ĐƠN XIN THAY ĐỔI QUYỀN NUÔI CON SAU KHI LY HÔN


Đơn xin thay đổi quyền nuôi con là tài liệu bắt buộc cần có khi bạn muốn thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn. Bạn cần mẫu đơn xin thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn? Bạn cần hướng dẫn cách viết đơn và thủ tục xin thay đổi quyền nuôi sau khi ly hôn? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách

Liên hệ dịch vụ luật sư bảo vệ quyền nuôi con của Luật Hùng Bách – Hotline: 0988.732.880

Luật sư tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con – 0988.732.880

Quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Quy định pháp luật về quyền nuôi con sau khi ly hôn

Cha, mẹ sau khi ly hôn vẫn có các quyền, nghĩa vụ đối với con. Cha, mẹ là người trực tiếp nuôi con không được quyền cản trở việc thăm nom, chăm sóc, giáo dục con của người còn lại sau khi ly hôn. Cụ thể, khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: 

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Quyền nuôi con sau khi ly hôn có thể thay đổi khi có căn cứ.

Quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Quyền yêu cầu thay đổi người nuôi con như sau:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Cụ thể, cá nhân, tổ chức được quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn gồm: 

  1. Cha hoặc mẹ là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Hoặc cha, mẹ là người không được quyền nuôi con. 
  2. Người thân thích. Ví dụ: Ông, bà, cô, chú, bác, …
  3. Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình.
  4. Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.
  5. Hội liên hiệp phụ nữ. 
Giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
Quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Căn cứ thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Cha, mẹ sau khi ly hôn có thể thỏa thuận thay đổi người nuôi con nếu phù hợp với lợi ích của con. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cha, mẹ trực tiếp nuôi con không đảm bảo được quyền lợi của con nhưng không muốn trao quyền nuôi con cho bên còn lại, người không trực tiếp nuôi con có thể tự mình làm đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con. 
Theo khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014, Tòa án giải quyết thay đổi quyền nuôi con khi có một trong các căn cứ sau đây: 

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Các điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con gồm điều kiện về kinh tế, chỗ ở ổn định, thời gian, sức khỏe. Cha, mẹ muốn thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn cần có chứng cứ chứng minh người trực tiếp nuôi con không có đủ điều kiện. Đồng thời cũng cần chứng minh bản thân đủ điều kiện để nuôi con theo quy định.

Mẫu đơn thỏa thuận xin thay đổi quyền nuôi con

Khi cha, mẹ cùng thống nhất việc thay đổi quyền nuôi con, 2 bên viết đơn và cùng ký vào đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con. Đơn yêu cầu được viết theo Mẫu đơn số 01/VDS do Hội đồng thẩm phán TANDTC ban hành. Mời bạn tham khảo mẫu đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn dưới đây:

Mẫu đơn 01VDS
Mẫu đơn yêu cầu việc dân sự – Luật Hùng Bách0988.732.880

Đơn khởi kiện xin thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Khi chỉ có một bên cha hoặc mẹ muốn thay đổi quyền nuôi con thì có thể tự làm đơn nộp đến Tòa. Mẫu đơn khởi kiện thay đổi quyền nuôi con được viết theo Mẫu số 23-DS do Hội đồng thẩm phán TANDTC ban hành.

Căn cứ theo Mẫu số 23-DS, Luật Hùng Bách biên soạn mẫu đơn xin thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn và hướng dẫn cách viết đơn dưới đây.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

***

ĐƠN KHỞI KIỆN

Về việc: Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Kính gửi: Tòa án nhân dân quận/huyện A, tỉnh/thành phố B

Người khởi kiện: NGUYỄN TUẤN M

Sinh năm: 199x

CMND/CCCD số: 03909xxxxx do Cục Cảnh sát QLHC về TTXH cấp ngày 02/04/2022.

Địa chỉ: số 01 đường xx, xã Tân Tiến, huyện C, tỉnh D

Số điện thoại: …………………….

Người bị kiện: NGUYỄN THỊ T

Sinh năm: 199y

Địa chỉ: số 112 đường …, xã/phường 15 Quận/huyện A, Tỉnh B. 

Số điện thoại:  ………………………

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:

Tôi và chị Nguyễn Thị T có đăng ký kết hôn tại UBND xã Tân Tiến, huyện C, tỉnh D trên cơ sở tự nguyện. Giấy đăng ký kết hôn số 79. Ngày …/…/… tôi và chị Nguyễn Thị T ly hôn theo bản án ly hôn số xx/HNGĐ-ST của Tòa án nhân dân huyện C. 

Tôi và chị T có 01 con chung là cháu Nguyễn Tuấn K (Sinh ngày: …/…/…). Theo bản án ly hôn, chị T được quyền nuôi con, tôi thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng X.000.000 đồng/01 tháng. Sau khi ly hôn, tôi thực hiện đúng theo nội dung của bản án. Tuy nhiên, chị T không trực tiếp nuôi con mà ủy quyền để cho ông bà nuôi dưỡng và đi lấy chồng khác. Ngoài ra, ông bà ngoại và chị T thường xuyên cản trở không cho tôi thăm gặp con. Khi tôi gọi điện, nhắn tin thì chặn số hoặc không bắt máy. Tôi nhiều lần đến trực tiếp nhà chị T để thăm con nhưng bị ông bà đóng cửa đuổi đi. Việc gia đình chị T cản trở việc thăm con có Hội liên hiệp phụ nữ UBND phường 15 lập biên bản hòa giải. 

Nay tôi có đủ điều kiện về kinh tế, chỗ ở để chăm sóc con. Chị T không trực tiếp thực hiện việc chăm sóc trẻ, đồng thời cùng gia đình có hành vi cản trở quyền thăm nom con của tôi. Do vậy, tôi làm đơn này khởi kiện chị Nguyễn Thị T yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. 

Kính mong Tòa án xem xét, giải quyết!

Danh mục tài liệu kèm theo đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con:

  1. Bản án/quyết định ly hôn số xx/HNGĐ-ST ngày …/…/… của Tòa án nhân dân huyện C. 
  2. Giấy khai sinh của con Nguyễn Mạnh K (Bản sao chứng thực). 
  3. CCCD của người khởi kiện. 
  4. Giấy xác nhận cư trú của người khởi kiện và người bị kiện (nếu có). 
  5. Đơn xin từ chối lựa chọn hòa giải. 
  6. Giấy ủy quyền và CCCD của người nhận ủy quyền (Trong trường hợp có ủy quyền).
  7. Các tài liệu có lợi khi yêu cầu thay đổi quyền nuôi con như: Biên lai, sao kê đóng án phí. Biên bản hòa giải của UBND xã. Vi bằng ghi nhận hành vi cản trở quyền thăm nom con.

…..…. ngày … tháng … năm 202…

NGƯỜI KHỞI KIỆN

(Ký, ghi rõ họ tên)

Thay đổi quyền nuôi con trên 3 tuổi 

Câu hỏi từ anh C.H: Tôi và vợ đã ly hôn từ năm 2020. Khi ly hôn chúng tôi có 01 con dưới 36 tháng nên giao cho mẹ nuôi dưỡng. Nay cháu đã trên 3 tuổi, tôi muốn thay đổi quyền nuôi con và đón cháu về. Lý do vì mẹ cháu đã lấy chồng và có con. Điều kiện nuôi con của tôi cũng tốt hơn của mẹ cháu. Tuy nhiên mẹ cháu không đồng ý và không cho tôi gặp con nữa. Tôi hiện ở Quận 7, mẹ cháu ở Quận Bình Thạnh Tphcm, mong luật sư hướng dẫn cách làm đơn và yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn. 

Điều kiện thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Cha, mẹ có thể yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết yêu cầu thay đổi quyền nuôi con. Tòa án chấp nhận đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con khi có căn cứ. Khoản 2, 3 Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình quy định căn cứ thay đổi quyền nuôi con như sau:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Theo quy định trên, để được Tòa xem xét thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn, bạn cần chứng minh người trực tiếp nuôi con không còn đủ các điều kiện nuôi con. Các điều kiện được xét đến gồm điều kiện về vật chất và tinh thần. Cụ thể là điều kiện về kinh tế, công việc, chỗ ở ổn định, thời gian, sức khỏe, đạo đức để chăm sóc, giáo dục con

Hồ sơ, đơn xin thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Để yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn, bạn phải có đơn và hồ sơ nộp đến Tòa án. Nộp kèm đơn xin thay đổi quyền nuôi con cần có các tài liệu sau

  1. Bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật (Bản sao chứng thực). 
  2. Giấy khai sinh của con chung (Bản sao chứng thực).
  3. CCCD/Hộ chiếu của cha và mẹ (nếu có) (Bản sao chứng thực). 
  4. Giấy xác nhận cư trú của người khởi kiện và bị kiện (nếu có). 
  5. Thông tin của người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Thường là ông bà hoặc người đang trực tiếp nuôi dưỡng trẻ. 
  6. Chứng cứ chứng minh điều kiện nuôi con của bạn. 
  7. Các chứng cứ chứng minh bên mẹ không đủ điều kiện nuôi con. 
  8. Chứng cứ có lợi khác có liên quan.
  9. Giấy ủy quyền hoặc hồ sơ luật sư. 

Mời bạn tham khảo: LUẬT NUÔI CON SAU LY HÔN

TƯ VẤN YÊU CẦU THAY ĐỔI QUYỀN NUÔI CON SAU KHI LY HÔN – LIÊN HỆ: 0988.732.880

Thủ tục yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Việc yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn có thể do cha, mẹ cùng thỏa thuận hoặc chỉ có một bên cha, mẹ yêu cầu. Tùy vào từng trường hợp, hồ sơ, thủ tục giải quyết thay đổi quyền nuôi con sẽ khác nhau.

Thủ tục thỏa thuận thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Dựa trên quyền lợi của con, cha mẹ thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con cần thực hiện thủ tục như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị đơn thỏa thuận thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn và các tài liệu Luật Hùng Bách đã hướng dẫn ở trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ yêu cầu thay đổi quyền nuôi con đến Tòa án nơi cha hoặc mẹ cư trú. 

Bước 3: Tòa án tiến hành thụ lý và mở phiên họp giải quyết yêu cầu. 

Bước 4: Tòa án ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận về việc thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn. 

Thỏa thuận yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn được tiến hành theo thủ tục giải quyết việc dân sự. Thời gian giải quyết yêu cầu theo quy định là 02 đến 03 tháng. Thực tế, thời gian giải quyết yêu cầu có thể rút ngắn hoặc kéo dài tùy vào trường hợp cụ thể. 

Thủ tục khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Đối với đơn khởi kiện xin thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa nơi người nuôi con cư trú. Thủ tục xem xét, giải quyết đơn xin thay đổi quyền nuôi con tại Tòa như sau:

  • Bước 1: Người làm đơn nộp đơn và hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền. 
  • Bước 2: Tòa án xem xét hồ sơ, ra thông báo đóng tiền tạm ứng án phí/lệ phí.
  • Bước 3: Tòa án nhận biên lai đóng tiền và ra thông báo thụ lý vụ án.
  • Bước 4: Tòa án triệu tập các bên lên để lấy lời khai, hòa giải. Đồng thời Tòa án thu thập các tài liệu có liên quan để giải quyết vụ việc.
  • Bước 5: Tòa án ban hành quyết định giải quyết việc dân sự hoặc mở phiên tòa và ban hành bản án giải quyết đơn xin thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Thời gian chuẩn bị xét xử đơn khởi kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn kéo dài từ 04 đến 06 tháng. Trong thời gian này, Tòa án có thể ra quyết định đưa vụ án ra xét xử và tiến hành mở phiên tòa trong thời hạn 01 đến 02 tháng.

Thực tế, các vụ kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn thường rất phức tạp. Việc chuẩn bị, thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh người trực tiếp nuôi con không đảm bảo các điều kiện cho con rất khó khăn do bên còn lại không hợp tác. 

Mẫu đơn xin thay đổi quyền nuôi con
Thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Liên hệ Luật sư bảo vệ quyền nuôi con – Hotline: 0988.732.880 để được tư vấn, hỗ trợ.

Xem thêm: Muốn Thay Đổi Quyền Nuôi Con Sau Khi Ly Hôn Cần Làm Gì?

Dịch vụ luật sư bảo vệ quyền nuôi con – Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, giải quyết ly hôn, bảo vệ quyền nuôi con. Đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giỏi của Luật Hùng Bách luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của bạn trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Chúng tôi hiện hỗ trợ dịch vụ pháp lý với các công việc gồm: 

  1. Tư vấn quy định pháp luật, hồ sơ, thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con, thay đổi quyền nuôi con: Miễn phí qua Điện thoại/Zalo: 0988.732.880
  2. Cung cấp mẫu đơn yêu cầu, đơn khởi kiện xin thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn: 150.000đ/01 bộ.
  3. Tư vấn, hỗ trợ thu thập bằng chứng, tài liệu là chứng cứ chứng minh căn cứ thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn.
  4. Giải quyết thủ tục thỏa thuận thay đổi quyền nuôi con nhanh.
  5. Luật sư tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn tại Tòa án các cấp có thẩm quyền.
  6. Tư vấn, hỗ trợ thay đổi quyền nuôi con với người mất năng lực hành vi dân sự; người đi nước ngoài; …

Liên hệ luật sư hỗ trợ thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về “Đơn xin thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn“. Bạn cần mua mẫu đơn xin thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn. Bạn cần tư vấn, hỗ trợ thủ tục giành quyền nuôi con … Hãy liên hệ Luật sư Luật Hùng Bách theo các cách sau: 

  • Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 33, Đường Số 4, Phường 7, quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Văn phòng Hà Tĩnh: Số 26 Phan Đình Phùng, phường Nam Hà, Tp. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
  • Văn phòng đại diện tại Nhật Bản: 581-0019, Osakafu, YaOshi, Minami, Kozaka aicho 2-1-23-101.
  • Điện thoại (Zalo/Viber/Whatsapp): 0988.732.880
  • Fanpage: https://www.facebook.com/Lhb.hcm
  • Trang web: https://lhblaw.vn/
  • Email: luathungbach.hcm@gmail.com

Trân Trọng!

Hana.

5/5 - (3 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *