NỘP ĐƠN LY HÔN RỒI CÓ RÚT LẠI ĐƯỢC KHÔNG?


Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Do đó, để quyết định ly hôn vợ, chồng thường cân nhắc, đắn đo rất nhiều. Trên thực tế không ít trường hợp khi ly hôn, vợ hoặc chồng gửi đơn yêu cầu Tòa án nhưng sau đó, họ lại không muốn ly hôn nữa. Vậy trong trường hợp này, vợ hoặc chồng có quyền rút đơn ly hôn hay không? Nếu có thì rút khi nào? Thủ tục rút đơn như thế nào? Nếu bạn cũng đang có thắc mắc về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách, hoặc liên hệ Luật sư ly hôn theo số Điện hoại/Zalo: 0976.985.828 – 0979.884.828

Nộp đơn ly hôn rồi có rút lại được không?

Xuất phát từ việc mâu thuẫn; giận nhau phút chốc mà vợ chồng gửi đơn ly hôn đến tòa án để giải quyết ly hôn; tuy nhiên, trong thời gian đợi giải quyết đơn vợ chồng lại hòa giải được mâu thuẫn; không còn muốn ly hôn nữa. Trường hợp này có rút lại được đơn ly hôn không? Hay đã lỡ “Phóng lao thì phải theo lao”?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (Sau đây gọi tắt là “BLTTDS 2015”).

“1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.”

Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn; đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu hoặc thỏa thuận với nhau.

Đồng thời, khoản 4 Điều 70 BLTTDS 2015 vợ hoặc chồng – người nộp đơn xin ly hôn trong vụ án ly hôn có quyền: giữ nguyên, thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu khởi kiện.

Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn; đương sự hoàn toàn có quyền rút đơn ly hôn. 

Lưu ý: Trong trường hợp vợ chồng nộp đơn ly hôn thuận tình; nếu muốn rút đơn thì cả vợ và chồng phải cùng đến Tòa án để rút đơn. 

Khi nào có thể rút đơn ly hôn

Câu hỏi: Chào Luật sư, vợ chồng tôi kết hôn năm 2018. Đến nay, do mâu thuẫn trong vấn đề tình cảm và công việc nên tôi đã nộp đơn ly hôn đến Tòa án. Trong thời gian chờ đợi Tòa án giải quyết; tôi nhận thấy sự thay đổi của chồng trong cách sống, cách cư xử đối với tôi nên tôi muốn rút đơn ly hôn. Tôi đã được Tòa gọi lên đóng án phí. Hàng xóm nói rằng đã lên đóng tạm ứng thì không rút đơn được. Do không hiểu biết quy định của pháp luật nên tôi muốn nhờ Luật sư Luật Hùng Bách tư vấn. Trường hợp này tôi có thể rút đơn được không?

Trả lời:

Chào bạn? Luật Hùng Bách trả lời bạn như sau: 

Rút đơn khởi kiện là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp yêu cầu Tòa án có thẩm quyền trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ vụ án.

Rút đơn khởi kiện có thể được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của tố tụng dân sự, cụ thể đó là:

Trước khi thụ lý vụ án

Tại Điểm g, Khoản 1 Điều 192 BLTTDS: “Người khởi kiện rút đơn khởi kiện”, thì Tòa án xem xét trả lại đơn khởi kiện. Trước khi thụ lý vụ án tức là trước thời điểm bạn nộp lại biên lai đóng tạm ứng án phí cho Tòa án.

Sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án

+ Trước khi mở phiên tòa sơ thẩm: thì việc rút đơn khởi kiện của đương sự sẽ được Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án theo quy định tại điểm c, Khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015: “Người khởi kiện rút toàn bộ đơn khởi kiện”

+ Tại phiên xét xử sơ thẩm: thì BLTTDS 2015 quy định: “Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút ( Khoản 2 Điều 244 BLTTDS 2015).

Trước khi mở phiên tòa phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm

Giai đoạn trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm thì khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện, Hội đồng xét xử phải hỏi bị đơn và nếu “bị đơn đồng ý thì Hội đồng xét xử ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án” (Điểm b, Khoản 1 Điều 299 BLTTDS 2015).

Như vậy, qua các trường hợp nêu trên, nhưng ở mỗi giai đoạn khác nhau của vụ án thì BLTTDS cũng có qui định khác nhau cho từng trường hợp cụ thể, cũng như nguyên đơn hoàn toàn có quyền rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình.

Trường hợp của bạn; Bạn đã được đóng tạm ứng án phí và nộp biên lai lại cho Tòa án tức là Tòa án đã thụ lý đơn; Do đó, đối chiếu với phân tích trên bạn vẫn có quyền rút đơn khởi kiện của mình; Tòa án sẽ xem xét đình chỉ vụ án dân sự và trả hồ sơ cho bạn.

Xem thêm: KHI NÀO ĐƯỢC RÚT LẠI ĐƠN XIN LY HÔN

Thủ tục rút đơn ly hôn

Câu hỏi: Chào Luật sư. Tôi là N.V.A quê ở Long Khánh, Đồng Nai. Mới đầu do mâu thuẫn mẹ chồng, nên vợ chồng tôi không thể nào sống chung với nhau được. Sau khi tôi nộp đơn ly hôn trước khi diễn ra phiên tòa thì chồng tôi có suy nghĩ lại và dọn ra sống riêng. Bây giờ, tôi muốn rút lại đơn ly hôn nhưng không biết thủ tục như thế nào? Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi.

Trả lời: Chào bạn, Luật Hùng Bách tư vấn thủ tục rút đơn ly hôn như sau:

Bước 1: Bạn chuẩn bị đơn xin rút đơn ly hôn nộp đến Tòa án mà bạn đã nộp đơn.

Việc nộp đơn xin rút đơn ly hôn có thể thực hiện bằng các cách gồm: 

  • Người yêu cầu cùng trực tiếp đến Tòa án để nộp đơn;
  • Nộp đơn xin rút đơn ly hôn thông qua dịch vụ bưu chính;
  • Ủy quyền cho người khác nộp đơn thay mình và nhận lại kết quả, hồ sơ, tài liệu. 

Bước 2: Tòa án xem xét giải quyết đơn xin rút.

Bước 3: Nhận lại hồ sơ ly hôn đã khởi kiện đến Tòa án

Trường hợp vợ chồng bạn chưa sắp xếp được thời gian đến tòa để rút đơn ly hôn, hãy liên hệ đến Luật Hùng Bách  Điện thoại/Zalo: 0976.985.828 – 0979.884.828 để được tư vấn và hỗ trợ thủ tục. 

Luật sư Ly hôn – Luật Hùng Bách – 0976.985.828 – 0979.884.828

Mẫu đơn xin rút đơn ly hôn.

Trường hợp vợ chồng đã nộp đơn thuận tình ly hôn; muốn rút đơn xin ly hôn bạn có thể sử dụng mẫu đơn rút đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự; Tại Mẫu số 2-VDS Danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP

RÚT LẠI ĐƠN XIN LY HÔN
Mẫu đơn xin rút lại đơn xin ly hôn – Luật Hùng Bách0976.985.828 – 0979.884.828

Trường hợp vợ/chồng đơn phương ly hôn; muốn rút đơn; Luật Hùng Bách hướng dẫn bạn soạn thảo như sau:

  • Về phần thông tin chung: Ghi chính xác thông tin của bên yêu cầu rút đơn; về họ tên, năm sinh, địa chỉ. Đặc biệt là về thông tin vụ án (ví dụ: nếu vụ án đã được thụ lý thì phải cho biết ai là nguyên đơn, bị đơn quá trình giải quyết vụ án đã đến giai đoạn nào theo văn bản số bao nhiêu,…)
  • Về nội dung vụ việc: Tóm tắt sơ bộ nội dung vụ việc.
  • Về nội dung yêu cầu: Tập trung mục đích làm đơn xin rút đơn khởi kiện. Mục đích này phải được trình bày rõ ràng. 

Dịch vụ luật sư ly hôn

Luật Hùng Bách là đơn vị cung cấp dịch vụ ly hôn hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Luật Hùng Bách có đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình hoạt động tại các tỉnh của Việt Nam. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục ly hôn tại tất cả tỉnh thành trên cả nước với chi phí hợp lý. 

Luật Hùng Bách hiện đang cung cấp dịch vụ tư vấn, giải quyết ly hôn với các công việc sau:

  • Cung cấp mẫu đơn ly hôn đơn phương; mẫu đơn ly hôn thuận tình chuẩn, mới nhất của tất cả các Tòa án. Bạn có thể nhận đơn trực tiếp tại văn phòng; tại nhà; hoặc nhận đơn nhanh qua Email/Zalo;…
  • Dịch vụ viết đơn ly hôn, soạn hồ sơ ly hôn nhanh;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục ly hôn online; trực tiếp tại văn phòng; hoặc tư vấn bằng văn bản; 
  • Nhận ủy quyền thu thập hồ sơ ly hôn và các tài liệu liên quan;
  • Thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình nhanh: Vợ chồng chỉ cần đến tòa duy nhất 01 lần;
  • Thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương nhanh: Bạn chỉ cần đến tòa từ 02 đến 03 buổi
  • Luật sư giải quyết ly hôn có tranh chấp quyền nuôi con, tranh chấp tài sản;
  • Tư vấn, hỗ trợ thủ tục kháng cáo bản án ly hôn;
  • Tư vấn, hỗ trợ thủ tục thi hành bản án, quyết định ly hôn. 

Liên hệ Luật sư Ly hôn – Luật Hùng Bách 

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về “Nộp đơn ly hôn rồi có rút lại được không?”. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn; vui lòng liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo một trong các phương thức sau: 

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *