Luật sư hợp đồng

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Các chủ thể khi tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hành hoá đều có thiện chí trong việc hợp tác; làm ăn kinh doanh với nhau. Tuy nhiên, trong quan hệ mua bán việc xảy ra tranh chấp; mâu thuẫn trong quá trình thực hiện là điều không thể tránh khỏi. Vậy tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá là gì? Phương thức giải quyết ra sao? Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả, nhanh chóng và đúng pháp luật là điều không dễ. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, bạn có thể liên hệ số 0979.964.8280973.444.828 Luật Hùng Bách để được tư vấn hỗ trợ. 

Khái quát về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá

Theo từ điển tiếng việt điện tử định nghĩa thuật ngữ “tranh chấp” là tranh giành nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào; thường là trong vấn đề quyền lợi giữa hai bên.

Vậy, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá có thể hiểu là những mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong quá trình thực hiện hợp đồng. Cụ thể hơn, thì việc một trong các bên đã thực hiện hoặc không thực hiện; thực hiện không đầy đủ một hành vi nào đó được quy định trong hợp đồng làm ảnh hưởng cho bên còn lại gây thiệt hại về vật chất hoặc uy tín. Tranh chấp cũng có thể phát sinh từ các điều khoản khác trong hợp đồng như: giải thích hợp đồng; trách nhiệm bồi thường thiệt hại; phạt vi phạm…

*Đặc điểm tranh chấp HĐMBHH

Như đã trình bày ở trên việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá đem lại cho các bên nhưng lợi ích sẽ đạt được sau khi hoàn thành giao dịch; đi cùng với lợi ích đó là nghĩa vụ ràng buộc các bên phải thực hiện. Tranh chấp hợp đồng được phát sinh khi các bên đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ đó có thể là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc hành vi vi phạm cơ bản được quy định trong LTM 2005. Dưới đây là nhưng đặc điểm cơ bản của tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá:

+ Có mẫu thuẫn (bất đồng):

Đây là những mâu thuẫn được phát sinh từ chính các hoạt động mua bán hàng hoá đã thoả thuận.

+ Có sự vi phạm hợp đồng:

Căn cứ khoản 12 Điều 3 LTM 2005 quy định: “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này”. Đây là căn cứ làm phát sinh tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá. Sự vi phạm này có thể là giao hàng không đủ; không đúng thời gian; chất lượng hàng hoá không đúng như thoả thuận hay thanh toán không đúng như cam kết…Nghĩa vụ quy định trong hợp đồng là bắt buộc; nếu một trong các bên không làm đúng như cam kết là có sự vi phạm hợp đồng.

+ Có thiệt hại đối với bên bị vi phạm:

Khi đã có hành vi vi phạm xảy ra thì tất yếu sẽ có thiệt hại. Đây là một căn cứ để bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vị phạm phải bồi thường thiệt hại cho hành vi đã gây ra. Nghĩa vụ chứng minh thiệt hại là của bên bị vi phạm theo quy định Điều 304 LTM 2005.

+ Có lỗi của bên vi phạm:

Lỗi là căn cứ để xác định xem bên vi phạm có phải chịu trách nhiệm hành vi của mình hay không? nếu lỗi thuộc về bên bị vi phạm thì đương nhiên không có trách nhiệm bồi thường phát sinh. Nguyên tắc xác định lỗi dựa trên suy đoán lỗi; theo đó mọi hành vi không thực hiện; thực hiện không đúng hợp đồng đều bị suy đoán là có lỗi (trừ trường hợp bên vi phạm chứng minh được là mình không có lỗi). Khi áp dụng chế tài đối với bên vi phạm; bên bị vi phạm cũng như cơ quan tài phán, không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên vi phạm.

+ Có sự liên hệ giữa hành vi vi phạm với thiệt hại xảy ra:

Hành vi vi phạm chính là nguyên nhân dẫn đến hậu quả là thiệt hại đối với bên bị vi phạm. Mối quan hệ này được xác định khi hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế có mối liên hệ nội tại; tất yếu; hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Bên có hành vi vi phạm hợp đồng chỉ phải bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng.

Tranh chấp Hợp đồng mua bán hàng hoá – 0979.964.828 – 0973.444.828

Liên hệ ngay đến số 0979.964.8280973.444.828 để được Luật sư doanh nghiệp tư vấn pháp luật miễn phí; Hoặc truy cập để tìm hiểu dịch vụ tư vấn của Luật Hùng Bách Tại đây.

Nguyên nhân phát sinh Tranh chấp Hợp đồng mua bán hàng hoá

Khi xét đến các nguyên nhân có thể dẫn đến tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì cần phân loại thành nguyên nhân khách quan và chủ quan để có được cái nhìn tổng quát về các nguyên nhân có thể làm phát sinh tranh chấp. Các nguyên nhân được đề cập dưới đây chỉ xét đến hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước không có yếu tố nước ngoài.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, hoạt động mua bán hàng hoá luôn chịu sự tác động của chính sách kinh tế của nhà nước như: chính sách về thuế; biến động giá cả thị trường;… làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên trong quá trình thực hiện dẫn đến tranh chấp.

Thứ hai, các bên trong hợp đồng thường ký kết thoả thuận các điều khoản miễn trách nhiệm khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra. Tuy nhiên, do không thể lường trước được nên khi có vấn đề xảy ra các bên xảy ra mâu thuẫn về việc xác định sự kiện phát sinh có phải là bất khả kháng hay không? Từ đó dẫn đến tranh chấp trong hợp đồng.

Hiện nay tình hình đại dịch Covid -19 diễn biến phức tạp khiến cho việc thực hiện hợp đồng mua bán có nhiều tác động tiêu cực. Khi tranh chấp phát sinh có thể xem dịch bệnh Covid-19 là nguyên nhân khách quan dẫn đến việc vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, khi xem xét cần đánh giá thêm các yêu tố khách quan khác và việc dịch bệnh diễn ra các bên đã lường trước chưa? Có thảo thuận nào khác không?

Nguyên nhân chủ quan

Tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hoá thường chủ yếu do một trong các bên có hành vi vi phạm nội dung trong hợp đồng. Cụ thể sau:

Thứ nhất, do ý chỉ chủ quan của các bên trong việc giao kết hợp đồng. Trong quá trình giao kết các bên đã bỏ qua nhưng quy định; điều khoản cơ bản và nhanh chóng ký kết thực hiện mua bán dẫn đến rủi ro cao; khi đó phát sinh tranh chấp.

Thứ hai, các bên cố tình không thực hiện đúng những gì đã cam kết vì lý do nào đó. Ở đây có thể hiểu bất kì thoả thuận nghĩa vụ nào mà một trong các bên thực hiện không đúng như thoả thuận. Biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

Với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý giỏi, trách nhiệm, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Hợp đồng; Luật Hùng Bách cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ. Tham khảo thêm thông tin chi tiết tại đây.

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá

Khi có tranh chấp phát sinh thì tất yếu phải giải quyết để không làm cản trở quá trình kinh doanh cũng như phát sinh thêm các rủi ro không đáng có này. Giải quyết tranh chấp được hiểu là làm mất đi những mâu thuẫn; bất đồng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bằng những hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Pháp luật đã dự liệu được sẽ có phát sinh tranh chấp trong quá trình các bên giao kết hợp đồng nên đã quy định các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng gồm bốn (04) hình thức được chia làm hai nhóm như sau:

Nhóm các hình thức không mang tính tài phán.

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn (ADR – alternative dispute resolution) bao gồm hoà giải và thương lượng. Khác với các hình thức mang tính tài phán; ADR đề cao sự tự nguyện, tinh thần thiện chí của các bên. Thỏa thuận trong hoà giải và thương lượng không mang tính bắt buộc thi hành, như là giao kết với nhau để giải quyết tranh chấp.

+ Thương lượng: là các bên trong tranh chấp cùng nhau ngồi lại bàn bạc; thoả thuận xử lý các mâu thuẫn; bất đồng phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng từ đó có hướng giải quyết phù hợp mà không cần đến bên thứ ba nào đứng ra giải quyết.

+ Hoà giải: là phương thức mà có sự can thiếp của bên thứ ba đứng ra tổ chức thuyết phục các bên; hỗ trợ để tìm ra phương án giải quyết tranh chấp đã phát sinh.

Nhóm các hình thức mang tính tài phán.

Tài phán là quyền của cơ quan hay tổ chức thực hiện giải quyết các tranh chấp thương mại theo thẩm quyền; hình thức này bao gồm trọng tài thương mại và toà án. Những quyết định của toà án hay trọng tài không chỉ mang giá trị ràng buộc phải thực hiện mà buộc phải thi hành các quyết định đó.

+ Trọng tài: đây là phương thức giải quyết thông qua tổ chức trọng tài; kết quả là sự phán quyết của trọng tài sau khi xem xét đến tranh chấp của các bên có giá trị buộc các bên phải thi hành. Các quy định về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài do Luật trọng tài thương mại 2010 quy định.

+ Toà án: là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của cơ quan nhà nước. Cơ quan xét xử sẽ nhân danh quyền lực nhà nước để xử lý tranh chấp phát sinh theo trình tự; thủ tục chặt chẽ được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Quyết định, bản án giải quyết tranh chấp của Toà án mang tính cưỡng chế thi hành cao.

Mời bạn đọc tham khảo chi tiết bài viết Phương Thức Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Thương Mại.

Trình tự giải quyết tranh chấp HĐMBHH tại cơ quan tài phán

Trọng tài thương mại

Khi xác định giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thì các bên cần lưu ý xem thỏa thuận Trọng tài có bị vô hiệu không? Nếu thỏa thuận Trọng tài đáp ứng đủ điều kiện thì các Bên có thể thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp tại Trọng tài. Quy trình giải quyết tại Trọng tài được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện đến Trung tâm trọng tài

Bước 2: Trung tâm trọng tài thành lập Hội đồng trọng tài

Bước 3: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp

Bước 4: Hội đồng trọng tài ra phán quyết

Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Nếu hết thời hạn thi hành phán quyết mà Bên bị thi hành không thi hành hoặc thi hành không đầy đủ thì Bên được thi hành có quyền yêu cầu cưỡng chế thi hành phán quyết đó.

Khi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết trọng tài thì phán quyết đó sẽ không được xem xét lại bởi bất kỳ một cấp hoặc cơ quan xét xử nào khác (Trừ trường hợp hủy phán quyết trọng tài theo quy định pháp luật).

Tòa án nhân dân

Quy trình giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền

Bước 3: Nộp án phí tại Cơ quan thi hành án

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án

Bước 5: Tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Bước 6: Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm.

Đương sự có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm của Tòa án trong thời hạn 15 ngày; Viện kiểm sát có quyền kháng nghị trong 30 ngày, kể từ ngày tuyên án. Hết thời hạn nêu trên nếu không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án sẽ có hiệu lực. Nếu có kháng cáo, kháng nghị vụ án sẽ được Tòa cấp trên giải quyết theo trình tự phúc thẩm.

Khi tranh chấp thương mại xảy ra đòi hỏi các Bên phải có các thủ tục, biện pháp để giải quyết nhanh chóng; kip thời nếu không hậu quả sẽ kéo dài và thiệt hại rất lớn. Do vậy, nếu bạn cần hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại, bạn có thể liên hệ đến Luật Hùng Bách thông qua số điện thoại 0979.964.8280973.444.828.

Dịch vụ Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp HĐMBHH tại Luật Hùng Bách

Với đội ngũ Luật sư am hiểu pháp luật về kinh doanh thương mại, nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong giải quyết tranh chấp Hợp đồng thương mại. Luật Hùng Bách cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp giải quyết tranh chấp phù hợp, nhanh chóng và đúng quy định pháp luật cho khách hàng. Luật Hùng Bách nhận hỗ trợ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại, cụ thể bao gồm:

  • Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn và đưa ra ý kiến pháp lý giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn và hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ, cung cấp thông tin;
  • Hỗ trợ khách hàng thu thập chứng cứ;
  • Tổ chức thương lượng, hòa giải giữa các Bên, đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng;
  • Tư vấn, chuẩn bị, liên hệ và đàm phán với các Bên liên quan trong việc giải quyết tranh;
  • Tư vấn, chuẩn bị các phương án đàm phán trước khi thương lượng, hòa giải;
  • Tư vấn lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp Trọng tài hay Tòa án;
  • Tổ chức thương lượng, hòa giải giữa các Bên;
  • Tham gia vào quá trình tố tụng giải quyết tranh chấp hợp đồng với tư cách đại diện ủy quyền, Luật sư.

Phí dịch vụ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

  • Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
  • Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn đề nghị; đơn tố cáo; đơn yêu cầu…
  • Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Toà án;
  • Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.

Phí dịch vụ tư vấn; Thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 0979.964.8280973.444.828 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.

Mời bạn đọc tìm hiểu thêm về Luật Sư Tư Vấn Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Thương Mại.

Liên hệ Luật sư Tư vấn – Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.

Để được tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (4 bình chọn)
Nguyễn Long Bình

View Comments

Recent Posts

Tuyển dụng Thực tập sinh, Chuyên viên pháp lý

LUẬT HÙNG BÁCH TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH, CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ. Luật Hùng Bách…

11 giờ ago

DỊCH VỤ THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH TẠI QUẬN GÒ VẤP

Đăng ký thành lập Hộ kinh doanh được nhiều người lựa chọn do thủ tục…

2 tuần ago

LUẬT SƯ CHUYÊN VỀ THỪA KẾ, DI CHÚC

Bạn đang cần Luật sư tư vấn luật thừa kế, hỗ trợ soạn thảo, lập…

4 tuần ago

CÔNG TY LUẬT TNHH LUẬT HÙNG BÁCH

Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách là tổ chức hành nghề Luật sư hàng…

4 tuần ago

MẪU ĐƠN KHỞI KIỆN TẠI CÁC TOÀ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang muốn thực hiện thủ tục khởi kiện tại Toà án quận/ huyện ở…

1 tháng ago

MẪU DI CHÚC MỚI NHẤT

Khi muốn phân chia tài sản của mình sau khi chết, người dân có thể…

4 tháng ago