CÁCH TÍNH TIỀN CẤP DƯỠNG NUÔI CON MỚI NHẤT


Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ với con cái. Những câu hỏi như: Mức trợ cấp cho con là bao nhiêu; cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con như thế nào; trách nhiệm của cha mẹ khi châm thực hiện nghĩa vụ như thế nào;… được rất nhiều khách hàng gửi về cho Luật Hùng Bách. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu được hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách qua số điện thoại 0973.444.828 – 0976.985.828.

Mức trợ cấp cho con sau khi ly hôn là bao nhiêu?

Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể mức trợ cấp cho con sau khi ly hôn là bao nhiêu. Theo quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, mức trợ cấp nuôi con phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Thu nhập của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Khả năng thực tế của người cấp dưỡng;
  • Nhu cầu thiết yếu của người được trợ cấp;

Người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người trực tiếp nuôi con có quyền thỏa thuận mức trợ cấp nuôi con. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khi có lý do chính đáng không thể tiếp tục mức cấp dưỡng ban đầu; các bên có thể thỏa thuận lại mức cấp dưỡng. Trường hợp không thể thỏa thuận được thì các bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Xem thêm: MỨC TRỢ CẤP NUÔI CON SAU LY HÔN LÀ BAO NHIÊU?

Căn cứ tính tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn phụ thuộc vào những căn cứ nào? Đây cũng là câu hỏi mà nhiều người đặt ra cho chúng tôi. Dưới đây chúng tôi sẽ nêu một số căn cứ ảnh hưởng đến cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn.

Thứ nhất, căn cứ vào nguồn thu nhập của người cấp dưỡng.

Nguồn thu nhập của người cấp dưỡng thường bao gồm:

  • Nguồn thu nhập thường xuyên như: tiền lương; tiền cho thuê tài sản; lợi nhuận kinh doanh;…
  • Nguồn thu nhập từ tài sản như: Động sản; bất động sản; tài sản hình thành trong tương lai;…

Căn cứ vào nguồn thu nhập của người cấp dưỡng cao hay thấp; bao nhiêu một tháng; nguồn thu nhập đó có ổn định hay không. Mà các bên sẽ thỏa thuận mức trợ cấp cho sau ly hôn đảm bảo phù hợp với thu nhập thực tế của bên cấp dưỡng.

Thứ hai, căn cứ vào nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Ngoài việc căn cứ vào nguồn thu nhập của bên cấp dưỡng; các bên còn phải căn cứ vào nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Cụ thể, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng bao gồm: Chi phí ăn uống hàng ngày; chi phí về chỗ ở; chi phí về quần áo; học hành như học tại trường, học kỹ năng; chi phí khám chữa bệnh và các chi phí khác để đảm bảo cuộc sống của người được cấp dưỡng.

Thứ ba, căn cứ vào hoàn cảnh của người được cấp dưỡng.

Hoàn cảnh của người được cấp dưỡng có thể hiểu là nơi người được cấp dưỡng đang sống. Tùy thuộc vào việc người được cấp dưỡng đang sống ở nông thôn hay thành thị; sống tại Việt Nam hay nước ngoài; mức sống trung bình tại khu vực người được cấp dưỡng sinh sống; … mà Tòa án mỗi khu vực có thể quy ấn định mức cấp dưỡng khác nhau.

Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con như thế nào?

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

Cấp dưỡng là việc một người phải đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Theo quy định trên, sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến khi con thành niên. Nếu con thành niên mà không có khả năng lao động để tự nuôi sống được bản thân như do bị: tàn tật; không có năng lực hành vi dân sự; bị bệnh không thể làm việc được;…. Đồng thời, cũng không có tài sản để tự nuôi mình, tự lo kinh tế cho chính cuộc sống của mình thì dù đã thành niên nhưng vẫn cần phải có sự trợ cấp từ bố mẹ.

Phương thức cấp dưỡng

Cấp dưỡng theo định kỳ.

Đây là phương thức được ưu tiên và thường được sử dụng nhiều trên thực tế. Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình được quy định rất mềm dẻo, linh hoạt được quy định tại Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Điều này tạo điều kiện cho các bên lựa chọn phương thức dễ dàng, thuận lợi, phù hợp nhất trong việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Các bên được thỏa thuận về nghĩa vụ cấp dưỡng bằng tiền hoặc tài sản theo phương thức định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm. Việc lựa chọn phương thức nào trước hết dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên.

Nếu các bên không thỏa thuận được; thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết căn cứ vào mức thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như chi phí cho các nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; trừ trường hợp cấp dưỡng cho con sau khi cha mẹ li hôn theo Nghị quyết 02/2000 của HĐTPTANDTC, khi các bên không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

Cấp dưỡng một lần.

Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 70/2001 của Chính phủ. Theo đó; việc nghĩa vụ cấp dưỡng một lần được thực hiện trong 4 trường hợp:

  • Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế và được người cấp dưỡng đồng ý;
  • Theo yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và được Tòa án đồng ý;
  • Theo yêu cầu của người được cấp dưỡng (hoặc người giám hộ) trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thường xuyên có các hành vi phá tán tài sản hoặc cố tính trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà hiện có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần và được tòa án chấp nhận;
  • Theo yêu cầu của người trực tiếp nuôi con khi vợ chồng ly hôn mà có thể trích phần tài sản được chia của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thì có thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần.

Khoản cấp dưỡng một lần có thể gửi tại ngân hàng hoặc giao cho người được cấp dưỡng (hoặc người giám hộ) quản lí theo yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Người được quản lí có nhiệm vụ bảo quản tài sản và chỉ được trích ra để đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

CÁCH TÍNH TIỀN CẤP DƯỠNG NUÔI CON MỚI NHẤT
Cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con mới nhất – Luật Hùng Bách – 0973.444.828

Trách nhiệm khi chậm hoặc không trả tiền cấp dưỡng nuôi con

Chào Luật sư Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư giải đáp. Tôi và chồng hiện tại đã ly hôn được 2 năm. Khi ra Tòa; chồng tôi đồng ý với mức cấp dưỡng nuôi con hàng tháng là 2 triệu. Nhưng chồng tôi chỉ cấp dưỡng được 3 tháng đầu. Từ đó tới giờ không thực hiện việc cấp dưỡng nữa. Giờ tôi muốn chồng tôi phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng cho con tôi như trong quyết định mà Tòa án đã công nhận. Xin hỏi Luật sư bây giờ tôi cần làm gì? Tôi xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn hôn nhân và gia đình.

Theo quy định của khoản 2 Điều 82, Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Trường hợp của bạn khi ly hôn người cha không trực tiếp nuôi dưỡng con những đã được tuyên có nghĩa vụ cấp dưỡng để đảm bảo cuộc sống cho con thì phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 và Điều 4 Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Trong trường hợp chồng bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo Quyết định của Tòa án thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc chồng cũ của bạn phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Nếu còn chưa rõ về nội dung này chị có thể liên hệ trực tiếp tới Luật sư tư vấn hôn nhân và gia đình Công ty Luật Hùng Bách theo Hotline 0973.444.828 (có zalo) để được tư vấn cụ thể.

Cha không cấp dưỡng cho con có bị phạt không?

Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng căn cứ tại Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

(1) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;

b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

(2) Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP đã quy định rõ người nào từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu…Hoặc từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn thì sẽ bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng.

Ngoài bị phạt tiền người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng.

Bên cạnh đó, tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng căn cứ Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Cho nên, trong trường hợp chồng cố tình không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con; thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật và nặng nhất là có thể bị xử lý hình sự.

Mẫu đơn yêu cầu thi hành án cấp dưỡng nuôi con

Luật Hùng Bách xin gửi tới bạn đọc mẫu đơn yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN

       (Đối với Bản án, quyết định số……ngày…….của Tòa án nhân dân………..)

Kính gửi: Cơ quan Thi hành án dân sự Quận (Huyện)…………………………………

Tôi tên là: ………………………………………. Sinh năm: ……………………………

CCCD số: ………………………… Ngày cấp:………… Nơi cấp:……………………..

Nơi thường trú: …………………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………

Số điện thoại: ………………………………

Tôi làm đơn này yêu cầu Cơ quan Thi hành án dân sự quận (huyện)…………… thi hành bản án, quyết định số……….. ngày ………………….của Tòa án nhân dân …………….

Nội dung yêu cầu: ………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Tôi kính mong Cơ quan Thi hành án dân sự quận (huyện)………………………………

Yêu cầu người phải thi hành án thực hiện các yêu cầu theo bản án, quyết định của Tòa án.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đính kèm:

– Bản án số ……

– CCCD/CMTND;

– Sổ hộ khẩu.

 

………….., ngày ……tháng…..năm…..

                                                                                                           Người yêu cầu

                                                                                                      (Ký và ghi rõ họ tên)

Thủ tục đòi tiền cấp dưỡng nuôi con

Theo quy định của pháp luật, Bản án/Quyết định về cấp dưỡng của Tòa án có giá trị thi hành ngay. Mặc dù, Bản án/Quyết định này có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Việc thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của cha/mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng được Nhà nước khuyến khích tự nguyện thi hành. Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng đủ điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định pháp luật.

Để biết rõ hơn về thủ tục đòi tiền cấp dưỡng nuôi con, vui lòng tham khảo bài viết này; hoặc liên hệ tới Hotline 0973.444.828 (có zalo) để được tư vấn cụ thể.

Dịch vụ luật sư

Với đội ngũ Luật sư ly hôn và chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết về hôn nhân gia đình. Công ty Luật Hùng Bách chúng tôi tự tin cung cấp tới khách hàng những gói dịch vụ pháp lý:

  • Hỗ trợ tư vấn pháp luật về yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn.
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, giấy tờ cần thiết để yêu cầu các bên thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn.
  • Nhận ủy quyền, thay mặt khách hàng thu thập các hồ sơ tài liệu cần thiết.
  • Cử Luật sư tham gia tố tụng trực tiếp tại Tòa án.
  • Phí dịch vụ hợp lý, không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khác.

LIÊN HỆ VỚI LUẬT HÙNG BÁCH

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về Cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con mới nhất. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về Hôn nhân gia đình; Dân sự; Đất đai; Hình sự; … Vui lòng liên hệ Luật sư tại trụ sở chính tại Hà Nội, chi nhánh văn phòng tại Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Nhật Bản … của Luật Hùng Bách theo các cách sau:

Trân trọng!

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *