Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Quy định của pháp luật về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động mới nhất thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động? Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp lao động ra sao? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn qua số 0988.732.880 (Zalo).
MỤC LỤC
Theo quy định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 (Viết tắt là “BLLĐ”) định về tranh chấp lao động như sau:
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động. Tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau. Tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Các loại tranh chấp lao động bao gồm:
(i) Tranh chấp lao động cá nhân:
(ii) Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích:
Theo quy định của BLLĐ, thì Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:
Khi phát sinh tranh chấp, các bên có thể giải quyết tranh chấp bằng việc thỏa thuận hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp đưa ra các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết thì phải đáp ứng về thời hiệu giải quyết theo quy định của BLLĐ.
Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động được hiểu là khoảng thời gian pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian đó các bên tranh chấp được quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
Khi hết thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, các bên không được quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động. Nếu các bên vẫn nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động ngoài thời hạn này thì sẽ không được thụ lý giải quyết. Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động đối với hình thức giải quyết khác nhau thì thời hiệu sẽ khác nhau.
Thời hiệu yêu cầu hoà giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp là 06 tháng. Thời hiệu này được tính kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp là 09 tháng. Thời hiệu này được tính kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 01 năm. Thời hiệu này được tính kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
* Lưu ý: Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan. Hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn. Thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Theo quy định của BLLĐ, các tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết. Do vậy, khi phát sinh tranh chấp lao động, một trong các bên có thể yêu cầu hoà giải viên lao động hoà giải tranh chấp. Trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
Bước 1: Viết đơn yêu cầu hoà giải viên hoà giải tranh chấp lao động.
Bước 2: Chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu liên quan đến vấn đề tranh chấp.
Bước 3: Nộp đơn đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động có trụ sở.
Bước 4: Hoà giải viên hoà giải tranh chấp
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp. Hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải. Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.
Bước 5: Hoà giải viên gửi biên bản hoà giải cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành. Thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải. Hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải. Hoặc trường hợp hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau:
Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 189 BLLĐ.
Bước 1: Viết đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Bước 2: Chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu liên quan đến vấn đề tranh chấp.
Bước 3: Nộp đơn đến Hội đồng trọng tài lao động tỉnh (thành phố) nơi công ty đặt trụ sở chính.
Bước 4: Hội đồng trọng tài lao động quyết định thành lập Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp.
Bước 5: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập. Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.
Trường hợp hết thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp mà Ban trọng tài lao động không được thành lập. Hoặc hết thời hạn mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Bước 1: Viết đơn khởi kiện.
Bước 2: Chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu liên quan đến vấn đề tranh chấp.
Bước 3: Nộp đơn đến Toà án có thẩm quyền.
Bước 4: Toà án xem xét hồ sơ khởi kiện.
Bước 5: Toà án thụ lý vụ án và chuẩn bị xét xử.
Bước 6: Xét xử sơ thẩm vụ án.
Bước 7: Kháng cáo bản án sơ thẩm nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm.
Nếu bạn không nắm rõ quy đinh pháp luật về lao động? Hoặc bạn không biết làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình? Bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn lao động qua số 0988.732.880 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.
Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động bao gồm các nội dung sau:
Đối với vụ việc phức tạp, có nhiều tài liệu hồ sơ cần nghiên cứu. Hoặc khách hàng cần được tư vấn bằng Văn bản để tham khảo kỹ hơn. Thì khách hàng có thể lựa chọn một trong các hình thức tư vấn sau:
>>> Bạn có thể tham khảo phí tư vấn, phí thuê luật sư giải quyết tranh chấp lao động TẠI ĐÂY. Hoặc liên hệ trực tiếp số 0988.732.880 để được tư vấn, báo phí cụ thể.
Bước 1: Khi muốn thuê luật sư tư vấn tại Luật Hùng Bách bạn có thể lựa chọn một trong các phương thức trên.
Bước 2: Luật sư/chuyên viên sẽ xem xét hồ sơ, tư vấn sơ bộ, đánh giá vụ việc cho bạn biết rõ.
Bước 3: Luật sư/chuyên viên báo phí dịch vụ.
Bước 4: Ký kết hợp đồng, bàn giao hồ sơ tài liệu, nghiên cứu hồ sơ.
Bước 5: Luật sư/chuyên viên tư vấn phương án để bạn tham khảo và lựa chọn.
Bước 6: Luật sư/chuyên viên hỗ trợ giải quyết tranh chấp tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về “Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động“. Nếu bạn cần tư vấn cụ thể trường hợp tranh chấp của mình. Bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách theo số 0988.732.880 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.
Trân trọng!
Cloud.
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…