CÁCH ĐÒI LẠI ĐẤT BỊ LẤN CHIẾM


Tranh chấp ranh giới đất khá phổ biến trong các loại tranh chấp đất đai. Xuất phát từ nguồn gốc đất có từ lâu sử dụng không theo mốc ranh giới hoặc đo đạc bị sai lệch số liệu dẫn đến việc sử dụng đất không đúng. Vậy khi phát hiện sai lệch thì người sử dụng đất đòi lại đất bị lấn chiếm như thế nào? Quy trình thực hiện cần chuẩn bị gì? Mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất đai soạn thảo làm sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này. Bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách qua số điện thoại/Zalo/Viber 0979.964.828 để được hỗ trợ cụ thể.

Tranh chấp ranh giới đất liền kề

Câu hỏi: “Chào Luật sư! tôi hiện tại đang sống tại huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước. Tôi có mua một thửa đất tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai từ năm 2015 nhưng không sử dụng. Lợi dụng việc tôi không thường xuyên đến thăm đất thì hộ kế bên đã cố tình lấn ranh giới xây tường lên. Khi tôi phát hiện ranh giới có dịch chuyển đã yêu cầu bên kia trả phần đất cho tôi nhưng họ nói đây là đất nhà họ. Tôi phải làm sao để lấy lại đất đúng diện tích theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp? Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi?”.

cách đòi lại đất bị lấn chiếm
Liên hệ ngay số 0979.964.828 để được hỗ trợ cách lại đất bị lấn chiếm

Chào bạn, trường hợp của bạn Luật sư tư vấn đất đai – Luật Hùng Bách tư vấn như sau:

Ranh giới giữa các bất động sản liền kề là đường phân giới hạn được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp. Người sử dụng đất có nghĩa vụ phải sử dụng đất đúng mục đích; đúng ranh giới thửa đất; đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không; bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trường hợp của bạn thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên có thể đo dựa trên số liệu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác định ranh giới đất. Hộ kế bên cho rằng phần đất của bạn đã lấn qua nhà họ nên họ xây tường lấy lại phần đất của mình thì cần đưa ra căn cứ chứng minh điều này. Hiện tại hai bên đang tồn tại tranh chấp về ranh giới nên cần phải thực hiện thủ tục hoà giải tại UBND cấp xã/phường trước khi tiến hành khởi kiện tại Toà án.

Liên hệ ngay đến Luật Hùng Bách qua số điện thoại/Zalo/Viber 0979.964.828 để được tư vấn tranh chấp ranh giới đất liền kề nhanh chóng – chuyên nghiệp.

Đòi lại đất bị lấn chiếm như thế nào?

Thực tế hiện nay các cá nhân/hộ gia đình sử dụng đất thường xuyên có tranh chấp về ranh giới đất và không đạt được thoả thuận về ranh giới khi cho rằng đối phương lấn chiếm của mình. Điều này gây ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất các bên cần được giải quyết nhanh chóng để tránh những thiệt hại không đáng có sau này. Các bên có thể đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng thực tế sử dụng có sự khác biệt so với trên sổ; hoặc chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng hồ sơ địa chính do cơ quan quản lý đất đai sẽ ghi nhận phạm vi sử dụng. Vậy, để giải quyết tranh chấp nhanh thì phải thực hiện các biện pháp pháp lý nào? Luật Hùng Bách hướng dẫn bạn như sau:

Bước 1. Đề nghị UBND cấp xã/phường tổ chức hoà giải

Khi một bên cho rằng bên kia đã lấn chiếm phần diện tích thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình thì cần có bằng chứng, chứng minh. Việc thu thập bằng chứng tương đối phức tạp, tốn nhiều thời gian. Hoà giải tại UBND cấp xã/phường là bước bắt buộc trong quy trình giải quyết tranh chấp; đồng thời sẽ thu thập thêm được bằng chứng giải quyết vụ việc. UBND là nơi đại diện cho nhà nước trong quản lý đất đai tại địa phương nên sẽ có thông tin về sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất sẽ hỗ trợ đưa ra ý kiến về việc hoà giải các bên.

Căn cứ Điều 202 Luật Đất Đai 2013 quy định: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác”. Thời gian hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày; kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Quá trình hoà giải các bên có thể liên hệ cán bộ địa chính để được hỗ trợ thực hiện đo, xác định ranh giới dựa trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các bên đã được cấp.

Bước 2. Khởi kiện tại Toà án

Sau khi tiến hành thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã/phường nếu các bên không thống nhất được phương án giải quyết; hoặc đã thống nhất nhưng không thực hiện như đã cam kết thì cần tiến hành thủ tục khởi kiện tại Toà án. Căn cứ Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đây là trường hợp thuộc thẩm quyền Toà án giải quyết.

Căn cứ điểm c, khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. Ngoài ra, theo khoản 1,3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp ranh giới, đòi lại đất bị lấn chiếm thuộc thẩm quyền toà án nhân dân cấp huyện trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài.

Vậy, Toà án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản là nơi có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về ranh giới đất, lấn chiếm đất.

Nếu bạn không có thời gian thực hiện thủ tục, không chuẩn bị hồ sơ hãy liên hệ ngay đến số 0979.964.828 để được hỗ trợ thủ tục kiện đòi lại đất.

Mẫu đơn hòa giải tranh chấp ranh giới đất đai

Đơn yêu cầu đề nghị hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã/phường là văn bản quan trọng để UBND xem xét tổ chức hoà giải. Nội dung đơn cần đảm bảo các nội dung sau:

  • Thời gian làm đơn yêu cầu;
  • Tên cơ quan có thẩm quyền tổ chức hòa giải: ở đây là UBND xã; phường nơi có bất động sản đang tranh chấp;
  • Thông tin cá nhân của các bên trong tranh chấp như: Họ tên; địa chỉ; số CMND/CCCD/Hộ chiếu; Số điện thoại;
  • Nội dung yêu cầu hòa giải: trình bày ngắn gọn nguồn gốc hình thành quyền sử dụng đất; quá trình sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất; diễn biến sự việc dẫn đến tranh chấp;
  • Mục đích tổ chức buổi hòa giải: Nêu ngắn gọn các nguyện vọng mà người yêu cầu muốn cơ quan chức năng giải quyết.
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh cho quyền; lợi ích hợp pháp của người yêu cầu hòa giải

Hãy liên hệ số điện thoại/Zalo/Viber 0979.964.828  để được Luật sư đất đai hỗ trợ soạn đơn yêu cầu; Chuẩn bị hồ sơ pháp lý cần thiết; Đại diện uỷ quyền tham gia hoà giải tại UBND cấp xã.

Xem thêm: MẪU BIÊN BẢN HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI MỚI NHẤT

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất đai

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai cần có những nội dung cơ bản được quy định trong pháp luật tố tụng. Đây là những nội dung cơ bản để Toà án xem xét tranh chấp có thuộc thẩm quyền giải quyết hay không. Nội dung cần cung cấp trong đơn bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện.
  • Tên Tòa án nộp đơn khởi kiện.
  • Tên, địa chỉ hoặc trụ sở của người khởi kiện.
  • Tên, địa chỉ hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ (nếu có).
  • Tên, địa chỉ hoặc trụ sở của người bị kiện.
  • Tên, địa chỉ hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có).
  • Số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử của từng người (nếu có).
  • Nội dung tranh chấp, những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có).
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: HỒ SƠ KHỞI KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CẦN NHỮNG GIẤY TỜ GÌ?

Thủ tục đòi lại đất bị lấn chiếm tại Tòa án

Giải quyết tranh chấp đất đai tại toà án sẽ giúp vụ việc được giải quyết triệt để; khi bản án có hiệu lực sẽ có cơ quan thẩm quyền thực hiện bản án. Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp ranh giới, đòi lại đất bị lấn chiếm như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Bước 2. Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền

Bước 3. Nộp tạm ứng án phí khi hồ sơ hợp lệ

Bước 4. Tòa án ra quyết định thụ lý và tiến hành thủ tục cần thiết để giải quyết tại Toà án.

Bước 5. Toà án xét xử (Nếu có).

Giải quyết tranh chấp thời gian tương đối dài và cần thực hiện nhiều thủ tục liên quan như: Hoà giải tại toà án; xem xét thẩm định tại chỗ, thu thập tài liệu chứng cứ, định giá tài sản;…vv.

Nếu bạn cần uỷ quyền để không cần trực tiếp làm việc tại Toà án; chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ;..vv hãy liên hệ ngay đến số điện thoại/zalo/viber 0979.964.828 để được hỗ trợ.

Liên hệ Luật sư Đất đai – Luật Hùng Bách

Nếu bạn cần tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai, bạn có thể liên hệ đến Luật Hùng Bách làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

LB

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *