NGƯỜI LAO ĐỘNG PHẢI LÀM GÌ KHI CÔNG TY KHÔNG TRẢ SỔ BẢO HIỂM?


Sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) căn cứ quan trọng để Cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ cho người lao động (NLĐ). Vì vậy, khi chấm dứt Hợp đồng lao động người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm chốt sổ BHXH và trả lại cho người lao động. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người lao động đã nghỉ việc nhưng vẫn chưa được trả sổ BHXH. Vậy trường hợp này người lao động phải làm gì để lấy lại sổ BHXH? Luật Hùng Bách sẽ giúp bạn giải đáp thông qua bài viết sau.

Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội

Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, NSDLĐ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH; xác nhận thời gian đóng BHXH khi NLĐ chấm dứt Hợp đồng lao động theo quy định pháp luật.

Đồng thời, điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định, khi chấm dứt Hợp đồng lao động NSDLĐ có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH; trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu NSDLĐ đã giữ của NLĐ.

Do đó, việc chốt sổ BHXH cho người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Người lao động phải làm gì khi công ty không trả sổ bhxh
Luật sư tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý –  0988.732.880 – Luật Hùng Bách

Người lao động phải làm gì khi Công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội?

Việc chốt sổ BHXH và trả lại cho NLĐ là trách nhiệm của NSDLĐ. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp NLĐ đã nghỉ việc nhưng Công ty vẫn chưa chốt sổ và trả lại cho NLĐ. Trường hợp này, để bảo đảm quyền lợi của mình NLĐ có thể thực hiện một trong các cách sau:

Cách 1: Gửi đơn Khiếu nại

Theo khoản 2 Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, NLĐ có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định; hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định; hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Khiếu nại lần đầu

Người lao động có quyền gửi đơn khiếu nại lần đầu đến người sử dụng lao động (khoản 1 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)

Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đối với vụ việc thông thường; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Nếu quá thời hạn nêu trên mà khiếu nại không được giải quyết hoặc; NLĐ không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, có thể khiếu nại lần hai tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi NSDLĐ đặt trụ sở chính hoặc; khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

Nếu bạn đang gặp phải tình huống này mà không biết làm thế nào? Thủ tục ra sao? – Liên hệ ngay 0976.985.828 0988.732.880 để được tư vấn hỗ trợ pháp lý miễn phí.

Khiếu nại lần hai

Nếu khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc; NLĐ không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, có thể khiếu nại lần hai tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi NSDLĐ đặt trụ sở chính (khoản 2 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP).

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai: Không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý đối với vụ việc thông thường; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Nếu quá thời hạn nếu trên mà khiếu nại lần hai không được giải quyết hoặc; NLĐ không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có quyền khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính (điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 24/2018/NĐ-CP).

Cách 2: Khởi kiện tại Tòa án

Nếu không muốn giải quyết bằng việc khiếu nại. NLĐ có thể chọn giải quyết bằng cách khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự trong trường hợp sau:

  • Có căn cứ cho rằng hành vi của NSDLĐ là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
  • Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;
  • Đã hết thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết.

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải. Do đó, khi có một trong các căn cứ trên NLĐ có thể trực tiếp khởi kiện tại Toà án mà không cần thông qua thủ tục hòa giải.

Ngoài ra, NLĐ cũng có thể lựa chọn Hội đồng trọng tài lao động giải quyết trước khi khởi kiện tại Tòa án. Việc giải quyết tranh chấp bởi Hội đồng trọng tài lao động sẽ không được tiến hành đồng thời với yêu cầu khởi kiện tại Tòa án.

Mức xử phạt đối với hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội cho NLĐ

Việc NSDLĐ không trả sổ BHXH cho NLĐ khi chấm dứt Hợp đồng lao động là trái pháp luật. Do đó, nếu không hoàn thành thủ tục xác nhận và; trả lại những giấy tờ mà NSDLĐ đã giữ của NLĐ, NSDLĐ có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, cụ thể:

1.Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: … không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động

a) Phạt từ 01 – 02 triệu đồng: Vi phạm từ 01 – 10 người lao động;

b) Phạt từ 02 – 05 triệu đồng: Vi phạm từ 11 – 50 người lao động;

c) Phạt từ 05 – 10 triệu đồng: Vi phạm từ 51 – 100 người lao động;

d) Phạt từ 10 – 15 triệu đồng: Vi phạm từ 101 – 300 người lao động;

đ) Phạt từ 15 – 20 triệu đồng: Vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

3.Biện pháp khắc phục hậu quả:

b) Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận; trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận; trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 40 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, trường hợp NSDLĐ không trả sổ BHXH cho NLĐ còn có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi NLĐ nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

Lưu ý: Quy định mức phạt tiền trên áp dụng cho NSDLĐ là cá nhân. Đối với NSDLĐ là tổ chức thì mức phạt tiền gấp 02 lần cá nhân.

Phí dịch vụ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách

  • Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
  • Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn đề nghị; đơn yêu cầu; đơn khởi kiện,…
  • Tham gia làm việc cùng các Bên liên quan.
  • Dịch vụ thực hiện thủ tục khiếu nại, khởi kiện tại Toà án.

Phí dịch vụ tư vấn, thực hiện thủ tục sẽ được điều chỉnh tùy vào hồ sơ. Liên hệ ngay đến số 0976.985.828 0988.732.880 để được Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí.

Liên hệ Luật sư doanh nghiệp – Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.

Để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (4 bình chọn)

One thought on “NGƯỜI LAO ĐỘNG PHẢI LÀM GÌ KHI CÔNG TY KHÔNG TRẢ SỔ BẢO HIỂM?

  1. Pingback: HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI NGƯỜI CAO TUỔI CẦN LƯU Ý GÌ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *