Phân chia di sản thừa kế khi một vấn đề nhạy cảm. Bởi lẽ, việc phân chia không đồng đều sẽ dẫn đến rạn nứt tình cảm của các thành viên trong gia đình. Hay chia tài sản thừa kế khi có người không đồng ý sẽ dẫn đến tranh chấp không đáng có. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho những đồng thừa kế khác vì phần lớn là những người dân không am hiểu pháp luật. Khi rơi vào trường hợp như vậy, họ thường không biết nên làm gì để phân chia di sản thừa kế. Hiểu được vấn đề đó, chúng tôi giải đáp vấn đề “CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ KHI CÓ NGƯỜI KHÔNG ĐỒNG Ý NHƯ THẾ NÀO?” qua bài viết dưới đây. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 0979.564.828 để được tư vấn.
MỤC LỤC
Quyền yêu cầu chia thừa kế
Thừa kế là gì?
Ai có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế?
“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”
“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”
Trường hợp nào cần sự đồng ý khi chia tài sản thừa kế?
Cách chia tài sản thừa kế khi không có di chúc
Theo quy định của pháp luật, phân chia di sản thừa kế sẽ được thực hiện theo di chúc và pháp luật. Trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ, người thừa kế sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật để tiến hành phân chia.
Cách phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc như sau:
Bước 1: Xác định hàng thừa kế và người thừa kế theo pháp luật.
Bước 2: Khai nhận di sản thừa kế
Về việc niêm yết
– Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ưniêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.– Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.– Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
Về nội dung niêm yết
– Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế.– Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi kết thúc niêm yết, nếu không có khiếu nại hay tranh chấp nào thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định của Luật Công chứng 2014.
Bước 4: Đăng ký biến động và khai thuế
Tiếp theo bạn cần tiến hành kê khai thuế tại Chi cục thuế nơi có bất động sản. Tiếp đó bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ – LIÊN HỆ 0979.564.828
Chia tài sản thừa kế khi có người không đồng ý thế nào
Ai có quyền không đồng ý phân chia di sản thừa kế?
Cách phân chia tài sản thừa kế khi có người không đồng ý
Việc phân chia tài sản thừa kế mà có người không đồng ý thuộc về tranh chấp dân sự. Theo pháp luật dân sự, sẽ có hai cách để giải quyết một tranh chấp dân sự. Đó là hòa giải, thương lượng và khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
Hòa giải, thương lượng
Đây là cách thức được nhiều người lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Bởi vì, cách thức này không những giúp các bên tiết kiệm thời gian, chi phí, mà còn bảo vệ tình cảm, hòa khí giữa các thành viên trong gia đình.
Về cách thức tiến hành:
Các bên có thể lựa chọn tự mình hòa giải trong gia đình. Tuy nhiên, nhiều trường hợp gia đình là những người lao động, ít hiểu biết về pháp luật. Nên việc đứng ra hòa giải để bảo đảm lợi ích cho các bên là không thể.
Bên cạnh đó, các bên có thể nhờ bên thứ ba đứng ra làm trung gian hòa giải. Bên thứ ba có thể là Ủy ban nhân dân cấp xã. Hoặc là người am hiểu pháp luật, có kiến thức về hòa giải (Hòa giải viên, luật sư,…).
Giải quyết tranh chấp tại Tòa án
Trường hợp các bên không thể tự hòa giải, thương lượng với nhau thì giải quyết tranh chấp tại Tòa án là phương án tối ưu nhất. Bởi lẽ, khi có Bản án/Quyết định có hiệu lực của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh chấp thì các bên phải tuân thủ, chấp hành.
Mời bạn tiếp tục tham khảo tiếp phần bài viết dưới đây để biết thêm về thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế.
LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ – LIÊN HỆ 0979.564.828
Thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế
Bước 1: Chuẩn bị tài liệu, chứng cứ
Đây là bước đầu tiên và quan trọng khi bạn muốn khởi kiện đến Tòa án. Việc cung cấp đầy đủ chứng cứ, tài liệu cho Tòa án góp phần giúp Tòa án xem xét, thụ lý hồ sơ nhanh chóng. Giải quyết vụ việc một cách chính xác.
Đối với vụ án tranh chấp phân chia di sản thừa kế, bạn cần cung cấp cho Tòa án giấy tờ chứng minh sự kiện phát sinh quan hệ thừa kế. Chẳng hạn như giấy chứng tử, quyết định của Tòa án có thẩm quyền tuyên bố một người đã chết.
Bên cạnh đó, là cung cấp cho Tòa án những tài liệu, chứng cứ thể hiện tài sản của người chết. Đây là những tờ chứng minh cho tài sản mà bạn yêu cầu phân chia.
Cuối cùng là giấy tờ nhân thân của người khởi kiện và người bị kiện và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Bước 2: Tòa án tiến hành xem xét hồ sơ khởi kiện và tiến hành thụ lý.
Bước 3: Tòa án tiến hành giải quyết hồ sơ khởi kiện
Khi thụ lý hồ sơ khởi kiện, Tòa án sẽ tiến hành giải quyết vụ ván. Trong quá trình giải quyết, Tòa án sẽ triệu tập đương sự để lấy lời khai, tổ chức hòa giải. Sau khi củng cố tài liệu, chứng cứ và các bên không thể hòa giải, Tòa án sẽ tiến hành tổ chức xét xử vụ án.
Xem thêm: DI CHÚC CÓ BẮT BUỘC PHẢI CÔNG CHỨNG KHÔNG?
Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế
- Tư vấn về quyền thừa kế, điều kiện hưởng thừa kế tài sản là đất đai;
- Tư vấn quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật;
- Tư vấn pháp luật về thủ tục khai nhận di sản thừa kế đất đai. Tặng cho nhà đất là di sản thừa kế…;
- Tư vấn, trợ giúp, hướng dẫn các thủ tục hành chính về thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở;
- Tư vấn pháp luật về thủ tục khởi kiện phân chia di sản thừa kế là đất đai, nhà cửa;…
- Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 33, Đường Số 4, Phường 7, quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
- Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Điện thoại (Zalo/Viber/Whatsapp): 0979.564.828.
- Fanpage:https://www.facebook.com/LuatHungBach–https://www.facebook.com/Lhb.hcm
- Trang web: https://lhblaw.vn/ – https://luathungbach.vn/
- Email: luathungbach.hcm@gmail.com
Trân trọng./.
TC.