CHO ĐẤT RỒI CÓ ĐÒI LẠI ĐƯỢC KHÔNG?


Việc tặng cho tài sản đặc biệt là bất động sản đã tồn tại từ lâu và rất đa dạng ở Việt Nam; đặc biệt là cha mẹ tặng cho đất cho con. Thực tế rất nhiều trường hợp liên hệ đến Luật Hùng Bách cần giải đáp về việc đòi lại đất đã cho con. Vậy, việc cho đất rồi có đòi lại được không? Pháp luật hiện nay có quy định như thế nào về vấn đề này? Trường hợp nào cho đất được lấy lại? Nếu bạn có thắc mắc liên quan hãy tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ ngay đến số 0979.964.828 để được hỗ trợ cụ thể trường hợp của mình.

Quy định chung về tặng cho nhà đất

Tặng cho là việc chuyển tài sản thuộc về mình cho người khác mà không đổi lại gì. Tặng cho quyền sử dụng đất là hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác. Theo đó, bên tặng, cho nhà ở, quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù; còn bên được tặng cho đồng ý nhận.

Vì nhà đất là đối tượng đặc biệt phải đăng ký quyền sử dụng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên tặng cho nhà đất sẽ có những quy định bắt buộc phải tuân theo. Bản chất của tặng cho là một giao dịch dân sự nên cần đáp ứng điều kiện giao dịch có hiệu lực để tặng cho phù hợp quy định pháp luật. Cụ thể,

*Về chủ thể:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.

*Về hình thức:

  • Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký; nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

*Về nội dung, mục đích:

  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội;
  • Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất không được trái với quy định về mục đích sử dụng; thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai; và quy định khác của pháp luật có liên quan.

*Về đối tượng tặng cho:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186; và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Đây là những điều kiện cơ bản về tình trạng pháp lý của quyền sử dụng đất để được đưa vào giao dịch tặng cho nhà đất. Hiện nay, phổ biến trường hợp tặng cho bằng lời nói dẫn đến có nhiều tranh chấp phát sinh sau khi người tặng, cho mất. Do đó, để tránh những rủi ro từ việc tặng cho hãy liên hệ ngay đến số 0979.964.828 để được tư vấn cụ thể trường hợp của mình.

Hợp đồng tặng cho nhà đất có phải công chứng không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký; nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. Hiện nay, không có mẫu hợp đồng tặng cho nhất định mà dựa trên thoả thuận các bên để soạn thảo đánh máy hoặc viết bằng tay nhưng phải được công chứng; chứng thực theo quy định pháp luật.

Việc công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất ở văn phòng công chứng; hoặc tại bộ phận tư pháp ở Uỷ ban nhân dân tại nơi có bất động sản sẽ đảm bảo tại thời điểm giao kết các bên đều đáp ứng điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.

Trường hợp bên tặng cho ở nước ngoài không thể trực tiếp giao kết hợp đồng tặng cho và công chứng hãy liên hệ Luật Hùng Bách; Chúng tôi sẽ hỗ trợ, đồng hành của bạn trong thủ tục thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất như soạn thảo, rà soát hợp đồng, …qua đó hạn chế tối đa rủi ro cho khách hàng.

Cho đất rồi có đòi lại được không
Liên hệ ngay số 0979.964.828 để được tư vấn đòi lại đất đã tặng cho

Tặng cho đất rồi có đòi lại được không?

Như đã phân tích ở trên, việc tặng cho phải được lập thành văn bản có công chứng đúng quy định pháp luật. Căn cứ khoản 2 Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Vì vậy nếu giao dịch tặng cho đã thực đúng trình tự và đăng ký tại cơ quan quản lý đất đai sẽ không đòi lại được; trừ trường hợp tặng cho có điều kiện; hoặc tặng cho không thực hiện đúng theo trình tự pháp luật quy định. Cụ thể,

Trường hợp 1: Giao dịch tặng cho nhà đất có điều kiện

Khi giao kết hợp đồng tặng cho thì bên tặng cho có quyền yêu cầu bên nhận tặng cho thực hiện công việc trước; hoặc sau khi nhận. Đây được coi là điều kiện để tặng cho và điều kiện này không được vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội.

Theo khoản 3 Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản; và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Như vậy, nếu bên nhận tặng cho có hành vi vi phạm điều kiện hai bên đã thoả thuận thì bên tặng cho có quyền khởi kiện đòi lại đất tại cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp 2: Giao dịch tặng cho không tuân thủ quy định pháp luật

Hiện nay, phổ biến trường hợp cha mẹ tặng cho con đất nhưng chỉ thoả thuận bằng miệng và bàn giao tài sản cho con. Hành vi này không tuân thủ quy định pháp luật; về mặt pháp lý quyền sử dụng đất chưa được đăng ký ghi nhận nên giao dịch tặng cho chưa có hiệu lực nên có thể đòi lại quyền sử dụng đất.

Tranh chấp kiện đòi lại đất giải quyết tại đâu?

Để giải quyết tranh chấp đòi lại đất đã tặng cho phải thuộc hai trường hợp đã nêu ở trên để có căn cứ khởi kiện. Quy trình về đòi lại đất được thực hiện như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ và nộp đến toà án có thẩm quyền

Người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm đơn khởi kiện; các giấy tờ, tài liệu; chứng cứ để chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình. Tiếp đó, có thể nộp đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền thông qua phương thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (Nếu có).

Đơn khởi kiện cần soạn thảo đảm bảo đầy đủ thông tin; đúng mẫu vì vậy bạn có thể liên hệ 0979.964.828 để được hỗ trợ soạn thảo hồ sơ khởi kiện đòi lại đất.

Bước 2: Tòa án xem xét đơn khởi kiện và ra thông báo thụ lý

Trong thời hạn từ 7-10 ngày, nếu hồ sơ đảm bảo đầy đủ giấy tờ cần thiết và nộp đúng thẩm quyền thì Thẩm phán sẽ thông báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày; kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí; người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Nếu hồ sơ không đúng thẩm quyền hoặc xét thấy cần bổ sung tài liệu; chứng cứ sẽ có thông báo để người nộp đơn bổ sung trong thời hạn quy định.

Vụ án sẽ được thụ lý khi người khởi kiện nộp lại biên lai cho Tòa. Thẩm phán sẽ ra thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức; cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan về việc Tòa án đã thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử

Trong thời hạn từ 4-6 tháng kể từ khi thụ lý; tùy vào tình hình cụ thể mà Tòa án sẽ tiến hành triệu tập đương sự làm việc và tổ chức hoà giải. Nếu thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sư. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Ngược lại, nếu các bên hòa giải không thành; Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Tranh chấp liên quan đến đất đai là loại tranh chấp phức tạp. Trường hợp bạn cần Luật sư tham gia tranh tụng tại Tòa; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì có thể liên hệ số điện thoại/ Zalo 0979.964.828 để được hỗ trợ.

Bước 4: Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án

Sau khi có Bản án sơ thẩm, đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức; hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa; hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án; hoặc bản án được niêm yết.

Luật sư giải quyết tranh chấp kiện đòi lại đất – Luật Hùng Bách

Là một đơn vị uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành luật. Chúng tôi đã từng tư vấn nhiều trường hợp tặng cho tài sản từ đơn giản đến phức tạp; Giải đáp giúp khách hàng về việc cho đất có đòi lại được không? Khi thuê luật sư tại Luật Hùng Bách; quý khách sẽ được tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến tặng cho nhà đất như:

  • Tư vấn quy định về điều kiện tặng cho đất;
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục tặng cho;
  • Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn quy định liên quan đến thuế, nghĩa vụ tài chính liên quan đến chuyển nhượng;
  • Tư vấn quy trình đòi lại đất; thủ tục giải quyết tranh chấp đòi lại đất đã tặng cho.

Luật Hùng Bách cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

  • Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn;
  • Cung cấp mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; hợp đồng tặng cho; hồ sơ khởi kiện tranh chấp đòi lại đất;…
  • Dịch vụ tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ;
  • Tiếp nhận hồ sơ vụ việc để nghiên cứu và đưa ra phương án giải quyết cho khách hàng lựa chọn;
  • Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án;
  • Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.

Liên hệ Luật sư Đất đai – Luật Hùng Bách

Nếu bạn cần tư vấn liên quan đến đất đai, bạn có thể liên hệ đến Luật Hùng Bách làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

L.B

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *