KHI NÀO ĐƯỢC RÚT LẠI ĐƠN XIN LY HÔN


Nhiều trường hợp sau khi nộp đơn ly hôn thì vợ/chồng hoặc cả hai vợ chồng đều không muốn tiếp tục ly hôn. Vậy khi đã nộp đơn ly hôn nhưng không muốn ly hôn nữa thì cần làm gì? Có được rút lại đơn xin ly hôn không? Khi nào được rút lại đơn xin ly hôn? Bài viết sau đây của Luật Hùng Bách sẽ giải đáp các thắc mắc trên. Trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ về hồ sơ, thủ tục ly hôn hoặc dịch vụ ly hôn nhanh, vui lòng liên hệ đến Luật Hùng Bách 0976.985.828 – 0979.884.828 (ZALO). 

Quy định pháp luật về quyền rút lại đơn ly hôn

Rút lại đơn xin ly hôn là việc vợ hoặc chồng, hoặc cả hai vợ chồng thay đổi quyết định không muốn ly hôn nữa sau khi đã nộp đơn ly hôn lên Tòa án.

Pháp luật luôn có các quy định để bảo vệ tốt nhất quyền của đương sự. Một trong những quyền của đương sự là quyền quyết định và tự định đoạt yêu cầu của mình. Quyền này đã được ghi nhận cụ thể tại khoản 2 Điều 5 và khoản 4 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 ( Bộ luật TTDS 2015) như sau:

“Khoản 2 Điều 5: Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt; thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện; không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

Khoản 4 Điều 70: Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.”

Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đương sự có quyền rút đơn khởi kiện đã nộp trước đó cho Toà án có thẩm quyền. Điều này cũng đồng nghĩa là trong trường hợp giải quyết vụ việc ly hôn; vợ hoặc chồng là người yêu cầu trong ly hôn thuận tình; vợ hoặc chồng là bên nguyên đơn trong ly hôn đơn phương đều có quyền được rút đơn ly hôn nếu việc rút đơn là tự nguyện, không bị ép buộc hoặc lừa dối.

Khi nào được rút lại đơn xin ly hôn?

Rút đơn ly hôn khi Toà án chưa thụ lý

Sau khi nhận đơn xin ly hôn, Toà án xem xét việc thụ lý hồ sơ ly hôn trong 08 ngày làm việc. Trước khi Tòa án thụ lý đơn ly hôn, vợ, chồng hoàn toàn có quyền rút đơn ly hôn. Khi người yêu cầu ly hôn rút đơn xin ly hôn, Tòa án sẽ trả lại đơn ly hôn.

Rút đơn ly hôn khi Toà án đã thụ lý

Rút đơn ly hôn trong thời gian chuẩn bị xét xử hoặc xét đơn yêu cầu:

Sau khi Tòa án thụ lý đơn ly hôn, vợ/chồng yêu cầu ly hôn vẫn có quyền xin rút đơn ly hôn. Trường hợp ly hôn đơn phương, người khởi kiện ly hôn là vợ hoặc chồng rút đơn ly hôn thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Khi đó, Tòa án trả lại đơn khởi kiện ly hôn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo theo quy định. 

Đối với việc ly hôn thuận tình, sau khi tòa án hòa giải mà vợ và chồng đoàn tụ, cùng yêu cầu rút đơn ly hôn thì Tòa án đình chỉ việc xét đơn ly hôn thuận tình; trả lại đơn yêu cầu ly hôn và tài liệu, chứng cứ cho vợ chồng theo quy định. 

Khi chỉ có một bên vợ hoặc chồng yêu cầu rút đơn ly hôn mà bên còn lại không đồng ý; hoặc tại phiên họp hòa giải nhưng vợ chồng có tranh chấp về việc nuôi con; tài sản; …  Tòa án tiến hành đình chỉ việc giải quyết ly hôn thuận tình và thụ lý, giải quyết việc ly hôn theo yêu cầu của một bên. 

DỊCH VỤ LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG NHANH – LIÊN HỆ: 0976.985.828 (ĐIỆN THOẠI/ZALO)

Rút đơn ly hôn tại phiên tòa xét xử vụ án ly hôn:

Tại phiên tòa giải quyết ly hôn đơn phương, người khởi kiện rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình về việc ly hôn và các vấn đề liên quan, nếu việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu mà vợ/chồng đã rút.

Thủ tục rút đơn xin ly hôn

Bước 1: Soạn đơn xin rút yêu cầu ly hôn, nuôi con, phân chia tài sản chung. 

Việc xin rút đơn ly hôn cần thể hiện bằng văn bản. Vợ/chồng hoặc cả hai vợ chồng viết đơn xin rút yêu cầu gửi đến Tòa án đang tiếp nhận, thụ lý, giải quyết vụ việc. 

Bước 2: Nộp đơn xin rút lại đơn xin ly hôn

Việc nộp đơn xin rút đơn ly hôn có thể được nộp trực tiếp cho thẩm phán đang giải quyết vụ việc; hoặc nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Tòa án.

Vợ/chồng có thể nộp đơn xin rút lại đơn xin ly hôn trực tiếp tại tòa; thông qua dịch vụ bưu chính; hoặc ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ đến tòa thay cho mình. 

Bước 3: Tòa án tiếp nhận, giải quyết đơn xin rút lại đơn xin ly hôn. 

Việc xin rút lại đơn xin ly hôn được chấp nhận khi yêu cầu rút đơn là tự nguyện, không bị cưỡng ép, ép buộc. Tòa án chấp nhận đơn xin rút đơn ly hôn bằng quyết định đình chỉ vụ việc. Đồng thời, Tòa án rả lại đơn ly hôn đơn phương, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu có yêu cầu hoặc theo quy định. 

Mẫu đơn rút lại đơn xin ly hôn

Câu hỏi: “Thưa Luật sư. Tôi và vợ tôi đã nộp đơn ly hôn thuận tình ly hôn ở TAND quận Gò Vấp. Chúng tôi cũng đã lên tòa để đóng tiền phí ly hôn. Tuy nhiên nay vợ chồng được gia đình hoà giải nên giờ mong muốn được rút đơn. Tôi đã lên tòa để xin rút nhưng cán bộ yêu cầu cả 2 vợ chồng cùng lên và viết đơn xin rút đơn ly hôn. Do vợ tôi hiện đang đi công tác nên không thể lên tòa được, Luật sư cho tôi hỏi trong bao lâu thì chúng tôi được rút đơn ly hôn? Vợ tôi có thể nhờ người nộp thay được không? Mong luật sư giúp đỡ ạ!

Trả lời: Chào bạn. Luật Hùng Bách trả lời câu hỏi về thủ tục, đơn xin rút đơn xin ly hôn như sau:

Ly hôn thuận tình theo quy định thuộc nhóm việc dân sự. Đối với vụ việc ly hôn thuận tình của vợ chồng bạn, sau khi đã nộp tiền tạm ứng án phí, Tòa án tiến hành thụ lý, xem xét đơn ly hôn và giải quyết theo quy định. Việc rút lại đơn ly xin hôn thuận tình được thực hiện theo điểm c, khoản 2 Điều 366 BL TTDS 2015.  Theo đó: 

  • Người yêu cầu ly hôn là vợ và chồng cùng phải có đơn xin rút lại đơn xin ly hôn gửi đến Tòa;
  • Tòa án xem xét đơn xin rút đơn ly hôn và ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu ly hôn; 
  • Tòa án trả lại đơn yêu cầu cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo khi có yêu cầu.

Pháp luật hiện tại cho phép người yêu cầu nhờ người khác viết đơn thay mình. Tuy nhiên, người yêu cầu ly hôn phải tự ký vào đơn xin rút đơn ly hôn. 

Mẫu đơn xin rút lại đơn xin ly hôn thuận tình được thực hiện theo mẫu số 02-VDS như sau:

RÚT LẠI ĐƠN XIN LY HÔN
Mẫu đơn xin rút lại đơn xin ly hôn – Luật Hùng Bách – 0976.985.828

Việc nộp đơn xin rút đơn ly hôn có thể thực hiện bằng các cách gồm: 

  • Người/những người yêu cầu cùng trực tiếp đến Tòa án để nộp đơn;
  • Nộp đơn xin rút đơn ly hôn thông qua dịch vụ bưu chính;
  • Ủy quyền cho người khác nộp đơn thay mình và nhận lại kết quả, hồ sơ, tài liệu. 

Xem thêm: GIẤY ỦY QUYỀN LY HÔN MỚI NHẤT

Trường hợp bạn không biết viết đơn xin rút đơn ly hôn như thế nào; hoặc vợ chồng bạn chưa sắp xếp được thời gian đến tòa để rút đơn ly hôn, hãy liên hệ đến Luật Hùng Bách Điện thoại/Zalo: 0976.985.828 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ thủ tục

Rút lại đơn xin ly hôn có nộp lại được không?

Câu hỏi: Tôi đã nộp hồ sơ ly hôn đơn phương lên Toà án nhân dân quận Hải Châu, sau đó đã rút đơn và có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án. Mặc dù hai bên gia đình vui vén, hoà giải, tưởng chồng sẽ thay đổi nhưng đến hiện tại chồng tôi vẫn chứng nào tật nấy, suốt ngày say xỉn, cờ bạc. Nên giờ tôi muốn nộp đơn ly hôn lại có được không? Mong được Luật sư giúp đỡ.

Trả lời: 

Căn cứ khoản 1 Điều 218 Bộ Luật TTDS 2015, quy định về hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:

“Điều 218. Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

1. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, theo khoản 3 điều 192 Bộ Luật TTDS 2015, đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong những trường hợp sau đây:

“Điều 192. Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện

3. Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây:

b) Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;

Đối chiếu quy định trên, khi bạn đã rút đơn ly hôn và có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án thì bạn vẫn được quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn lại lần hai. 

Ngoài ra, nếu Tòa án chưa thụ lý vụ án mà rút đơn ly hôn thì căn cứ vào quyền tự định đoạt của đương sự được nêu tại Điều 5 Bộ Luật TTDS 2015 thì vẫn có quyền nộp đơn ly hôn lần thứ hai.

Lưu ý: người có đơn yêu cầu xin ly hôn đã bị Tòa án bác đơn khi chưa đủ điều kiện để yêu cầu ly hôn thì phải sau 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa có hiệu lực pháp luật, người này mới được nộp lại đơn ly hôn.

Dịch vụ luật sư ly hôn- Luật Hùng Bách

Là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu, Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ ly hôn nhanh, trọn gói với chi phí hợp lý. Giúp bạn tiết kiệm thời gian chờ đợi, chi phí đi lại và tránh được những thủ tục phức tạp. Cụ thể, nội dung công việc Luật Hùng Bách tư vấn hỗ trợ khách hàng như sau:

  • Luật sư cung cấp mẫu đơn thuận tình/đơn phương ly hôn; mẫu đơn rút đơn xin ly hôn; trích lục bản án/ quyết định ly hôn;
  • Tư vấn, soạn thảo hồ sơ, thu thập hồ sơ ly hôn, ly hôn khi thiếu giấy tờ;
  • Hỗ trợ, thực hiện trọn gói thủ tục ly hôn;
  • Dịch vụ ly hôn thuận tình nhanh: vợ chồng chỉ cần lên tòa 01 lần duy nhất.
  • Dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh: Bạn chỉ cần đến tòa từ 02 đến 03 lần.
  • Nhận ủy quyền thực hiện thủ tục ly hôn;
  • Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp về tài sản chung, nợ chung và con chung khi ly hôn.

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LY HÔN NHANH – LUẬT HÙNG BÁCH – 0976.985.828 – 0979.884.828 (ZALO)

Liên hệ Luật sư Ly hôn – Luật Hùng Bách 

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về “Khi nào được rút lại đơn xin ly hôn?”. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn; vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách theo một trong các phương thức sau:

Trân trọng./.

B. Phượng

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *