Cùng sự phát triển của kinh tế là sự lớn mạnh, nổi tiếng của các “thương hiệu” trên thế giới. Đối với doanh nghiệp; thương hiệu cũng chính là tài sản; là nguồn thu nhập có giá trị lớn. Vậy thương hiệu là gì? Vì sao các doanh nghiệp cần bảo hộ thương hiệu? Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu ra sao? Luật Hùng Bách sẽ giới thiệu với Quý khách hàng thông qua bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Bảo hộ thương hiệu là gì?
Thương hiệu là gì?
Hiện nay trong các văn bản pháp lý của Việt Nam không có khái niệm thương hiệu. Vì vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thương hiệu. Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì, hàng hóa nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mại chính thức.
Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WPIO): là môt dấu hiệu (hữu hình hoặc vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay tổ chức.
Như vậy ở Việt Nam chưa có định nghĩa về thương hiệu mà chỉ đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu. Do đó chỉ có nhãn hiệu mới là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu; nhưng thương hiệu có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ, Honda là một thương hiệu trong ngành sản xuất xe máy; nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa: Dream, Wave,…
Bảo hộ thương hiệu là gì?
Ở Việt Nam hiện nay; chỉ cho phép bảo hộ tên thương mại (Tên pháp nhân bằng tiếng Việt, tiếng Anh, Viết tắt). Trong khi đó theo hệ thống luật tại một số nước; thương hiệu có thể được bảo hộ và người chủ sở nhãn hiệu đã đăng kí sẽ có quyền kiện bất cứ ai xâm phạm đến thương hiệu của mình. Lưu ý phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu.
Thuật ngữ thương hiệu đôi khi cũng được sử dụng để đề cập tới bất cứ đặc tính khác biệt nào của hàng hóa đã được xác nhận; đặc biệt là các tính chất đặc trưng của sản phẩm được nhiều người biết tới. Ví dụ: thời trang Chanel, kính râm Rayban,… Cần phải chú ý rằng quyền bảo hộ thương hiệu chỉ thực sự có được khi đã sử dụng và đăng kí thương hiệu đó cho một dòng sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Quyền sở hữu đối với thương hiệu có thể sẽ bị loại bỏ hoặc không tiếp tục được bảo hộ nữa nếu nó không tiếp tục được sử dụng vì thế chủ thương hiệu phải sử dụng thương hiệu của mình nếu muốn duy trì quyền này.
Có thể hiểu: Bảo hộ thương hiệu là một hình thức mới của sản phẩm được tập hợp từ những cảm nhận, các dấu hiệu nhận biết, các mối quan hệ, những trải nghiệm của khách hàng về một sản phẩm, một dịch vụ hay một doanh nghiệp với các khía cạnh: giá trị, mô tả nhận diện, cá tính.
Tầm quan trọng của đăng ký bảo hộ thương hiệu.
Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu giúp cho công ty bạn có thể độc quyền sử dụng nhãn hiệu. Hay nói cách khác bạn được pháp luật đảm bảo tất cả các quyền liên quan đến quá trình sử dụng; khai thác thương hiệu.
Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào sao chép, đạo nhái hoặc bất kỳ hành vi nào gây ra các trường hợp tương tự đến mức gây nhầm lẫn với thương hiệu của bạn đều bị xử lý. Pháp luật có những quy định và chế tài đối với những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như vậy. Đồng thời; có thể yêu cầu những chủ thể xâm phạm nêu trên bồi thường thiệt hại nếu phát sinh.
Tăng khả năng phân biệt thương hiệu
Lý do quan trọng phải đăng ký bảo hộ thương hiệu là tăng khả năng phân biệt thương hiệu của bạn với các đối thủ khác
Chắc chắn chủ thương hiệu không bao giờ muốn thương hiệu sản phẩm mà mình tạo ra lại tương tự với một thương hiệu nào khác. Hoặc trường hợp người tiêu dùng không nhận ra; không phân biệt được thương hiệu của mình.
Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu chính là cách hạn chế các cá nhân; tổ chức khác sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho sản phẩm của họ. Hành vi như vậy ít nhiều gì cũng gây ảnh hưởng đến uy tín của bạn. Chưa kể việc gây nhầm lẫn thương hiệu cho khách hàng còn tai hại hơn nếu các sản phẩm giả danh kém chất lượng, khiến doanh nghiệp bạn bị mất niềm tin của khách hàng.
Ví dụ: Khi các bà nội trợ tìm mua một thương hiệu nước ngọt trong siêu thị; họ sẽ chọn loại nước bằng cách nhìn vào logo in trên sản phẩm đó.
Tăng giá trị thương mại và quảng bá thương hiệu
Khi đã được cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu của mình; chủ sở hữu được độc quyền sử dụng thương hiệu. Ngoài ngăn cản người khác sử dụng thương hiệu của mình để trục lợi. Bạn cũng có thể khai thác giá trị thương mại của thương hiệu bằng cách chuyển giao quyền sử dụng; hoặc nhượng quyền để tạo thêm thu nhập cho doanh nghiệp mình. Chưa kể nếu xây dựng được một thương hiệu uy tín thì giá trị thương mại sẽ tăng lên nhiều lần.
Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cũng giúp thương hiệu của bạn được nhận diện tốt hơn trên thị trường. Khách hàng sẽ công nhận và nhanh chóng giúp thương hiệu của bạn được biết đến rộng rãi.
Được pháp luật bảo vệ
Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là để đảm bảo sự bảo vệ hợp pháp với công việc kinh doanh. Sở hữu trí tuệ giúp hỗ trợ phát triển một nền tảng khách hàng cho một doanh nghiệp nhỏ. Đồng thời, các đối thủ không thể dùng nhãn hiệu của bạn để tạo nên sự nhầm lẫn thương hiệu hoặc lợi nhuận từ nhãn hiệu của bạn. Có quyền bảo hộ nhãn hiệu trong tay; bạn có quyền khởi kiện những hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu của bạn để được những bồi thường xứng đáng.
Ví dụ: Bạn đã đăng ký bảo hộ thương hiệu giày dép K. Một nhà sản xuất giày dép khác có thể muốn đăng ký; sử dụng một logo tương tự để đánh cắp hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng trung thành của thương hiệu giày dép K của bạn. Luật sở hữu trí tuệ sẽ ngăn chặn hành động này bằng việc từ chối đăng ký cho một khả năng gây nhầm lẫn. Nếu công ty đó vẫn cố tình kinh doanh sản phẩm mà không đăng ký; bạn có thể khởi kiện bồi thường thiệt hại tại tòa án.
Phạm vi bảo hộ thương hiệu?
Mỗi đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể đăng ký được nhiều nhóm sản phẩm; dịch vụ theo bảng phân loại quốc tế về đăng ký nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ). Tuy nhiên, cách tính phí khi đăng ký bảo hộ thương hiệu được tính theo nhóm đăng ký do đó Quý khách hàng càng đăng ký nhiều nhóm, hoặc một nhóm hàng hóa với nhiều sản phẩm, dịch vụ sẽ bị tính phí càng cao. Bởi vậy, khi đăng ký bảo hộ thương hiệu Quý khách hàng cần xác định rõ phạm vi thương hiệu đó dùng cho sản phẩm dịch vụ gì của mình trong tương lai để hạn chế nhất chi phí phát sinh.
Bên cạnh đó, với thương hiệu đã được đăng ký hoặc được cấp văn bằng bảo hộ; nếu Quý khách hàng có phát sinh sử dụng thương hiệu này cho các sản phẩm, dịch vụ mới. Quý khách phải đăng ký bởi đơn đăng ký mới; mà không thể kê khai thêm vào đơn đã nộp, văn bằng bảo hộ đã được cấp.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thường bị giới hạn trong:
• Phạm vi quốc gia: nghĩa là nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận ở quốc gia nào thì chỉ có hiệu lực trong phạm vi quốc gia đó;
• Phạm vi hàng hóa, dịch vụ: mà người nộp đơn đăng ký bảo hộ (nghĩa là Người nộp đơn chỉ được bảo hộ nhãn hiệu cho lĩnh vực mà mình được cấp văn bằng bảo hộ).
Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất quần áo trong nước muốn mở rộng thị trường thêm tại quốc gia khác; phải đăng ký phạm vi bảo hộ ở cả 2 quốc gia. Nếu doanh nghiệp đó nhắm tới định hướng sản xuất thêm giày dép; phải đăng ký cho bộ nhận dạng thương hiệu của mình thêm mã sản phẩm.
Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu?
Trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu; người nộp đơn có thể tiến hành tra cứu sơ bộ trên dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới hoặc liên hệ với Luật Hùng Bách tra cứu chuyên sâu để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu (nhãn hiệu) cần đăng ký.
Sau khi tra cứu đánh giá thương hiệu có khả năng cấp Văn bằng bảo hộ; người nộp đơn tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu theo các bước như sau:
Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Người nộp đơn chuẩn bị hồ sơ. Sau đó, nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.
Nộp đơn giấy:
- Nộp trực tiếp tại Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ; Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh; Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng.
- Nộp qua đường bưu điện người nộp hồ sơ chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện. Sau đó photo Giấy biên nhận chuyển tiền gửi; kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.
Nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số; đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến; được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền Sở hữu công nghiệp.
Sau khi nộp đơn đăng ký thương hiệu; Cục sẽ cấp số nhận đơn và đồng thời ghi nhận ngày nộp đơn của thương hiệu. Chủ đơn sẽ theo dõi tiến trình đơn thông qua số đơn và ngày nộp đơn cho đến khi thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu
Khi nhận được đơn đăng ký nhãn hiệu, chuyên viên Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành đánh giá tính đầy đủ; chính xác của đơn xem đơn có hợp lệ hay không. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ.
Trường hợp đơn chưa hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn bằng văn bản. Người nộp đơn phải sửa chữa, bổ sung theo nội dung hướng dẫn trong công văn trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ.
Thời hạn thẩm định hình thức: 01 – 02 tháng, kể từ ngày nộp đơn.
Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ
Trong vòng 02 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện thủ tục công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ
Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn bảo hộ thương hiệu
Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn nhằm đánh giá về khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu. Thời hạn thẩm định nội dung đơn là không quá 09 – 12 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Nếu trong quá trình thẩm định nội dung đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa đơn, bổ sung tài liệu hoặc giải trình thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm tương ứng với thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện các công việc đó.
Bước 5: Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu
Trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn thực hiện đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn khoảng 02 tháng sẽ được nhận văn bằng bảo hộ thương hiệu.
Trường hợp đơn bị từ chối cấp bằng, chủ đơn xem xét nếu chưa thấy thỏa đáng làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu – Luật Hùng Bách
Là đơn vị luôn sẵn sàng lắng nghe khách hàng từ đầu; tận tâm trong suốt quá trình và ngay cả sau khi đã thực hiện xong công việc; Luật Hùng Bách là đơn vị uy tín trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp; Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu cho Quý khách hàng bao gồm:
- Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện bảo hộ thương hiệu độc quyền;
- Tư vấn tính khả thi khi bảo hộ thương hiệu;
- Tra cứu sơ bộ, chuyên sâu khả năng bảo hộ thương hiệu;
- Đại diện đăng ký bảo hộ thương hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký bảo hộ;
- Soạn thảo, ký hồ sơ bảo hộ thương hiệu;
- Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký; thẩm định đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Đại diện ủy quyền khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền; phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc bảo hộ thương hiệu;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ thương hiệu;
- Hỗ trợ, tham gia quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến bảo hộ thương hiệu;
- Tư vấn sau khi đăng ký bảo hộ thương hiệu.
Phí dịch vụ luật sư đăng ký bảo hộ thương hiệu.
Khi sử dụng dịch vụ luật sư, ngoài những băn khoăn về chất lượng dịch vụ thì giá dịch vụ cũng là một vấn đề khách hàng bận tâm. Trong bài viết này, Luật Hùng Bách cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:
- Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
- Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
- Dịch vụ Luật sư thực hiện thủ tục tra cứu thương hiệu.
- Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu.
- Dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký cấp văn bằng bảo hộ trọn gói. Đối với đăng ký bảo hộ 1 nhóm 6 sản phẩm: Chỉ từ 3.000.000 đồng; Từ nhóm thứ 02 trở đi: thêm 1.000.000 đồng/01 nhóm.
Phí dịch vụ Đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ được điều chỉnh tùy vào hồ sơ. Liên hệ ngay đến số 0976.985.828 để được Luật sư sở hữu trí tuệ tư vấn pháp luật miễn phí.
Liên hệ luật sư sở hữu trí tuệ – Luật Hùng Bách.
Nếu bạn cần Văn phòng luật sư tư vấn luật sở hữu trí tuệ, Luật sư hỗ trợ dịch vụ pháp lý; bạn có thể liên hệ đến Luật Hùng Bách làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
- Điện thoại (Zalo/Viber/Whatsapp): 0976.985.828 – 0979.884.828
- Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach – https://www.facebook.com/Lhb.hcm
- Website: https://lhblaw.vn/ – https://luathungbach.vn/
- Email: luathungbach.hcm@gmail.com
Trân trọng,
Br.