Luật sư Dân sự

DI CHÚC CÓ BẮT BUỘC PHẢI CÔNG CHỨNG KHÔNG?

Liên quan đến vấn đề di chúc, gần đây Luật Hùng Bách thường nhận được các câu hỏi như: Di chúc không được công chứng có hiệu lực không? Lập di chúc mà không công chứng, chứng thực có vi phạm quy định của pháp luật không? Nếu bạn cũng có những thắc mắc trên. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây. Hoặc liên hệ cho Luật Hùng Bách thông qua Số điện thoại/Zalo: 0979.564.828 để được tư vấn, hỗ trợ.

Di chúc có phải công chứng không?

Câu hỏi: Chào Luật sư Luật Hùng Bách. Ông nội tôi có 05 người con. Cách đây 06 năm ông có lập di chúc. Tuy nhiên, di chúc này không được công chứng. Nay ông nội tôi đã mất. Hiện tại, các bác tôi yêu cầu chia tài sản theo quy định của pháp luật do cho rằng di chúc này không được công chứng là không phù hợp với quy định của pháp luật. Luật sư cho tôi hỏi vậy, di chúc này có hiệu lực không?

Trả lời: Chào em, Luật Hùng Bách trả lời trường hợp của em như sau:

Căn cứ vào mức độ liên quan với về vấn đề công chứng, chứng thực; thì Luật Hùng Bách có thể xác định có 3 loại hình thức di chúc chính được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 (sau đây gọi tắt là “BLDS 2015”), đó là:

– Di chúc miệng;

– Di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực;

– Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực;

Công chứng, chứng thực phải là của cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực. Thẩm quyền đó được pháp luật quy định, như các Phòng công chứng, các Ủy ban nhân dân…

Di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực bao gồm:

– Loại bắt buộc phải có công chứng, chứng thực: Đó là trường hợp người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ.

– Loại có thể công chứng, chứng thực: Đó là loại không bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng người lập di chúc có quyền yêu cầu công chứng, chứng thực.

Ví dụ: Người có năng lực hành vi đầy đủ, tự viết di chúc thì di chúc; di chúc đảm bảo hiệu lực về nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật; đó đã là hợp pháp. Tuy nhiên, họ muốn công chứng để tránh nghi ngờ, tranh chấp về sau này thì di chúc của họ vẫn được công chứng.

– Loại có giá trị như công chứng, chứng thực: Đó là các loại di chúc chỉ cần có xác nhận của cá nhân hoặc tổ chức quy định như: Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay, có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó; di chúc của người đang điều trị ở bệnh viện có xác nhận của người phục trách bệnh viện; di chúc của người đang bị tạm giam có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó ….

Như vậy: Di chúc không cần bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, để xác định di chúc có hiệu lực pháp luật không phải xem xét nội dung và hình thức di chúc đó có phù hợp với quy định của pháp luật không. 

>> Xem thêm: DI CHÚC CÓ HIỆU LỰC KHI NÀO

Trường hợp bạn cần thắc mắc về di chúc, không biết soạn thảo di chúc để di chúc đảm bảo hiệu lực. Bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách theo số điện thoại: 0979.564.828 để được hỗ trợ.

Luật sư hướng dẫn soạn thảo di chúc – 0979.564.828

Công chứng di chúc cần giấy tờ gì?

Các giấy tờ cần mang theo bao gồm:

Giấy tờ nhân thân của người lập di chúc:

+   Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Căn cước công dân còn giá trị sử dụng;

+   Sổ hộ khẩu/Giấy tờ xác minh thông tin về cư trú.

Giấy tờ nhân thân của người hưởng di sản như:

Giấy khai sinh, Giấy chứng nhặn đăng ký kết hôn; Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Căn cước công dân còn giá trị sử dụng; Sổ hộ khẩu/Giấy tờ xác minh nơi cư trú,…

Giấy tờ về tài sản:

+   Nhà đất :Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+   Tiền gửi trong ngân hàng: Sổ tiết kiệm;

+   Động sản:  đăng ký xe, …;

+   Quyền tài sản: cổ phiếu, cổ phần, …;

+   Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản khác.

Bản di chúc đã viết sẵn (nếu có);

Luật sư hướng dẫn soạn thảo di chúc – 0979.564.828

Mẫu di chúc mới nhất.

Luật sư tư vấn soạn thảo di chúc –  0979.564.828

Trên đây là mẫu di chúc cơ bản. Trường hợp bạn không biết viết, hay chuẩn bị hồ sơ để viết di chúc. Bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách để được hỗ trợ soạn di chúc nhanh chóng, phù hợp với quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Luật Hùng Bách cũng hỗ trợ thủ tục lập di chúc tại các tổ chức công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường. Vui lòng liên hệ Số điện thoại/Zalo 0979.564.828 để được tư vấn, hỗ trợ.

>>Xem thêm: CÁCH LẬP DI CHÚC VIẾT TAY HỢP PHÁP

Thủ tục công chứng di chúc.

Lập di chúc tại phòng công chứng

Bước 1:

  • Người lập di chúc tự viết di chúc: Người lập di chúc tự viết di chúc trước mặt Công chứng viên hoặc xuất trình bản di chúc mà do chính người đó đã viết hoặc soạn thảo sẵn. Công chứng viên sẽ kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của nội dung di chúc. Nếu bản di chúc đạt yêu cầu thì Công chứng viên sẽ hướng dẫn ký (điểm chỉ) vào di chúc.
  • Người lập di chúc không tự viết di chúc: Người lập di chúc sẽ tuyên bố nội dung di chúc để Công chứng viên ghi chép lại bằng máy vi tính. Sau đó người lập di chúc đọc lại hoặc nghe Công chứng viên đọc lại toàn văn di chúc. Nếu người lập di chúc xác nhận rằng Công chứng viên đã ghi chép lại đầy đủ, chính xác ý nguyện thì Công chứng viên hướng dẫn ký (điểm chỉ) vào Bản di chúc.

Bước 2: Người lập di chúc xuất trình các giấy tờ cho Công chứng viên kiểm tra.

Lưu ý:

– Trường hợp người lập di chúc không tự đọc được, không nghe được hoặc không ký và điểm chỉ được thì phải có 2 người làm chứng.

– Người làm chứng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luât, không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến nội dung di chúc và không thuộc diện thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật đối với tài sản được định đoạt trong di chúc.

Bước 3: Công chứng viên ký công chứng Di chúc.

Bước 4: Nộp lệ phí và đóng dấu của Phòng Công chứng.

Công chứng di chúc tại nhà

Di chúc có thể được lập tại nhà theo quy định tại Điều 639 Bộ Luật Dân sự 2015:
  • Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc;
  • Thủ tục lập di chúc tại chỗ ở được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 636 Bộ Luật Dân sự 2015.

Chứng thực di chúc tại UBND xã

Về hồ sơ, bạn chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu Luật Hùng Bách hướng dẫn tại phần trên. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn mang đến UBND xã để được chứng thực chữ ký, thủ tục như sau:

Bước 1: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 2: Người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.

Bước 3: Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình.

Bước 4: Người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.

Lưu ý: Nếu người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

Phí công chứng di chúc.

Câu hỏi: Chào Luật sư Luật Hùng Bách. Do hiện tại tuổi tôi đã cao và để hạn chế tranh chấp sau này giữa các con; Tôi muốn lập di chúc để lại tài sản là bất động sản cho các con. Tuy nhiên, tôi không biết phải làm như thế nào? Phí thực hiện có cao không? Mong Luật sư tư vấn hỗ trợ giúp tôi.

Luật sư tư vấn phí giúp tôi.

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới bộ phận Luật sư tư vấn của Luật Hùng Bách. Luật sư chúng tôi giải đáp như sau:

  • Về chi phí luật sư tư vấn, hỗ trợ soạn thảo văn bản này giao động từ 1.000.000 đồng tới 5.000.000 đồng. Tùy vào số lượng và giá trị tài sản mà bạn muốn lập di chúc mà chi phí hỗ trợ sẽ khác nhau. Bạn có thể nêu thêm thông tin cụ thể về tài sản để được luật sư đưa ra mức phí cụ thể.
  • Về chi phí công chứng; chứng thực tại văn phòng công chứng cũng cần nêu cụ thể về thông tin tài sản. Mức phí công chứng/chứng thực giao động từ vài trăm nghìn đồng tới vài triệu đồng; mức phí có thể lên tới vài chục triệu đồng nếu giá trị tài sản càng lớn.

Trường hợp cần luật sư tư vấn, hỗ trợ soạn thảo văn bản hoặc hỗ trợ thủ tục lập di chúc, bạn gửi nội dung vụ việc vào email luathungbach.hcm@gmail.com hoặc Luật Hùng Bách theo Hotline 0979.564.828 (Zalo) để được giúp đỡ.

Thủ tục lập di chúc không công chứng.

Câu hỏi: Chào Luật sư Luật Hùng Bách. Tôi muốn lập di chúc, tuy nhiên vì tính chất công việc quá bận rộn nên tôi không muốn đến văn phòng công chứng, hay uỷ ban để công chứng, chúng thực. Được biết lập di chúc không bắt buộc phải công chứng, chứng thực; Luật sư cho tôi hỏi thủ tục lập di chúc mà không cần công chứng phải thực hiện như thế nào?

Trả lời: Chào bạn; Luật Hùng Bách tư vấn cho bạn 02 (Hai) cách thức sau: 

  • Một là, lập hồ sơ bằng văn bản không có người làm chứng.

Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng tại Điều 633 BLDS 2015 quy định rõ; người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.

Việc lập loại di chúc này phải tuân thủ theo quy định về nội dung di chúc tại Điều 631 BLDS 2015.

Lưu ý:

– Bên cạnh đó, người lập không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

– Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa; thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

  • Hai là, lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

Người lập di chúc không tự mình viết di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Bên cạnh phải tuân thủ quy định về nội dung di chúc theo Điều 631, người làm chứng cho việc lập di chúc phải tuân thủ theo Điều 632 BLDS 2015. Cụ thể, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau:

  1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
  2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
  3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

>> Xem thêm: THỦ TỤC LÀM THỪA KẾ DI CHÚC CHUẨN NHẤT

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về “Di chúc có bắt buộc phải công chứng không?”. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ thủ tục ly hôn, vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách theo một trong các phương thức sau:

Trân trọng./.

5/5 - (3 bình chọn)
Đoàn Thị Ái Vy

Recent Posts

ĐƠN KÊU OAN TRÌNH BÀY NHƯ THẾ NÀO?

Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…

4 tuần ago

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ MẪU ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…

4 tuần ago

CÁC MẪU ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ TRONG HÌNH SỰ

Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…

4 tuần ago

DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ UY TÍN

Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…

1 tháng ago

LƯU Ý PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM MUA CHUNG CƯ AN TOÀN

Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…

4 tháng ago

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

6 tháng ago