KẾT HÔN CHƯA ĐỦ TUỔI CÓ LY HÔN ĐƯỢC KHÔNG?


Tình trạng kết hôn sớm ở nước ta không hiếm gặp, nhất là ở các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa khi pháp luật chưa được phổ biến rộng rãi. Từ đó, kéo theo các câu hỏi như “kết hôn chưa đủ tuổi có ly hôn được không?”, “mức phạt khi kết hôn với người chưa đủ tuổi”,… Để hiểu hơn vấn đề kết hôn chưa đủ tuổi, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách hoặc liên hệ Luật sư ly hôn theo số Điện thoại 0976.985.828 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ. 

Độ tuổi hợp pháp để kết hôn?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật

Như vậy, độ tuổi khi nam, nữ kết hôn phải tuân thủ theo quy định pháp luật: đối với nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

kết hôn chưa đủ tuổi
Luật sư ly hôn – 0976.985.828 0979.884.828

Pháp luật về tảo hôn

Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

8. Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này

Như vậy việc đăng ký kết hôn khi chưa đủ tuổi gọi là tảo hôn. Hành vi tảo hôn là hành vi vi phạm điều cấm của Luật Hôn nhân gia đình và sẽ bị xử phạt tảo hôn theo quy định. Thậm chí trong nhiều trường hợp, việc kết hôn với người chưa đủ tuổi còn bị xử lý hình sự. 

LIÊN HỆ LUẬT SƯ LY HÔN 0976.985.828 (ZALO)

Mức phạt khi kết hôn chưa đủ tuổi

Câu hỏi: “Tôi tên L.V.D, hiện đang sống ở An Giang. Tôi có em gái đang 15 tuổi vì gia đình khó khăn nên bố mẹ tôi muốn gã em gái tôi cho người khác và em tôi cũng đồng ý việc kết hôn. Xin hỏi Luật sư, nếu gia đình tôi gả em gái khi chưa đủ tuổi thì có bị vi phạm pháp luật không? Mức phạt như thế nào?”

Trả lời: Luật sư Ly hôn Luật Hùng Bách giải đáp câu hỏi “Mức phạt khi kết hôn chưa đủ tuổi” như sau: 

Hành vi kết hôn khi chưa đủ tuổi gọi là tảo hôn. Tảo hôn được xem là kết hôn trái pháp luật và sẽ xử phạt theo quy định pháp luật.

Căn cứ tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ; lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Ngoài ra, tùy vào mức độ truy cứu trách nhiệm về việc tổ chức tảo hôn để áp dụng theo Điều 183 Bộ luật Hình sự 2015:

  • Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Như vậy, người chưa đủ tuổi kết hôn xử phạt hành chính cao nhất là 5.000.000 đồng. Đối tượng tổ chức tảo hôn cho người khác hình phạt cao nhất có thể đối mặt là cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Liên hệ Luật sư ly hôn theo số Điện thoại 0976.985.828 (Zalo) để được hỗ trợ, tư vấn các vấn đề pháp lý.

Kết hôn khi chưa đủ tuổi có ly hôn được không?

Câu hỏi: “Xin chào Luật sư, tôi và vợ lấy nhau năm 16 tuổi. Chúng tôi không có đăng ký kết hôn mà chỉ được tổ chức đám cưới ở gia đình. Đến nay, tôi và vợ không còn hợp nhau nên tôi muốn ly hôn và giành quyền nuôi con 1 tuổi. Xin hỏi Luật sư tôi cần làm gì để ly hôn với vợ?”

Trả lời: Luật sư Ly hôn Luật Hùng Bách giải đáp câu hỏi “Kết hôn khi chưa đủ tuổi có ly hôn được không?” như sau: 

Trường hợp kết hôn chưa đủ tuổi thì quan hệ hôn nhân sẽ không được pháp luật thừa nhận, bảo vệ do vi phạm điều kiện đăng ký kết hôn. Do đó, Tòa án sẽ không giải quyết ly hôn cho người chưa được thừa nhận quan hệ hôn nhân mà chỉ xem là quan hệ nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng. Trong khoảng thời gian sống chung nếu phát sinh con chung hoặc hình thành tài sản chung thì được giải quyết theo Điều 15; Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

  1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

  2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”

Hồ sơ ly hôn khi không có giấy kết hôn gồm những gì?

Câu hỏi: “Chào luật sư. Em tên H, năm nay 23 tuổi, sống ở Gia Lai. Em kết hôn năm 17 tuổi và khi kết hôn không có đăng ký kết hôn. Chúng em có 2 người con chung, không có tài sản chung hay nợ chung. Do mẫu thuẫn gia đình nên em muốn ly hôn chồng. Xin hỏi Luật sư, em không có giấy đăng ký kết hôn thì có được ly hôn chồng không? Em cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn gì để có thể ly hôn với chồng ?”

Trả lời: Luật sư Ly hôn Luật Hùng Bách giải đáp câu hỏi “Không có giấy kết hôn có ly hôn được không?” như sau: 

Trường hợp bạn kết hôn khi chưa đủ tuổi, pháp luật không công nhận quan hệ vợ chồng là hợp pháp. Do đó, bạn không thể thực hiện thủ tục ly hôn tại Tòa án. Căn cứ theo Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, bạn cần yêu cầu Tòa án tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng. 

Xem thêm: KHÔNG CÓ GIẤY ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ LY HÔN ĐƯỢC KHÔNG?

Hồ sơ yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng, giải quyết con chung như sau:

  • Đơn khởi kiện/ đơn yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng;
  • Giấy tờ tùy thân của vợ, chồng: Chứng minh nhân dân; căn cước công dân; hộ chiếu (Bản sao chứng thực);
  • Giấy khai sinh của các con chung (Bản sao chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (Bản sao chứng thực);
  • Các tài liệu, chứng cứ về tài sản nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết. 

Ai có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật?

Theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật gồm:

  • Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn;
  • Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ;
  • Cá nhân, cơ quan tổ chức không phải người bị cưỡng ép kết hôn thì được yêu cầu trong trường hợp kết hôn trái pháp luật do vi phạm về độ tuổi; các trường hợp bị cấm kết hôn.

Liên hệ luật sư ly hôn  Luật Hùng Bách 0976.985.828 (ZALO) để được tư vấn, hỗ trợ hủy kết hôn trái pháp luật 

Dịch vụ luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách

Công ty Luật Hùng Bách với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình sẳn sàng hỗ trợ và thực hiện các công việc như: 

  • Cung cấp hồ sơ cần thiết để thực hiện thủ tục;
  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ vụ việc;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ và các giấy tờ liên quan về việc ly hôn;
  • Nhận ủy quyền thu thập hồ sơ, tài liệu giải quyết ly hôn;
  • Nhận ủy quyền giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương; ly hôn thuận tình nhanh;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp ly hôn;
  • Cử luật sư tham gia giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con; tranh chấp tài sản khi ly hôn;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan.

Liên hệ Luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về “KẾT HÔN CHƯA ĐỦ TUỔI CÓ LY HÔN ĐƯỢC KHÔNG?“. Để được tư vấn, hỗ trợ về thủ tục ly hôn Công ty Luật Hùng Bách theo các phương thức sau: 

Trân trọng!

NT

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *