THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH


Hiện nay, địa điểm kinh doanh là mô hình được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi thủ tục thành lập đơn giản, nhanh chóng phù hợp với doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi kinh doanh. Vậy khi nào nên thành lập địa điểm kinh doanh? Thủ tục thành lập thế nào? Quy trình ra sao? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách. Nếu bạn cần được tư vấn hỗ trợ thành lập địa điểm kinh doanh, vui lòng liên hệ Luật sư Doanh nghiệp theo số điện thoại 0979.564.828 để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh là gì? 

Khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”.

Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F; J; Z; W; chữ số và các ký hiệu. Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.

Phạm vi thành lập: Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh theo điểm a khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Hoạt động kinh doanh: Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký, nhưng không phải tất cả mà chỉ một nhóm ngành được lựa chọn từ ngành nghề kinh doanh của doanh nghiêp. Địa điểm kinh doanh chỉ được tiến hành hoạt động kinh doanh đã đăng ký và không thực hiện chức năng khác.

Ưu, nhược điểm của địa điểm kinh doanh

Ưu điểm

  • Phù hợp đối với các doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động sản xuất; kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau nhưng vẫn thực hiện việc kê khai thuế phụ thuộc Công ty mẹ.
  • Thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh đơn giản, nhanh chóng.
  • Chỉ phải đóng thuế môn bài mà không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế giá trị gia tăng.
  • Khi doanh nghiệp không có nhu cầu kinh doanh tại địa điểm kinh doanh thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh. Không phải làm thủ tục chốt thuế, trả con dấu chấm dứt hoạt động như Chi nhánh, Văn phòng đại diện.

Nhược điểm

  • Không được ký hợp đồng, xuất hóa đơn hoặc ghi nhận chi phí bằng hóa đơn.
  • Thực hiện các hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của doanh nghiệp; không có chức năng đại diện theo ủy quyền.
  • Địa điểm kinh doanh không được đăng ký con dấu riêng.
  • Kê khai thuế phụ thuộc Công ty mẹ.

Liên hệ ngay Luật sư tư vấn thành lập địa điểm kinh doanh 0979.564.828 Luật Hùng Bách

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm:

  • Thông báo về việc đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh(Phụ lục II-7 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ (Bản sao chứng thực).

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp lập địa điểm kinh doanh.
  • Nộp hồ sơ qua qua mạng điện tử trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

Bước 3: Kê khai và nộp thuế môn bài

Sau khi thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải kê khai và nộp thuế môn bài tại Chi cục thuế nơi địa điểm kinh doanh hoạt động. Mức thuế môn bài áp dụng đối với địa điểm kinh doanh là 1.000.000 đồng/năm (điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016TT-BTC).

Lưu ý:

  • Đối với địa điểm kinh doanh có địa chỉ cùng với tỉnh, thành phố với doanh nghiệp thì chỉ phải kê khai và đóng thuế môn bài theo địa chỉ của doanh nghiệp.
  • Đối với địa điểm kinh doanh có địa chỉ khác tỉnh, thành phố với doanh nghiệp thì kê khai thuế tại Chi cục thuế nơi địa điểm kinh doanh hoạt động (Điều 5 Thông tư 302/2016TT-BTC).

Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Luật Hùng Bách 

Khi có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh, bạn có thể liên hệ 0979.564.828 Luật Hùng Bách để được tư vấn hỗ trợ. Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh với chi phí hợp lý, bạn chỉ cần chuẩn bị:

  • Thông tin về doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ trụ sở.
  • Thông tin về địa điểm kinh doanh: Tên, số điện thoại, địa chỉ đặt địa điểm kinh doanh.
  • Thông tin người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

Luật Hùng Bách sẽ hỗ trợ giúp bạn các vấn đề như:

  • Tư vấn quy trình thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh.
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh theo đúng quy định.
  • Nhận ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền.
  • Hướng dẫn kê khai thuế sau khi thành lập địa điểm kinh doanh.

Với sự hỗ trợ của các luật sư có kinh nghiệm về doanh nghiệp. Luật Hùng Bách cam kết sẽ giúp khách hàng đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh một cách nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho khách hàng. Luật Hùng Bách luôn cập nhật quy định pháp luật mới, đảm bảo an toàn pháp lý cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Liên hệ Luật sư doanh nghiệp – Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.

Để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *