Đối với tài sản có giá trị như nhà, đất,… được hình thành trong thời kỳ hôn nhân thường phải ghi tên cả hai vợ chồng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu. Tuy vậy, không ít trường hợp một người thay mặt đứng tên mà không có giấy tờ ủy quyền. Hoặc trường hợp một bên mua tài sản mà không cho người còn lại biết. Khi tranh chấp, nhiều người cho rằng tài sản chỉ đứng tên một người nên không đồng ý chia. Điều này khiến nhiều người lo lắng vì sợ không được chia tài sản. Để hiểu thêm vấn đề “Tài sản chung đứng tên một người có được chia khi ly hôn?”. Luật sư Luật Hùng Bách mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Hiện nay, khái niệm về tài sản chung vợ chồng còn khá mơ hồ và chưa rõ ràng. Tuy vậy, Luật Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (HNGĐ 2014) cũng đã đưa ra cách xác định như thế nào là tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng. Theo Điều 33 Luật HNGĐ 2014, cụ thể:
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Từ quy định trên, ta thấy được các tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân; hoặc tài sản riêng của các bên mà đưa vào sử dụng chung thì là tài sản chung vợ chồng, Trừ một số trường hợp như được tặng cho riêng; thừa kế riêng; hay do các bên thỏa thuận là tài sản riêng theo Điều 43 Luật HNGĐ 2014.
Xem thêm: Tài sản chung vợ chồng gồm những gì?
Ở thời điểm hiện tại, khi tiến hành xem xét, giải quyết yêu cầu chia tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng Luật HNGĐ 2014 để giải quyết. Ngoài ra, còn có thể áp dụng một số căn cứ tại Bộ Luật dân sự 2015, Luật đất đai,….
Theo quy định của Luật HNGĐ 2014, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Thoả thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản và phải được công chứng theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi: “Chào Luật sư! Em và anh T đã kết hôn được 3 năm. Trong thời kỳ hôn nhân, chúng em có mua một lô đất trị giá 5 tỷ đồng. Vì lúc mua bán, sang tên em có việc ở quê nên để cho chồng mua bán và đăng ký tên của chồng. Nay vợ chồng em ly hôn thì anh ấy nói là tài sản này chỉ đứng tên một mình anh ấy nên em sẽ không có phần. Em rất bức xúc vì tiền mua đất là cả hai người cùng nhau hùn vốn. Nhờ Luật sư tư vấn giúp em vấn đề tài sản chung nhưng chỉ đứng tên một người có được chia khi ly hôn?”
Theo Điều 33 Luật HNGĐ 2014, cụ thể:
Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Hơn nữa, được quy định tại Điều 12 Nghị 126/2014NĐ-CP: “Đối với tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả vợ và chồng.”
Xem thêm: Tranh chấp tài sản khi ly hôn
Để Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn và chia tài sản chung đứng tên một người. Người khởi kiện/ người yêu cầu cần nộp hồ sơ bao gồm đơn yêu cầu/ đơn khởi kiện, kèm theo là các tài liệu, chứng cứ đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Bao gồm:
Hồ sơ, người khởi kiện/ người yêu cầu phải chuẩn bị đúng và đầy đủ. Bởi vì, nếu chỉ nêu ra yêu cầu mà không có giấy tờ để chứng minh thì Tòa án sẽ không giải quyết. Ngoài ra, giấy tờ khi nộp đến Tòa án phải là bản gốc hoặc bản sao chứng thực.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người khởi kiện cần xác định Toà án thẩm quyền giải quyết. Theo Điều 35, Điều 39 BLTTDS 2015:. Trường hợp các đương sự đều ở Việt Nam; và có đăng ký cư trú tại có quan có thẩm quyền. Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp có yếu tố nước ngoài; thì thẩm quyền giải quyết sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
Xem thêm: Muốn ly hôn thì nộp đơn ở đâu?
Trong thời gian từ 8 đến 10 ngày kể từ ngày đầy đủ hồ sơ. Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí hoặc thông báo sửa đổi bổ sung. Lúc này người khởi kiện cần thực hiện theo nội dung thông báo của Tòa án.
Sau khi đã thụ lý, Tòa án sẽ tiến hành xem xét và giải quyết vụ án. Trong thời hạn từ 4 đến 6 tháng. Tòa án sẽ triệu tập các bên để lấy lời khai; tổ chức hòa giả; đưa vụ án ra xét xử trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau.
Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con
Theo nghị quyết 326/2016/UBTVQH. Trường hợp ly hôn không có tranh chấp về tài sản thì mức án phí là 300.000 đồng. Đối với vụ án ly hôn có tranh chấp về tài sản thì án phí được xác định như sau:
Tài sản dưới 6.000.000 đồng, mức án phí là 300.000 đồng;
Tài sản từ 6.000.000 đến 400.000.000 đồng, mức án phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp;
Tài sản từ 400.000.000 đến 800.000.000 đồng, mức án phí là 20.000.000 đồng + 4% của phần vượt quá 400.000.000 đồng;
Tài sản từ 800.000.000 đến 2.000.000.000 đồng, mức án phí là 36.000.000 đồng + 3% của phần vượt quá 800.000.000 đồng;
Tài sản từ 2.000.000.000 đến 4.000.000.000 đồng, mức án phí là 72.000.000 đồng + 2% của phần vượt quá 2.000.000.000 đồng;
Tài sản trên 4.000.000.000 đồng, mức án phí là 112.000.000 đồng + 0,1% của phần vượt quá 4.000.000.000 đồng.
Như vậy, mỗi đương sự sẽ phải đóng phần án phí tương ứng với giá trị tài sản mà bản thân nhận được.
Khi có bất cứ thắc mắc pháp lý nào liên quan đến lĩnh vực Hôn nhân gia đình. Hãy đến với Luật Hùng Bách, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ, tư vấn bởi đội ngũ chuyên viên nhiệt tình cùng Luật sư hôn nhân dày dặn kinh nhiệm. Công việc được chúng tôi thực hiện với cách thức và lộ trình sau:
Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý về các vấn đề hôn nhân gia đình. Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Trân trọng!
TC.
Đơn kêu oan thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Trường hợp…
Trình tự thủ tục và mẫu đơn tố giác tội phạm vốn được nhiều người…
Quy trình tố tụng hình sự thường diễn ra phức tạp và thời gian kéo…
Luật sư hình sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo…
Khi mua căn hộ chung cư, an toàn pháp lý là vấn đề phải quan…
LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…
View Comments