Chưa ly hôn con có được mang họ mẹ không là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Để trả lời cho câu hỏi này, cần xác định vợ chồng đã thỏa thuận với nhau vấn đề này ra sao. Ngoài ra, một số vấn đề có liên quan như làm thế nào để con riêng sinh ra trong thời kỳ hôn nhân được mang họ mẹ? Thủ tục xác nhận không phải quan hệ cha con để khai sinh theo họ mẹ thế nào? Thủ tục thay đổi họ cho con theo họ mẹ được thực hiện ra sao?
Để hiểu rõ hơn về các vấn đề nêu trên, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây. Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý có liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ 0988.732.880 để được tư vấn.
MỤC LỤC
Chưa ly hôn con có được mang họ mẹ không?
Trẻ em sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thường sẽ đăng ký khai sinh theo họ của cha. Điều này dường như đã trở thành thông lệ đối với nhiều người. Tuy nhiên, việc đăng ký khai sinh theo họ của cha không phải là quy định bắt buộc.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, quy định về vấn đề chưa ly hôn con có được mang họ mẹ như sau :
1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh. Trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán…
Để trả lời cho câu hỏi chưa ly hôn con có được mang họ mẹ không? Bạn cần xác định, cha mẹ có thể thỏa thuận về việc đăng ký khai sinh cho con theo họ mẹ hay không? Để đăng ký cho theo họ mẹ thì bắt buộc phải có sự đồng thuận của cả hai vợ chồng. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được cho con mang họ ai, lúc này họ của con sẽ được xác định theo tập quán. Như vậy, khi chưa ly hôn để con mang họ mẹ thì cần có sự thống nhất bằng văn bản của vợ chồng về vấn đề này.
Trường hợp bạn cần thắc mắc vấn đề chưa ly hôn con có được mang họ mẹ không? Vui lòng liên hệ 0988.732.880 để được tư vấn.
Thỏa thuận làm giấy khai sinh cho con riêng theo họ mẹ khi chưa ly hôn
Căn cứ điều 88 Luật Hôn nhân gia đình 2014, quy định về các trường hợp xác định là con chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
– Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
– Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân.
– Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận.
Như vậy, người con sinh ra thuộc các trường hợp trên được xác định là con chung của vợ chồng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào con sinh ra thuộc các trường hợp trên cũng là con chung vợ chồng. Trong trường hợp này, vợ chồng đều biết trẻ sinh ra là con riêng của vợ. Đồng thời, vợ chồng thống nhất sẽ đăng ký khai sinh con theo họ của mẹ. Khi đó, vợ chồng có thể làm giấy khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn theo họ mẹ.
Tuy nhiên, sau khi đăng ký khai sinh vẫn thể hiện người chồng là cha của con riêng. Để xóa tên người chồng trên giấy khai sinh, người vợ cần thực hiện thủ tục không công nhận quan hệ cha con giữa người chồng và con riêng. Sau khi có quyết định/ bản án của Tòa, người vợ có thể thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch để xóa tên chồng trên khai sinh của con riêng.
LUẬT SƯ TƯ VẤN 0988.732.880
Xác định không phải quan hệ cha con để làm giấy khai sinh theo họ mẹ
Căn cứ khoản 2 điều 88 Luật Hôn nhân gia đình 2014, quy định việc xác nhận không phải cha con như sau:
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Như vậy, khi cha/mẹ cần xác định một người không phải là con mình thì họ cần yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi đó, người yêu cầu phải cung cấp chứng cứ để Tòa xác định người con này không phải con chung vợ chồng. Thông thường, bằng chứng trong trường hợp này sẽ là xét nghiệm AND.
Hồ sơ xác nhận không phải quan hệ cha con
Người yêu cầu cần chuẩn bị những hồ sơ sau đây:
- Đơn khởi kiện về việc xác nhận không phải quan hệ cha con.
- CMND/CCCD/Hộ chiếu của cha, mẹ (Bản sao chứng thực).
- Sổ hộ khấu hoặc giấy tờ xác nhận về nơi cư trú của cha mẹ (Bản sao chứng thực).
- Khai sinh hoặc giấy chứng sinh của người con (Bản sao chứng thực).
- Giấy tờ chứng minh việc không có quan hệ huyết thống giữa cha, con.
Trình tự thực hiện thủ tục xác nhận không phải quan hệ cha con
Bước 1: Người khởi kiện chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ, người khởi kiện nộp tại Tòa án theo các hình thức sau:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án.
- Nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính.
- Nộp hồ sơ thông qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (Nếu có).
Bước 3: Tòa án xem xét hồ sơ, thụ lý vụ án.
Sau khi nhận hồ sơ, Tòa án sẽ tiến hành xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, Tòa án gửi người khởi kiện thông báo đóng tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận thông báo, người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí. Sau khi nộp tạm ứng án phí, người khởi kiện nộp lại cho Tòa án biên lai nộp tiền để Tòa án tiến hành thụ lý giải quyết vụ việc.
Nếu hồ sơ không hợp lệ, Tòa án sẽ gửi thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung thì Tòa án sẽ tiếp tục giải quyết vụ án. Nếu không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử vụ án
Sau khi thụ lý, vụ án sẽ bước vào giai đoạn chuẩn bị xét xử. Theo quy định, thời gian chuẩn bị xét xử vụ án xác nhận không phải quan hệ cha con là 04 – 06 tháng. Trong thời gian này, Tòa án các biện pháp tố tụng thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án. Sau khi đã thu thập đủ chứng cư, Tòa án sẽ tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
- Nếu hòa giải thành: Tòa án lập biên bản hòa giải thành; sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định về việc xác nhận không phải quan hệ cha con. Quyết định này có hiệu lực ngay kể từ ngày ban hành và không được kháng cáo kháng nghị.
- Nếu hòa giải không thành: Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành. Sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Bước 5: Xét xử sơ thẩm vụ án
Sau khi xem xét hồ sơ, cũng như các tài liệu chứng cứ kèm theo, Tòa án sẽ mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm của Tòa án thì một trong các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định.
Trường hợp bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục xác nhận không phải quan hệ cha con. Vui lòng liên hệ số 0988.732.880 để được tư vấn.
Xem thêm: THỦ TỤC NHẬN CHA CON ĐỂ LÀM GIẤY KHAI SINH
Cách làm giấy khai sinh theo họ mẹ cho con riêng
Thời hạn làm giấy khai sinh theo họ mẹ cho con
Căn cứ khoản 1 điều 15 Luật Hộ tịch 2014, quy định thời hạn đăng ký khai sinh như sau:
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha, mẹ cần phải đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Quá thời hạn nêu trên, người yêu cầu cần phải đóng thêm phí do đăng ký khai sinh quá hạn.
Lệ phí khi đi khai sinh cho trẻ
Hiện nay, miễn lệ phí đối với trường hợp khai sinh đúng hạn, người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật. Đối với trường hợp đăng ký khai sinh không đúng hạn thu theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
Thủ tục làm giấy khai sinh theo họ mẹ cho con
Căn cứ Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Luật Hộ tịch 2014, thủ tục làm giấy khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn như sau:
Bước 1: Người mẹ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký khai sinh.
– Bản chính Giấy chứng sinh. Trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
– Giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ trong trường hợp làm giấy khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn
– Văn bản thỏa thuận của vợ chồng việc làm giấy khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn theo họ mẹ. Hoặc Bản án/ quyết định có hiệu lực của Tòa về việc xác nhận không phải quan hệ cha con.
– Giấy giờ chứng minh về nơi cư trú của người mẹ
– Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc làm giấy khai sinh theo họ mẹ.
Người đi khai sinh cho trẻ phải xuất trình được giấy tờ tùy thân còn giá trị sử dụng như hộ chiếu/Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh về nhân thân.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người yêu cầu sẽ nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mẹ. Trường hợp đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài sẽ thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh
Cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ. Cán bộ sẽ đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ.
– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận. Trong đó, cán bộ tiếp nhận ghi rõ ngày, giờ trả kết quả.
– Nếu hồ sơ chưa hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định. Sau khi đã bổ sung hồ sơ thì người yêu cầu nộp lại để cơ quan đăng ký hộ tịch.
Cuối cùng, người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền cấp Giấy khai sinh cho người yêu cầu.
LUẬT SƯ TƯ VẤN 0988.732.880
Thủ tục thay đổi họ cho con theo họ mẹ
Các trường hợp được thay đổi họ cho con
Theo quy định tại khoản 1, điều 27 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
– Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại.
– Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi.
– Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ.
– Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha, mẹ, con đẻ khi xác định cha, mẹ, con.
– Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình.
– Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Việc đổi họ để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi.
– Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ.
– Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Như vậy, trường hợp cha mẹ thỏa thuận thay đổi họ cho con sang họ mẹ hoặc sau khi có bản án, quyết định của Tòa án xác nhận người cha trên khai sinh không phải cha ruột của con thì người mẹ có quyền thay đổi họ của con sang họ của mình.
Hồ sơ thay đổi họ cho con
Khi thay đổi họ cho con, người yêu cầu cần chuẩn bị và hoàn thiện những giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký việc thay đổi hộ tịch.
– Bản chính giấy khai sinh của con.
– Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu.
– Văn bản đồng ý của cha, mẹ đối với việc thay đổi họ cho con. Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa trong trường hợp xác định không phải quan hệ cha con.
– Đối với con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của con về việc thay đổi họ đó.
Trình tự thực hiện
Bước 1: Người yêu cầu cần chuẩn bị hồ sơ như hướng dẫn trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại UBND cấp có thẩm quyền
Căn cứ điều 7 Luật Hộ tịch, cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi đăng ký thường trú, tạm trú thực hiện đổi họ cho con khi con chưa đủ 14 tuổi.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện thay đổi họ cho con khi con từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước.
Bước 3: UBND cấp có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết
– Thời hạn giải quyết là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn tối đa là 06 ngày.
– Nếu thấy việc thay đổi họ cho con của người có yêu cầu là có cơ sở, phù hợp với quy định, cán bộ tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi họ cho con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND có thẩm quyền cấp trích lục cho người yêu cầu.
Ngoài ra, trường hợp đăng ký thay đổi họ cho con không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì UBND nơi thay đổi phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến UBND nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Dịch vụ luật sư hỗ trợ thủ tục thay đổi họ cho con
Hiện nay, Luật Hùng Bách nhận được nhiều câu hỏi về việc nhờ luật sư thay mặt thực hiện thủ tục đổi họ cho con. Nguyên nhân là do cha, mẹ không biết chuẩn bị giấy tờ, hay không có thời gian đi lại. Biết được điều đó, Luật Hùng Bách có cung cấp các dịch vụ sau:
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ thay đổi họ cho con;
- Nhận ủy quyền thực hiện thủ tục thay đổi họ cho con;
- Trích lục hồ sơ, giấy tờ đăng ký tại UBND;
- Tư vấn thủ tục thay đổi, bổ sung, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc;
- Nhận ủy quyền đăng ký, thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc;
- Hỗ trợ các thủ tục hành chính khác tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, nếu bạn không có thời gian đi lại để thực hiện thủ tục; hoặc bạn không biết thực hiện thủ tục như thế nào. Hãy liên hệ cho Luật Hùng Bách theo Số điện thoại/ Zalo/ Viber 0988.732.880 để được hỗ trợ thực hiện thủ tục.
Liên hệ luật sư Luật Hùng Bách
Trên đây là nội dung của Luật Hùng Bách về “CHƯA LY HÔN CON CÓ ĐƯỢC MANG HỌ MẸ KHAI SINH KHÔNG?“. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý uy tín, trách nhiệm và có kinh nghiệm chuyên sâu, Luật Hùng Bách cung cấp đến bạn dịch vụ pháp lý trên phạm vi toàn quốc.
Nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ các vấn đề pháp lý có liên quan, bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách thông qua các cách sau:
- Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 33, Đường Số 4, Phường 7, quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
- Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Văn phòng Hà Tĩnh: Số 24 – 26 Phan Đình Phùng, phường Nam Hà, Tp. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
- Văn phòng đại diện tại Nhật Bản: 581-0019, Osakafu, YaOshi, Minami, Kozaka aicho 2-1-23-101.
- Điện thoại/Zalo/Viber/Whatsapp): 0988.732.880
- Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach – https://www.facebook.com/Lhb.hcm
- Trang web: https://lhblaw.vn/ – https://luathungbach.vn/
- Email: luathungbach.hcm@gmail.com
Trân Trọng!
V.H