải quyết ly dị đơn phương, Điều 191, 195, 196, 197, 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã quy định. Ở mỗi bước sẽ phải mất một thời gian nhất định.

Bước 1: Vợ hoặc chồng nộp đơn ly hôn đơn phương đến Tòa án cấp huyện nơi người chồng hoặc vợ cư trú (người bị yêu cầu). Ngoài ra, vợ hoặc chồng có thể nộp đến Tòa án mà hai bên đã thỏa thuận.

Có hai phương thức nộp đơn khởi kiện:

  • Gửi đơn qua dịch vụ bưu chính thì giấy xác nhận được Tòa án cấp trong thời hạn 02 ngày làm việc;
  • Nộp trực tiếp thì Tòa án sẽ cấp giấy xác nhận ngay.

Căn cứ pháp lý: Điều 35, điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Bước 2: Chánh án Tòa án phân công thẩm phán giải quyết đơn ly hôn đơn phương trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Bước 3: Thẩm phán xem xét hồ sơ ly hôn trong thời hạn 05 ngày làm việc. Tòa án sẽ đưa ra một trong các quyết định theo khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện;
  • Trả lại đơn khởi kiện nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Xem thêm: THỦ TỤC LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG MỚI NHẤT

Bước 4: Tòa án thông báo người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau đó, người khởi kiện sẽ nhận được thông báo thụ lý và quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.

Bước 5: Thời hạn chuẩn bị xét xử ly hôn đơn phương là 04 tháng. Thời gian này có thể gia hạn tối đa 02 tháng nếu vụ án phức tạp.

Thẩm phán có thể ban hành một trong các quyết định sau trong thời gian chuẩn bị xét xử:

  • Công nhận sự thỏa thuận của hai bên;
  • Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án;
  • Chuyển vụ án vì không thuộc thẩm quyền;
  • Đưa vụ án ra xét xử,…

Bước 6: Tham gia phiên tòa xét xử vụ án ly hôn đơn phương. Thời hạn mở phiên tòa là trong vòng 01 tháng kể từ ra quyết định xét xử. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian mở phiên tòa có thể kéo dài đến 02 tháng.

Như vậy, ly hôn đơn phương không tranh chấp tài sản, thường mất khoảng 05 – 08 tháng để giải quyết.

Xem thêm: CÁCH LY HÔN NHANH NHẤT THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Ai có quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương?

Ly hôn đơn phương là trường hợp có tranh chấp về quyền nuôi con hoặc tranh chấp về tài sản chung. Thực tế, rất nhiều trường hợp ly hôn đơn phương có cả hai tranh chấp trên.

Để được nuôi con khi ly hôn đơn phương thì người yêu cầu phải đáp ứng một số trường hợp nhất định. Theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, khi vợ chồng không thỏa thuận được quyền nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định dựa vào:

  • Quyền lợi mọi mặt của con;
  • Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì tham khảo ý kiến, nguyện vọng của con;
  • Giao con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ nuôi trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con.

Như vậy, theo quy định trên, Tòa án sẽ dựa vào khả năng kinh tế, điều kiện phát triển của trẻ,… để quyết định người trực tiếp nuôi dưỡng. Người không trực tiếp nuôi dưỡng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tần suất thăm nom sẽ do hai bên tự thỏa thuận, không được quyền cản trở người còn lại đến thăm con.

Liên hệ Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách theo Hotline/Zalo/Whatsapp 0976.985.828

Ly hôn đơn phương vắng mặt được không?

Ly hôn với người vắng mặt tại nơi cư trú

Căn cứ Điều 11 Luật Cư trú 2020 quy định nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. 

Trong trường hợp không xác định được hai nơi trên thì xác định theo khoản 1 Điều 19. Theo đó, nơi ở hiện tại là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống.

Thẩm quyền Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương xác định theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân. 

Như vậy, nơi cư trú là nơi vợ hoặc chồng thường trú hoặc tạm trú. Khi không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú, người yêu cầu ly hôn nộp đơn khởi kiện tại Tòa án cấp huyện nơi chồng hoặc vợ đang sinh sống và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Trong trường hợp ly hôn với người vắng mặt tại nơi cư trú thì giải quyết theo điểm a khoản 1 Điều 40, điểm e khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Nếu nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng giải quyết. Thủ tục giải quyết ly dị đơn phương vẫn theo thủ tục chung.

Liên hệ Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách theo Hotline/Zalo/Whatsapp 0976.985.828

Ly hôn với người nước ngoài không có mặt tại Việt Nam

Những vụ việc ly hôn với người nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố giải quyết theo khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Trường hợp người nước ngoài đang cư trú, làm việc ở Việt Nam tại thời điểm vụ án được thụ lý. Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án cấp quận/huyện.

Thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt

Trước khi đưa vụ án ra xét xử, Tòa án sẽ tiến hành phiên họp hòa giải. Nếu vợ chồng thỏa thuận được với nhau thì Tòa án ra quyết định công nhận thỏa thuận. Trong trường hợp đã triệu tập 02 lần vẫn vắng mặt thì xác định không tiến hành hòa giải được. Sau đó, Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Sự vắng mặt của vợ hoặc chồng tại phiên tòa thì vụ án sẽ được giải quyết theo Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Cụ thể như sau:

Vắng mặt lần thứ nhất thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa;

Triệu tập lần thứ hai mà không có người đại diện tham gia phiên tòa không vì sự kiện bất khả kháng sẽ xử lý như sau:

  • Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện. Tòa án ra quyết định đình chỉ, trừ trường hợp có đơn xin vắng mặt;
  • Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia thì xét xử vắng mặt ;
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Như vậy, vợ hoặc chồng không tham gia phiên tòa thì Tòa án vẫn tiến hành các trình tự, thủ tục giải quyết. Không phụ thuộc vào sự hiện diện của nguyên đơn, bị đơn.

Xem thêm: LY HÔN TRANH CHẤP QUYỀN NUÔI CON GIẢI QUYẾT THẾ NÀO?

Hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm những gì?

Để được Tòa án nhanh chóng thụ lý, người khởi kiện phải chuẩn bị đủ hồ sơ bao gồm:

  • Mẫu đơn ly hôn đơn phương được ban hành theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP;
  • Bản chính Giấy đăng ký kết hôn. Trường hợp không có bản chính thì sử dụng bản sao;
  • Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, Sổ hộ khẩu hoặc Giấy xác nhận nơi cư trú của vợ và chồng;
  • Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có);
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản khi có tranh chấp về tài sản chung;
  • Tài liệu, chứng cứ cho yêu cầu ly hôn đơn phương là đúng theo quy định pháp luật. Chẳng hạn như video ghi hình vợ/chồng có hành vi bạo lực gia đình, vi phạm nghĩa vụ vợ chồng như ngoại tình,…

Liên hệ Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách theo Hotline/Zalo/Whatsapp 0976.985.828

Ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài mất bao lâu?

Nhiều người nghĩ rằng ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ mất thời gian nhiều hơn so với ly hôn giữa người Việt Nam với người Việt Nam. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng mất nhiều thời gian.

Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và các luật khác có liên quan không quy định cụ thể thời gian giải quyết ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài mất bao lâu. Tuy nhiên, chúng ta có thể căn cứ vào trình tự, thủ tục giải quyết vụ án ly hôn thông thường để biết được thời gian ly hôn đơn phương với người nước ngoài mất bao lâu. Cụ thể như sau:

  • Ly hôn đồng thuận với người nước ngoài: Thời gian khoảng 01 đến 04 tháng;
  • Ly hôn đồng thuận với người nước ngoài: Cấp sơ thẩm khoảng 04 đến 06 tháng (nếu đương sự vắng mặt, có nhiều yêu cầu giải quyết,… có thể kéo dài hơn). Cấp phúc thẩm kéo dài khoảng 03 đến 04 tháng;
  • Ly hôn vắng mặt thì thời gian khoảng 12 đến 24 tháng do thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp.

Liên hệ Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách theo Hotline/Zalo/Whatsapp 0976.985.828

Thủ tục giải quyết ly hôn với người nước ngoài

Thủ tục ly hôn với người nước ngoài thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố nơi bị đơn cư trú;
  • Bước 2: Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án sẽ thông báo nộp tiền tạm ứng án phí và thụ lý vụ án trong vòng 05 ngày làm việc;
  • Bước 3: Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục ly hôn đơn phương chung.
Liên hệ Luật sư ly hôn – 0976.985.828

Ly hôn đơn phương bao gồm những trường hợp nào?

Ly hôn đơn phương khi vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích

Khoản 2 Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình”.

Do đó, nếu một người bị tuyên bố mất tích thì vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương.

Vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật. Đây là hành vi cố ý gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;

đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;

e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

h) Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

i) Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;

k) Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;

l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;

m) Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;

n) Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;

o) Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;

p) Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;

q) Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.”

Trên đây là một trong các căn cứ để Toà án xem xét giải quyết ly hôn đơn phương. trong trường hợp các bên không hoà giải thành.

Để Toà án ghi nhận, người yêu cầu phải cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh cho hành vi trên bằng cách:

  • Quay phim, ghi âm, chụp ảnh,… hành vi bạo lực của người kia;
  • Lập vi bằng ghi nhận hành vi;
  • Nhờ người làm chứng
  • Có xác nhận thương tích của bệnh viện;
  • Biên bản, quyết định xử phạt hành chính của Cơ quan Công an xã/phường; Hoặc biên bản hòa giải khi của UBND xã/phường.

Liên hệ Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách theo Hotline/Zalo/Whatsapp 0976.985.828

Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ vợ chồng

Theo Chương III của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về quyền, nghĩa vụ vợ, chồng như sau:

  • Vợ, chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt trong gia đình;
  • Vợ, chồng có nghĩa vụ yêu thương, tôn trọng, chung thủy, chia sẻ,… với nhau các công việc trong gia đình;
  • Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín, tự do tín ngưỡng,… của nhau.

Bên cạnh đó, theo điểm a.1 khoản a Mục 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP, được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình

Như vậy, khi tiến đến mối quan hệ hôn nhân, vợ chồng đều có quyền, nghĩa vụ ngang nhau. Khi vi phạm những điều này sẽ làm cho mục đích hôn nhân không đạt được. Việc vi phạm để xem là nghiêm trọng thì sẽ xem xét dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Để được tư vấn chuyên sâu về vấn đề này, bạn có thể liên hệ cho Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo 0976.985.828.

Ly hôn đơn phương trong các trường hợp đặc biệt

Ly hôn giữa vợ chồng đã kết hôn trước ngày 03/01/1987

Câu hỏi: Xin chào Luật sư! Cha, mẹ tôi sống chung với nhau từ năm 1980 cho đến nay. Tuy nhiên, họ không đăng ký kết hôn. Nay vì mâu thuẫn, nên cha, mẹ tôi quyết định ly hôn. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trường hợp của ba mẹ tôi thì có ly hôn được không? Toà án có tiếp nhận vụ việc của cha, mẹ tôi không? Cảm ơn Luật sư đã dành thời gian giải đáp.

Luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách tư vấn trường hợp của bạn như sau:

Theo mục 1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP của Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, ngày 03/01/2001, hướng dẫn thi hành Nghị quyết 35/2000/QH10, ngày 09/06/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định cụ thể về trường hợp quan hệ vợ chồng không đăng ký kết hôn từ trước ngày 03/01/1987 mà muốn ly hôn như sau:

“Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án theo thủ tục chung”.

Như vậy, mặc dù cha mẹ bạn không đăng ký kết hôn, những đã chung sống với nhau từ năm 1980 (trước thời điểm Luật hôn nhân và gia đình 1986 có hiệu lực), nên việc chung sống với nhau giữa cha, mẹ bạn vẫn được pháp luật công nhận. Khi có yêu cầu thì Toà án sẽ tiếp nhận và giải quyết yêu cầu ly hôn theo thủ tục chung.

Ly hôn với người đang bị tạm giam

Câu hỏi: Xin chào! Vợ chồng tôi kết hôn năm 2017. Đến nay, chúng tôi có chung một đứa con gái chỉ mới 02 tuổi. Vì cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, có nhiều mâu thuẫn nên đầu năm 2022 tôi có viết đơn ly hôn. Chồng tôi đã ký đơn ly hôn nhưng tôi chưa nộp. Tháng 03/2022 chồng tôi bị công an tạm giam do hành vi cố ý gây thương tích người khác. Đến nay vẫn chưa điều tra xong. Bây giờ tôi muốn ly hôn thì viết đơn khác hay lấy đơn cũ chồng tôi đã ký trước đó nộp cho Tòa? Xin cảm ơn!

Luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách xin tư vấn trường hợp của bạn như sau:

Bạn có đơn có chữ ký của chồng, bạn có thể sử dụng đơn này để nộp tại Tòa án. Tuy nhiên, do chồng bạn đang bị tạm giam tại. Nên bạn cần xin xác nhận phía cơ quan điều tra xác minh chồng bạn đang bị tạm giam không thể có mặt để giải quyết ly hôn. Trường hợp chồng bạn đổi ý không muốn ly hôn thuận tình thì bạn nộp đơn xin đơn phương ly hôn, nhưng vẫn cần xin xác nhận của cơ quan điều tra để được giải quyết.

Ly hôn đơn phương nhanh được không?

Trường hợp ly hôn đơn phương, không tranh chấp về tài sản chung, nợ chung; thường kéo dài từ 05 đến 08 tháng. Tuy nhiên, thời gian giải quyết còn bị kéo dài do một số yếu tố như:

  • Thời gian thu thập, chuẩn bị hồ sơ;
  • Thời gian xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của Toà án;
  • Sự vắng mặt của các bên khi tham gia giải quyết vụ án.

Để tiết kiệm thời gian, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn dưới đây:

Như vậy, để giải quyết nhanh thủ tục ly hôn đơn phương thì phải dựa vào nhiều yếu tố. Hơn nữa, nếu có tranh chấp về tài sản chung, nợ chung thời gian giải quyết có thể kéo dài từ 01 năm trở đi.

Tuy nhiên, trường hợp bạn chỉ cần giải quyết nhanh vấn đề về quan hệ hôn nhân. Hãy liên hệ cho Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/Zalo 0976.985.828 để được tư vấn, hỗ trợ.

Dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn đơn phương – Luật Hùng Bách

Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Luật Hùng Bách cung cấp các dịch vụ pháp lý, cụ thể như sau

  • Tư vấn điều kiện, hồ sơ ly hôn;
  • Tư vấn về quyền và lợi ích hợp pháp khi ly hôn đơn phương;
  • Tư vấn về phương pháp thu thập tài liệu, chứng cứ ly hôn nhanh chóng;
  • Tư vấn quy định pháp luật về ly hôn đơn phương với người nước ngoài;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp tại Tòa án;
  • Tư vấn quy định pháp luật về ly hôn trong nước và ly hôn có yếu tố nước ngoài;
  • Đại diện theo ủy quyền khách hàng để hoàn tất thủ tục ly hôn đơn phương;
  • Cung cấp dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh chóng;
  • Hỗ trợ khách hàng làm thủ tục kháng cáo bản án, quyết định ly hôn.

Liên hệ Luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách

Trên đây là nội dung về “Giải quyết ly hôn đơn phương mất thời gian bao lâu?“. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần sự hỗ trợ về kiến thức pháp luật. Hãy thể liên hệ Luật Hùng Bách thông qua các cách sau để được hỗ trợ nhanh chóng về quy định pháp luật khi ly hôn đơn phương, thời gian giải quyết ly hôn đơn phương:

Trân Trọng!

Thanh Trúc.

5/5 - (2 bình chọn)
Cương Đặng

Recent Posts

ĐƠN KÊU OAN TRÌNH BÀY NHƯ THẾ NÀO?

Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…

3 tháng ago

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ MẪU ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…

3 tháng ago

CÁC MẪU ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ TRONG HÌNH SỰ

Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…

3 tháng ago

DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ UY TÍN

Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…

3 tháng ago

LƯU Ý PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM MUA CHUNG CƯ AN TOÀN

Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…

5 tháng ago

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

8 tháng ago