Luật sư Ly hôn

CÁCH GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN – LUẬT SƯ LY HÔN

Khi ly hôn hoặc sau khi ly hôn, vợ chồng không thống nhất được việc nuôi con, cấp dưỡng thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Vậy làm cách nào để giành quyền nuôi con khi ly hôn tại Tòa? Ly hôn giành quyền nuôi cả hai con, giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi như thế nào? Nếu bạn đang gặp phải vướng mắc như trên, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách hoặc liên hệ Luật sư ly hôn theo số Điện thoại/Zalo: 0988.732.880 để được tư vấn miễn phí, hỗ trợ thủ tục giành quyền nuôi con. 

Luật sư tư vấn, hỗ trợ giành quyền nuôi con khi ly hôn – Luật Hùng Bách.

Dịch vụ luật sư bảo vệ quyền nuôi con khi ly hôn

Luật Hùng Bách là đơn vị hàng đầu trong việc giải quyết ly hôn tại Việt Nam hiện nay. Với hệ thống văn phòng trải dọc ba miền Bắc – Trung – Nam cùng đội ngũ luật sư, chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ ly hôn, Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách sẵn sàng thực hiện các công việc sau để bảo vệ quyền, lợi ích của bạn khi ly hôn giành quyền nuôi con:

  • Tư vấn quy định của pháp luật về quyền nuôi con khi ly hôn; tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con;
  • Cung cấp mẫu đơn ly hôn đơn phương; mẫu đơn ly hôn thuận tình và hướng dẫn cách viết đơn ly hôn;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn ly hôn giành quyền nuôi con và các đơn từ cần thiết khác nhằm hoàn thiện hồ sơ ly hôn;
  • Luật sư tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ thu thập hồ sơ, tài liệu, chứng cứ ly hôn giành quyền nuôi con;
  • Kiểm tra, đánh giá hồ sơ, tài liệu, chứng cứ và tư vấn, đưa ra phương án ly hôn giành quyền nuôi con trong từng trường hợp cụ thể;
  • Luật sư tham gia các phiên họp; phiên tòa bảo vệ quyền nuôi con khi ly hôn và sau khi ly hôn;
  • Luật sư tư vấn, hỗ trợ thủ tục kháng cáo bản án ly hôn; …

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LY HÔN NHANH – 0988.732.880  (ĐIỆN THOẠI/ZALO)

Chi phí thuê luật sư tư vấn, hỗ trợ ly hôn giành quyền nuôi con tại Luật Hùng Bách

Với đội ngũ luật sư, chuyên viên chuyên nghiệp, tận tâm, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giải quyết ly hôn với chất lượng dịch vụ tốt nhất và chi phí hợp lý. Cụ thể:

  • Phí tư vấn quy định của pháp luật về hồ sơ, thủ tục ly hôn: Miễn phí qua Điện thoại/Zalo: 0988.732.880
  • Tư vấn chuyên sâu, xem xét hồ sơ, tài liệu và tư vấn trực tiếp tại văn phòng: 500.000 đồng/01 giờ;
  • Cung cấp mẫu hồ sơ ly hôn đơn phương; ly hôn thuận tình và hướng dẫn viết đơn ly hôn: 150.000 đồng/01 bộ x 02 bản;
  • Soạn đơn ly hôn và các đơn từ cần thiết khác; hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ ly hôn: 500.000 đồng/bộ;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục ly hôn; soạn hồ sơ ly hôn và các đơn từ cần thiết khác trong suốt quá trình giải quyết ly hôn đến khi có bản án, quyết định của Tòa án: 5.000.000 đồng/Vụ việc;
  • Thay mặt/Hỗ trợ khách hàng thu thập hồ sơ, tài liệu, chứng cứ ly hôn giành quyền nuôi con: Phụ thuộc vào loại tài liệu;
  • Dịch vụ ly hôn thuận tình: Từ 10.000.000 đồng;
  • Dịch vụ ly hôn đơn phương: Từ 15.000.000 đồng;
  • Dịch vụ ly hôn thuận tình nhanh: Vợ chồng chỉ cần lên tòa 01 lần duy nhất: Từ 15.000.000 đồng;
  • Dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh: Bạn chỉ cần đến tòa các buổi bắt buộc từ 02 đến 03 lần: Từ 22.000.000 đồng;
  • Luật sư tham gia giải quyết ly hôn giành quyền nuôi con; ly hôn tranh chấp tài sản: Tùy từng vụ việc;
Luật sư bảo vệ quyền nuôi con – Luật Hùng Bách – 0988.732.880

Để được tư vấn miễn phí hồ sơ, thủ tục và báo phí dịch vụ ly hôn trong từng trường hợp cụ thể, vui lòng liên hệ Luật sư Ly hôn – Luật Hùng Bách theo số Điện thoại/Zalo: 0988.732.880

Quy định của pháp luật về giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Khi ly hôn mà vợ chồng có con chung, để đảm bảo quyền lợi của con thì cần phải xác định ai là người có quyền nuôi con. Việc xác định quyền nuôi con, cấp dưỡng áp dụng đối với con trong các trường hợp sau: 

  • Con chưa thành niên;
  • Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự;
  • Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

Trường hợp con đã thành niên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì không đặt ra vấn đề nuôi con, cấp dưỡng. Tuy nhiên, vợ chồng vẫn cần cung cấp thông tin của con trong đơn ly hôn, hồ sơ ly hôn. 

Pháp luật tôn trọng quyền thỏa thuận của vợ chồng khi ly hôn. Do đó, Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận của vợ chồng về việc nuôi con, quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau khi ly hôn nếu thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật. 

Khi ly hôn có tranh chấp về quyền nuôi con, Tòa án giải quyết theo nguyên tắc sau:

  • Tòa án xem xét giao con cho một bên trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con;
  • Đối với con trên 07 tuổi, Tòa án phải lấy ý kiến của con về việc muốn sống với cha hay mẹ để xem xét;
  • Đối với con dưới 36 tháng tuổi, Tòa án ưu tiên giao cho mẹ nuôi.

Lưu ý:

  • Đối với trường hợp vợ đang mang thai hoặc sinh con; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, chồng không được quyền yêu cầu ly hôn.
  • Việc ly hôn không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con.

DỊCH VỤ LY HÔN NHANH – LUẬT HÙNG BÁCH – 0988.732.880  (ĐIỆN THOẠI/ZALO)

Điều kiện để giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Theo quy định tại Điều 81, Tòa án căn cứ vào việc đảm bảo quyền lợi mọi mặt của con để xem xét giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng. Do đó, khi muốn giành quyền nuôi con, bạn cần phải chứng minh được bản thân có đủ điều kiện để đáp ứng các nhu cầu của con.

Các điều kiện cần có để đảm bảo quyền nuôi con khi ly hôn

Việc đảm bảo quyền lợi cho con về mọi mặt bao gồm mặt thể chất và mặt tinh thần. Theo đó, vợ/chồng muốn giành quyền nuôi con cũng cần phải đáp ứng các điều kiện về vật chất và tinh thần cho con. Cụ thể:

Các điều kiện về vật chất bao gồm:

  • Điều kiện về chỗ ở;
  • Điều kiện để học tập;
  • Điều kiện về thu nhập; …

Các điều kiện về tinh thần đảm bảo quyền lợi cho con gồm: 

  • Điều kiện về thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng con;
  • Điều kiện sức khỏe để nuôi con;
  • Các yếu tố về đạo đức; tình cảm giành cho con; học vấn, văn hóa; không có tiền án, tiền sự; …

Các chứng cứ chứng minh điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn

Để chứng minh điều kiện nuôi con, vợ/chồng cần giao nộp các tài liệu, chứng cứ để được tòa án xem xét. Các chứng cứ chứng minh điều kiện giành quyền nuôi con có thể gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà; Hợp đồng thuê nhà dài hạn;
  • Hợp đồng lao động;
  • Thang, bảng lương; sao kê tài khoản, thu nhập; sổ tiết kiệm; …

Ngoài các tài liệu, chứng cứ chứng minh bản thân đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con, vợ/chồng có thể cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh bên còn lại không đủ điều kiện nuôi con như:

  • Chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con;
  • Chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm nghĩa vụ vợ chồng như: Ngoại tình; bạo lực gia đình;
  • Chứng cứ chứng minh bên vợ/chồng không đủ điều kiện về kinh tế, sức khỏe, đạo đức để nuôi con; …

Để được luật sư tư vấn, hướng dẫn thu thập chứng cứ và đánh giá các tài liệu, chứng cứ ly hôn giành quyền nuôi con, vui lòng liên hệ Luật sư ly hôn theo số Điện thoại/Zalo: 0988.732.880

Mẫu đơn ly hôn giành quyền nuôi con.

Ly hôn khi có tranh chấp theo quy định thuộc trường hợp vụ án dân sự. Hiện nay, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ban hành mẫu đơn khởi kiện – Mẫu số 23-DS dùng chung cho tất cả cả tranh chấp dân sự, bao gồm cả tranh chấp khi ly hôn.

Việc sử dụng mẫu chung số 23-DS thường dẫn đến việc vợ/chồng viết thiếu thông tin nhân thân; viết thiếu hoặc viết không rõ ràng, viết sai nội dung yêu cầu; thiếu hồ sơ gửi kèm đơn ly hôn; … dẫn đến Tòa án phải yêu cầu sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Do đó, để thuận tiện cho việc viết đơn ly hôn, mỗi tòa án thường ban hành mẫu đơn ly hôn riêng dựa trên Mẫu số 23-DS.

Để có được mẫu đơn giành quyền nuôi con khi ly hôn của Tòa án có thẩm quyền, bạn có thể sử dụng các cách sau:

Đến trực tiếp Tòa án có thẩm quyền để mua đơn ly hôn

Khi đến Tòa án mua mẫu đơn ly hôn, bạn cần lưu ý các vấn đề gồm:

  • Xác định chính xác mẫu đơn cần mua là mẫu đơn ly hôn đơn phương; hay mẫu đơn ly hôn thuận tình;
  • Xác định chính xác Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn.

Khi đến Tòa án mua đơn, bạn sẽ được cung cấp mẫu đơn chuẩn của Tòa. Tuy nhiên, việc mua đơn trực tiếp tại Tòa có những bất tiện như Tòa án chỉ làm việc trong giờ hành chính (từ Thứ 2 đến Thứ 6); Đồng thời, vì lý do địa lý, không phải ai cũng có điều kiện đến Tòa án có thẩm quyền để mua đơn.

Xem thêm: NỘP ĐƠN LY HÔN Ở ĐÂU?

Tham khảo, tải đơn ly hôn giành quyền nuôi con trên mạng.

Hiện nay có rất nhiều trang web, kênh cung cấp mẫu đơn ly hôn. Việc tham khảo, tải mẫu đơn ly hôn online thường gặp phải các khó khăn như:

  • Tải sai mẫu đơn ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con;
  • Tải nhầm mẫu của Tòa án không có thẩm quyền;
  • Tải đúng mẫu đơn nhưng không biết cách điền đơn ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con;

Đơn ly hôn giành quyền nuôi con tại Luật Hùng Bách

Với hệ thống văn phòng có tại ba miền Bắc – Trung – Nam, Luật Hùng Bách tự tin cung cấp mẫu đơn ly hôn đơn phương; đơn ly hôn thuận tình; đơn giành quyền nuôi con của tất cả các Tòa án trên toàn quốc. Bên cạnh đơn ly hôn, chúng tôi còn gửi kèm đến Quý Khách hàng:

  • Hướng dẫn cách viết đơn ly hôn chuẩn nhất;
  • Hướng dẫn hồ sơ, tài liệu nộp kèm đơn ly hôn đến tòa án;
  • Dịch vụ soạn đơn ly hôn nhanh chóng, chính xác.

Để nhận đơn của Tòa án có thẩm quyền tại Luật Hùng Bách, bạn có thể truy cập thông qua các kênh sau:

Mẫu đơn khởi kiện ly hôn giành quyền nuôi con – Mẫu số 23 – DS

Hướng dẫn thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con

Khi vợ chồng không thể thỏa thuận việc ly hôn và nuôi con sau khi ly hôn, thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con được thực hiện qua các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn giành quyền nuôi con.

Xem thêm: HỒ SƠ LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG GIÀNH QUYỀN NUÔI CON GỒM NHỮNG GÌ? 

  • Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn đến Tòa án có thẩm quyền.
  • Bước 3: Lựa chọn hoặc từ chối thủ tục hòa giải tiền tố tụng.
  • Bước 4: Thực hiện thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí; Tòa án thụ lý vụ án.

Xem thêm: THỜI GIAN TÒA ÁN THỤ LÝ ĐƠN LY HÔN LÀ BAO LÂU?

  • Bước 5: Tòa án tiến hành hòa giải, giải quyết ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con.

Xem thêm: LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG HÒA GIẢI MẤY LẦN?

Hướng dẫn các giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn

Nhằm đảm bảo quyền của mẹ và trẻ em, pháp luật ưu tiên giao con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ nuôi. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, con dưới 36 tháng tuổi đều được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Vợ chồng có thể thỏa thuận giao con dưới 36 tháng tuổi cho cha nuôi dưỡng. Khi có tranh chấp về quyền nuôi con, người cha vẫn có thể khởi kiện yêu cầu ly hôn và giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. 

Tòa án có thể xem xét giao con dưới 36 tháng tuổi cho cha nuôi dưỡng khi:

  • Người mẹ hiện không có đủ điều kiện về vật chất để nuôi con;
  • Người mẹ không đủ điều kiện về tinh thần, sức khỏe; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  • Người mẹ đang bị áp dụng các biện pháp hạn chế quyền nhân thân dẫn đến không đảm bảo quyền và lợi ích của con; …

Để giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi, vợ/chồng cần cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh điều kiện nuôi con của mình và chứng cứ chứng minh bên còn lại không đủ điều kiện nuôi con nêu trên. 

Liên hệ Luật sư Ly hôn – Luật Hùng Bách0988.732.880 (Zalo) để được tư vấn, hướng dẫn cách giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn trong từng trường hợp cụ thể.

Cách giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn

Trong gia đình có từ 2 con trở lên, khi ly hôn, cha mẹ thường không mong muốn phải tách các con ra. Trong trường hợp cả cha và mẹ đều muốn giành quyền nuôi con, việc tranh chấp giành quyền nuôi con trở nên rất căng thẳng và phức tạp. Đồng thời, để được Tòa án chấp nhận cho một bên nuôi tất cả các con khi có tranh chấp thường rất khó khăn bởi các lý do như:

  • Các bên tranh chấp luôn cho rằng bản thân đủ khả năng lo cho các con; bên còn lại không đủ điều kiện nuôi con;
  • Tòa án phải xem xét điều kiện về vật chất và tinh thần của mỗi bên và khả năng đáp ứng nhu cầu, quyền lợi của tất cả các con;
  • Các con cùng có ý kiến muốn sống với một bên cha/mẹ; ...

Khi ly hôn và muốn nuôi cả 2 con, vợ/chồng có thể sử dụng thương lượng hoặc khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền. Cụ thể: 

Thương lượng, thỏa thuận việc giao cả 2 con cho một bên nuôi.

Pháp luật tôn trọng quyền tự thỏa thuận của vợ chồng khi ly hôn nếu thỏa thuận không trái pháp luật, đạo đức, không xâm phạm đến quyền của mẹ và trẻ em. Khi vợ chồng thống nhất giao cả 2 con cho một bên nuôi, vợ chồng có thể yêu cầu công nhận thỏa thuận của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích của mình và các con.

Khởi kiện giành quyền nuôi cả 2 con tại Tòa án.

Để được Tòa án giao cả 2 con khi ly hôn, bạn cần phải chứng minh bản thân đáp ứng đủ các nhu cầu về vật chất; điều kiện về tinh thần cho tất cả các con. Đồng thời, việc chứng minh bên còn lại không đủ điều kiện để nuôi con là rất quan trọng. Cụ thể như:

  • Bên vợ/chồng có hành vi bạo lực gia đình;
  • Bên vợ/chồng có hành vi ngoại tình; thờ ơ, không quan tâm, chăm sóc các con; có lối sống không lành mạnh;
  • Bên vợ/chồng không có chỗ ở ổn định, không có thu nhập đảm bảo cho cả 2 con; …

Xem thêm: CÁCH ĐỂ CHA GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN

Thủ tục giành lại quyền nuôi con sau ly hôn.

Việc ly hôn không làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Do vậy, kể cả sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền thỏa thuận lại về việc nuôi con hoặc giành quyền nuôi con. Thực tế, việc một bên muốn giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn thường xảy ra khi:

  • Khi ly hôn, một bên không được Tòa án giao quyền nuôi con. Nay bên được nuôi con không còn đủ điều kiện nuôi con; hoặc bên không được nuôi con nay đã đủ điều kiện để giành quyền nuôi con;
  • Khi ly hôn, vợ chồng đã thống nhất việc giao con cho một bên nuôi. Nay bên còn lại mong muốn đón con về nuôi.

Việc giải quyết quyền nuôi con sau khi ly hôn cũng tương tự như khi giải quyết ly hôn. Giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện theo hai cách như sau: 

Cách 1: Cha mẹ thỏa thuận thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Cha mẹ khi thống nhất thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn so với bản án, quyết định ly hôn cần có đơn gửi đến Tòa án. Việc yêu cầu Tòa án công nhận thỏa thuận nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. 

Cách 2: Khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Cha, mẹ nếu không thống nhất việc nuôi con sau khi ly hôn, một bên có quyền khởi kiện giành lại quyền nuôi con. Luật Hùng Bách hướng dẫn thủ tục giành lại quyền nuôi con gồm các bước:

  • Bước 1: Chuẩn bị đơn khởi kiện giành lại quyền nuôi con và các tài liệu, chứng cứ;
  • Bước 2: Nộp đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con đến Tòa án có thẩm quyền;
  • Bước 3: Thực hiện thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Bước 4: Tòa án thụ lý, giải quyết yêu cầu giành quyền nuôi con sau ly hôn;
  • Bước 5: Nhận bản án, quyết định của Tòa án giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con.

DỊCH VỤ LUẬT SƯ BẢO VỆ QUYỀN NUÔI CON – LUẬT HÙNG BÁCH0988.732.880 (ĐIỆN THOẠI/ZALO)

Khi nào cần thuê luật sư tư vấn, hỗ trợ giành quyền nuôi con?

Khi ly hôn giành quyền nuôi con, việc nắm rõ quy định của pháp luật giúp bảo vệ quyền và lợi ích của bạn một cách tối đa. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được kiến thức pháp luật chuyên sâu và có kinh nghiệm trong việc ly hôn, giành quyền nuôi con, kể cả những luật sư nhưng không chuyên trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình. 

Pháp luật không quy định khi ly hôn, giành quyền nuôi con bắt buộc phải thuê luật sư. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro hoặc đánh mất quyền lợi do không hiểu luật; không biết cách thu thập, giao nộp chứng cứ có lợi; không biết trình bày quan điểm, ý kiến tại Tòa án; … việc thuê luật sư chuyên giải quyết ly hôn, giành quyền nuôi con để được tư vấn hoặc hỗ trợ là cần thiết. 

Khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây, bạn có thể cân nhắc việc thuê Luật sư chuyên giải quyết ly hôn để tư vấn; hoặc thuê luật sư tham gia giải quyết ly hôn giành quyền nuôi con.

  • Khi bạn chưa nắm rõ quy định của pháp luật về ly hôn giành quyền nuôi con;
  • Khi bạn không biết hồ sơ, tài liệu cần nộp Tòa án khi ly hôn giành quyền nuôi con gồm những gì;
  • Khi bạn chưa biết cách chuẩn bị; thu thập; và giao nộp hồ sơ, tài liệu bảo vệ tối đa quyền nuôi con của mình;
  • Khi bạn chưa biết tiến trình, thủ tục; các công việc bạn cần thực hiện để giành quyền nuôi con;
  • Bạn cần tư vấn, hướng dẫn để biết được những ưu thế và bất lợi khi giành quyền nuôi con; đánh giá khả năng giành được quyền nuôi con khi ly hôn hoặc sau khi ly hôn;
  • Bạn cần luật sư tham gia bảo về quyền lợi tại Tòa án để tranh luận, đối đáp giành quyền nuôi con; …

Liên hệ luật sư ly hôn – Luật Hùng Bách.

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về “Cách giành quyền nuôi con khi ly hôn”. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ thủ tục ly hôn, vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách theo một trong các phương thức sau:

Trân trọng./.

5/5 - (9 bình chọn)
Luật Hùng Bách

View Comments

  • Cho mình hỏi 1 vấn đề được k ạ? Cảm ơn !! E muốn ly dị mà có 2 đứa con gái trên 3t rồi .. nhưng e muốn nuôi hết … e muốn bên kia phải hổ trợ kinh tế để e nuôi con dc k?

    • Chào em. Vợ chồng em có thể thỏa thuận việc nuôi con và cấp dưỡng sau khi ly hôn. Trường hợp không thể thỏa thuận được, em có quyền đưa ra yêu cầu khởi kiện để Tòa án xem xét, giải quyết em nhé. Tòa án quyết định giao con cho ai nuôi dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi của con.
      Để được tư vấn cụ thể hơn, em có thể liên hệ văn phòng theo số Điện thoại/Zalo: 0973.444.828 nhé.
      Trân trọng!

  • Luật sư cho e hỏi e muốn ly hôn con em hiện nay được 27 tháng tuổi,và e đang mang bầu tháng thứ 5 con thứ hai. Vậy e muốn hỏi nếu ly hôn e sẽ đc quyền nuôi cháu đầu k ạ? Em cảm ơn!

    • Chào em.
      Theo quy định, khi ly hôn con dưới 36 tháng sẽ ưu tiên giao cho mẹ nuôi dưỡng.
      Để được tư vấn hồ sơ, thủ tục ly hôn và giành quyền nuôi con, em liên hệ số 0976.985.828 nhé.
      Trân trọng!

  • Luật sư cho em hỏi em có tiền sử bệnh trầm cảm thần kinh có được quyền nuôi con không ạ?

    • Chào em. Để được Tòa án xem xét giao con cho nuôi, em phải đảm bảo được các quyền lợi của con.
      Việc đảm bảo sức khỏe để nuôi con là điều kiện cần thiết em nhé.
      Trường hợp em có tiền sử bệnh trầm cảm nhưng đã chữa khỏi, có xác nhận của đơn vị có thẩm quyền thì vẫn có thể được xem xét giao con cho nuôi.
      Để được hỗ trợ hồ sơ, thủ tục ly hôn, giành quyền nuôi con, em liên hệ trực tiếp cán bộ phụ trách theo số Điện thoại/Zalo: 0973.444..828 nhé.
      Trân trọng!

  • Cho e hỏi bên chồng có chứng cứ vợ ngoại tình thì bên vợ có giành được quyền nuôi con 5 tuổi không ạk

    • Chào em. Theo quy định, Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
      Các điều kiện Tòa án xem xét để giao con cho một bên nuôi gồm:
      1. Điều kiện về vật chất, ví dụ: Điều kiện về chỗ ở, kinh tế,...
      2. Điều kiện về tinh thần, ví dụ: Điều kiện về thời gian chăm nom con, quá trình nuôi dưỡng con; điều kiện về sức khỏe, ...
      Pháp luật không có quy định cụ thể việc một bên ngoại tình thì không được quyền nuôi con. Em có thể giao nộp các tài liệu, chứng cứ chứng minh điều kiện nuôi con của mình và chứng cứ ngoại tình để Tòa án xem xét.
      Để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể hơn, em vui lòng liên hệ cán bộ phụ trách theo số: 0973.444.828 nhé.
      Trân trọng!

  • Em muốn ly hôn và con em được 28 tháng thì khi làm đơn đơn phương ly hôn em có được xử nuôi con luôn khôg? Nếu như bên ck e tranh chấp đòi quyền nuôi con? Và khi công việc của em có mức lương thấp hơn công việc của ck, và mới ký hợp đồng lao độg đc vài tháng ạ? Nhưng bù lại em có thể đảm bảo thời gian chăm sóc con khi đi làm(mẹ em chăm ) còn ck em thì không( có thể phải đưa đi nhà trẻ or gửi về quê cho người quen chăm). Mong sớm nhận được phản hồi

    • Chào em.
      Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, con dưới 36 tháng sẽ ưu tiên giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.
      Đối với trường hợp của em, dù em có điều kiện kinh tế thấp hơn bên chồng nhưng vẫn đảm bảo được quyền lợi cho con thì vẫn có lợi thế trong việc giành quyền nuôi con. Tòa án sẽ quyết định giao con cho ai nuôi dựa trên hồ sơ, chứng cứ các bên cung cấp.
      Để được hỗ trợ hồ sơ, thủ tục ly hôn, giành quyền nuôi con, em vui lòng liên hệ cán bộ theo số: 0973.444.828 nhé.
      Trân trọng!

  • E chào a ạ, con e h gần 3 tuổi , e là mẹ liệu có được quyền nuôi con k ạ, ck cũ e hay vô tâm k quan tâm vk con, còn e thì ở nhà nội trợ,e rất mong được a trả lời ạ

    • Chào em.
      Con dưới 3 tuổi Tòa sẽ ưu tiên giao con cho mẹ nuôi dưỡng em nhé.
      Tuy nhiên, trường hợp em không đảm bảo được các quyền, lợi ích của con, ví dụ như nhu cầu về chỗ ở, sinh hoạt, học tập, thời gian chăm sóc con thì Tòa án vẫn có thể xem xét giao con bên còn lại nuôi.
      Để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết về trường hợp của mình, em liên lạc với cán bộ phụ trách theo số: 0973.444.828 em nhé.
      Trân trọng cảm ơn!

  • E chào a ạ, anh tư vấn giúp em với ạ. Chồng e ngoại tình với người khác mà e chỉ có chứng cứ tin nhắn vậy ra tòa e có dành quyền nuôi 2 con được không ạ, bé đầu được 7 tuổi và e đang bầu bé thứ 2 ạ, kinh tế thì e không bằng chồng e được, nếu ly hôn thì a ấy sẽ dành quyền nuôi bé đầu với e ạ . Vậy a cho e hỏi e làm gì để dành quyền nuôi cả 2 bé ạ

    • Chào em.
      Việc tòa giao con cho ai nuôi khi ly hôn phải dựa trên quyền và lợi ích của con.
      Trường hợp chồng em ngoại tình, em có thể cung cấp chứng cứ để tòa xem xét. Tuy nhiên, việc ngoại tình không mặc nhiên làm mất quyền nuôi con của bên chồng.
      Đồng thời, con em trên 7 tuổi thì tòa sẽ hỏi ý kiến của bé để xem xét bé muốn sống với ai.
      Đối với trường hợp em đang mang thai, chồng em không có quyền yêu cầu ly hôn.
      Để được tư vấn, hỗ trợ thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con, em liên hệ văn phòng theo số Điện thoại/Zalo: 0973.444.828 nhé.
      Trân trọng!

  • Con E chưa đủ 36 tháng nhưng giờ e muốn giành quyền nuôi con từ bên mẹ thì phải làm thế nào ạ, vợ chồng e ở nhà thuê bên vợ e thì nhà có điều kiện kinh tế hơn thì e phải làm sao đễ có thể giành quyền nuôi con được ạ

    • Chào bạn.
      Luật Hôn nhân và gia đình quy định vợ chồng có thể thỏa thuận về quyền nuôi con khi ly hôn.
      Trường hợp không thể thỏa thuận, con dưới 36 sẽ giao cho mẹ nuôi, trừ trường hợp bên mẹ không thể đảm bảo quyền và lợi ích cho trẻ.
      Theo thông tin bạn trình bày, việc bạn là bố muốn giành quyền nuôi con dưới 36 tháng là rất khó bạn nhé.

  • Vợ chồng mình được 3 cháu 1 cháu sn 2009 1 cháu sn2014 1 cháu sn 2018 nay vợ muốn ly hôn mình chấp nhận thuận tình ly hôn nhưng mà vợ muốn giành nuôi luôn cả 3 đứa điều kiện kt mình hơn vợ , xin cho hỏi sẽ như thế nào ạ?

    • Chào bạn.
      Trường hợp ly hôn, vợ chồng không thỏa thuận được quyền nuôi con thì Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện của các bên để xem xét giao con cho bên bố hoặc mẹ.
      Đối với 2 bé trên 7 tuổi, Tòa sẽ lấy ý kiến của bé về việc bé muốn ở với ai.
      Bạn muốn giành quyền nuôi con cần cung cấp cho Tòa án các chứng cứ để chứng minh điều kiện nuôi con của mình.
      Bạn liên hệ văn phòng theo số 0973.444.828 (có Zalo) để được tư vấn cụ thể nhé.
      Trân trọng!

  • E chào luật sư e li hôn với ck e con e mới được 5 tuổi vậy e có được quyền nuôi con e không ck e nó cũng muốn nuôi con vậy e phải làm sao

    • Chào em.
      Để yêu cầu giành quyền nuôi con, em cần có chứng cứ chứng minh điều kiện nuôi con của mình. Trường hợp các điều kiện về chỗ ở, kinh tế, thời gian chăm con của em đảm bảo được quyền lợi cho con tốt hơn bên chồng thì được Tòa giao con cho nuôi.
      Em liên hệ văn phòng theo số 0973.444.828 để được tư vấn chi tiết hơn trong trường hợp của mình nhé.
      Trân trọng!

Recent Posts

ĐƠN KÊU OAN TRÌNH BÀY NHƯ THẾ NÀO?

Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…

3 tuần ago

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ MẪU ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…

3 tuần ago

CÁC MẪU ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ TRONG HÌNH SỰ

Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…

3 tuần ago

DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ UY TÍN

Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…

4 tuần ago

LƯU Ý PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM MUA CHUNG CƯ AN TOÀN

Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…

3 tháng ago

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

6 tháng ago