ĐÒI NHÀ CHO Ở NHỜ, CHO MƯỢN NHƯ THẾ NÀO?


Nhiều trường hợp chủ nhà khi đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn gặp phải khó khăn do người ở nhờ không muốn chuyển đi; hoặc phải đáp ứng điều kiện của người ở nhờ mới đòi lại được nhà. Luật Hùng Bách hướng dẫn bạn quy định và cách đòi nhà cho ở nhờ, cho mượn đúng quy định trong bài viết dưới đây. Liên hệ luật sư theo số: 0973.436.828 (Điện thoại/Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ đòi lại đất cho ở nhờ. 

Quy định về cho mượn, cho ở nhờ trên đất

Nhà ở “là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân”. Người sở hữu nhà đất theo Giấy chứng nhận có quyền mua bán; tặng cho; cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ nhà, … theo quy định pháp luật. 

Cho mượn, cho ở nhờ nhà là việc chủ sở hữu cho phép người khác được quyền sử dụng nhà ở của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Người mượn nhà ở nhờ không phải trả tiền cho chủ sở hữu. Người mượn, ở nhờ phải hoàn trả lại nhà ở khi hết thời hạn hoặc đạt được mục đích.

Theo Điều 117 Luật Nhà ở năm 2014 thì cho ở nhờ là một trong các hình thức giao dịch về nhà ở. Việc cho mượn, cho ở nhờ nhà giữa các bên có thể giao kết bằng hợp đồng; lời nói hoặc hành vi cụ thể. Chủ sở hữu nhà đất không bắt buộc phải xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà riêng. Do đó, khi cho mượn, cho ở nhờ không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận sở hữu nhà. Đồng thời, việc cho mượn, cho ở nhờ nhà cũng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. 

Nhà đất cho ở nhờ lâu có đòi lại được không?

Câu hỏi: Thưa luật sư, tôi có mảnh đất ở quê không sử dụng nên cho cô họ ở nhờ. Vì là họ hàng nên tôi cho cô ở nhờ nhà mà không có giấy tờ gì. Do nhu cầu kinh doanh nên nay tôi muốn bán căn nhà này. Tuy nhiên, cô tôi không có khả năng mua lại. Tôi đã đòi lại nhà đất cho ở nhờ và yêu cầu cô dời đi để tôi có thể bán nhà nhưng cô tôi đòi phải trả phí trông coi; sửa chữa nhà ở hơn 10 năm nay mới đồng ý trả. Luật sư cho tôi hỏi tôi có phải trả tiền cho cô không? Nếu cô không chịu dời đi tôi có thể làm cách nào để đòi lại nhà?

 Luật Hùng Bách hướng dẫn bạn cách đòi lại nhà đất cho ở nhờ đã lâu như sau: 

Quyền và nghĩa vụ hoàn trả nhà của người ở nhờ

Nghĩa vụ của người mượn nhà, ở nhờ nhà

Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất cho cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức có tên trên giấy chứng nhận. Người sở hữu nhà có toàn quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của mình. Khi cho mượn, cho ở nhờ nhà, người sở hữu nhà cho phép người khác có quyền sử dụng nhà của mình trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận của các bên. Người được cho ở nhờ, cho mượn nhà phải có nghĩa vụ trả lại nhà đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại nhà cho mượn, cho ở nhờ thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được. 

Ngoài nghĩa vụ phải trả nhà khi đến hạn, người mượn, ở nhờ nhà còn có các nghĩa vụ như bảo quản, giữ gìn nhà ở; sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng thông thường; không được cho mượn lại nhà nếu chủ nhà chưa đồng ý; bồi thường thiệt hại nếu có và chịu trách nhiệm, rủi ro trong thời gian chậm trả lại nhà theo nghĩa vụ. 

Quyền của người mượn, ở nhờ nhà đất

Người được cho mượn, cho ở nhờ có quyền sử dụng nhà đất đúng theo mục đích thỏa thuận. Ngoài ra, người ở nhờ cũng có thể yêu cầu chủ nhà thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị của nhà đất nếu có thỏa thuận.

Vậy có phải trả tiền sửa chữa, cải tạo nhà đất khi đòi lại nhà cho ở nhờ không?

Căn cứ theo Điều 496, 497 Bộ luật Tố tụng dân sự, cô của bạn trong quá trình ở nhờ, sử dụng nhà đất có trách nhiệm phải sửa chữa nhà khi có hư hỏng thông thường; hoặc khi có hành vi gây hư hại nhà đất. Nếu cô bạn đầu tư làm tăng giá trị nhà đất nhưng không có thỏa thuận với bạn thì bạn không có trách nhiệm phải hoàn trả phí sữa chữa, cải tạo khi đòi lại nhà cho ở nhờ. 

LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÀ ĐẤT – LIÊN HỆ: 0973.436.828

Quyền được đòi lại nhà đất cho ở nhờ của chủ nhà

Chủ nhà khi cho mượn nhà có quyền đòi lại đất cho ở nhờ theo quy định; yêu cầu người ở nhờ nhà bồi thường thiệt hại đối với nhà đất do người ở nhờ gây ra. Chủ nhà được đòi lại nhà đất cho mượn, cho ở nhờ khi hết thời hạn cho mượn nhà; khi bên mượn nhà đã đạt được mục đích. Thậm chí chủ nhà có quyền đòi lại nhà cho ở nhờ trước khi hết thời hạn; hoặc trước khi bên mượn nhà đạt được mục đích.

Chủ nhà được đòi lại nhà cho ở nhờ trước khi hết hạn hoặc trước khi người ở nhờ đạt được mục đích khi: 

  • Thứ nhất: Các bên không có thỏa thuận về thời hạn. Chủ nhà có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng nhà ở và đã thông báo trước cho người ở nhờ về việc đòi lại nhà một khoảng thời gian hợp lý.
  • Thứ hai: Khi người mượn, ở nhờ nhà sử dụng nhà không đúng mục đích, công dụng, cách thực thỏa thuận.
  • Thứ ba: Khi người ở nhờ nhà cho người khác mượn lại nhà hoặc cho người khác ở cùng mà không được sự đồng ý của chủ nhà.

Thực tế, không phải trường hợp cho mượn, cho ở nhờ nhà nào cũng có hợp đồng hoặc văn bản thể hiện rõ mục đích cho mượn nhà; hoặc thể hiện cụ thể thời hạn phải trả lại nhà. Việc đòi nhà cho ở nhờ trong trường hợp không có tài liệu, chứng cứ sẽ khó khăn và phức tạp. 

Đòi nhà cho ở nhờ, cho mượn thế nào?
Tư vấn, hỗ trợ đòi lại nhà cho ở nhờ – Liên hệ: 0973.436.828

Chủ sở hữu có quyền yêu cầu người ở nhờ trả lại nhà; hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người ở nhờ trả lại nhà khi có căn cứ. Việc đòi lại nhà cho ở nhờ phải tuân theo quy định của pháp luật. 

Yêu cầu người ở nhờ trả lại nhà đất

Người cho mượn, cho ở nhờ có quyền đòi lại nhà khi hết thời hạn cho mượn; khi bên mượn nhà đã đạt được mục đích; hoặc đòi lại nhà cho ở nhờ trước khi hết hạn theo quy định. Việc yêu cầu người ở nhờ trả lại nhà đất có thể bằng văn bản; tin nhắn; email, hoặc bằng lời nói có lập vi bằng. Đối với trường hợp không thỏa thuận thời hạn thuê nhà hoặc người mượn, ở nhờ nhà chưa đạt được mục đích mượn, chủ nhà phải thông báo trước về yêu cầu đòi lại nhà một khoảng thời gian hợp lý.

Gửi thông báo đòi lại nhà cho ở nhờ là việc cần thiết nên thực hiện để chứng minh chủ nhà đã thực hiện quyền, nghĩa vụ thông báo theo quy định. Thông báo đòi lại nhà là căn cứ quan trọng để chủ nhà có thể bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp có tranh chấp.

Luật sư đại diện giải quyết tranh chấp – Luật Hùng Bách – Liên hệ: 0973.436.828.

Hòa giải tranh chấp đòi nhà đất cho ở nhờ tại Ủy ban

Khi có tranh chấp mà không thể tự hòa giải, các bên có thể đề nghị Ủy ban nhân dân tiến hành hòa giải. Ngoài ra, người chiếm giữ nhà ở hợp pháp của người khác khi đã hết thời hạn mượn có thể bị xử phạt. Chủ nhà có thể yêu cầu UBND xử phạt vi phạm hành chính đối với người mượn, người ở nhờ. Người ở nhờ có thể bị xử phạt theo Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành vi “chiếm giữ trái phép tài sản của người khác”.

Nếu có đủ căn cứ cho rằng người mượn, ở nhờ chiếm giữ không có căn cứ. Người mượn nhà, ở nhờ có thể bị phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng. Đồng thời, người ở nhờ phải hoàn trả lại nhà ở cho chủ sở hữu do chiếm giữ trái phép.

Khởi kiện đòi lại nhà đất cho ở nhờ tại Tòa án

Để có thể đòi lại nhà cho ở nhờ đúng quy định pháp luật, chủ sở hữu tài sản có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền. Dưới đây là trình tự, thủ tục để tiến hành khởi kiện đòi nhà tại Tòa án.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện yêu cầu người ở nhờ trả lại nhà tại Tòa án theo quy định gồm có:

  1. Đơn khởi kiện. Tham khảo mẫu đơn khởi kiện đòi nhà đất TẠI ĐÂY!
  2. Hợp đồng thỏa thuận về việc cho mượn, ở nhờ (nếu có);
  3. Biên bản hòa giải tại Ủy ban cấp xã (nếu có).
  4. Văn bản hoặc tài liệu, chứng cứ thể hiện thông báo yêu cầu trả lại nhà. 
  5. Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu đối với nhà ở như: Giấy chứng nhận QSDĐ và nhà ở,…
  6. Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện.

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện tại tòa án nơi bị đơn cư trú. 

Bước 3: Tòa án tiếp nhận và thụ lý hồ sơ

Trường hợp đã đầy đủ hồ sơ và  người khởi kiện đã đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án. Thời hạn xem xét, thụ lý hồ sơ khởi kiện tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ là 08 ngày kể từ ngày Tòa án tiếp nhận đơn.

Bước 4: Chuẩn bị xét xử

Trong thời hạn 4 tháng, Tòa án triệu tập các bên tham gia các buổi hòa giải, giao nộp chứng cứ,…. để chuẩn bị xét xử. Nếu trường hợp phức tạp, Tòa án có thể gia hạn tối đa 2 tháng (Điều 203 BLTTDS).

Bước 5: Xét xử sơ thẩm

Nếu không thuộc trường hợp hòa giải thành, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, Thẩm phán sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử trong vòng 1 tháng, trường hợp phức tạp có thể gia hạn tối đa 1 tháng.

Sau khi có bản án, nếu không có kháng cáo, kháng nghị thì chuyển sang Thi hành án

Bước 6: Thi hành án

Người có nghĩa vụ phải thực hiện theo phán quyết của Tòa án. Trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện, người có quyền có thể nộp đơn yêu cầu Thi hành án buộc người có nghĩa vụ phải thực theo phán quyết của Tòa án.

Dịch vụ luật sư tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ – Luật Hùng Bách

Là đơn vị hàng đầu trong giải quyết tranh chấp, Luật Hùng Bách hiểu rõ được các vướng mắc và mong muốn của Khách hàng khi có tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ. Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ của Luật Hùng Bách hỗ trợ bạn các công việc như sau:

  • Tư vấn quy định, hồ sơ, thủ tục đòi lại nhà cho ở nhờ: Miễn phí qua Điện thoại/Zalo: 0973.436.828
  • Tiếp nhận thông tin, tài liệu, đưa ra đánh giá pháp lý và tư vấn giải pháp giải quyết vụ việc cho Khách hàng. 
  • Cung cấp mẫu đơn khởi kiện và hướng dẫn cách viết: Chỉ 100.000 đồng. 
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn đề nghị tổ chức hoà giải; Đơn khiếu nại; Đơn khởi kiện: chỉ từ 1.000.000 đồng;
  • Luật sư, chuyên viên tư vấn trọn gói thủ tục giải quyết tranh chấp: Từ 5.000.000 đồng
  • Luật sư đại diện thương lượng, thỏa thuận với cá nhân, tổ chức liên quan để giải quyết tranh chấp: Chi phí thỏa thuận.
  • Luật sư đại diện hoặc nhận ủy quyền giải quyết tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ tại cơ quan có thẩm quyền: Chi phí thỏa thuận. 
  • Tư vấn, hỗ trợ thủ tục kháng cáo và các thủ tục khác có liên quan. 

Liên hệ Luật sư Đất đai – Luật Hùng Bách

Nếu bạn cần tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai, bạn có thể liên hệ đến Luật Hùng Bách theo các phương thức sau:

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết về MẪU ĐƠN KHỞI KIỆN, KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI MỚI NHẤT

Trân trọng!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *