HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI NGƯỜI CAO TUỔI CẦN LƯU Ý GÌ?


Ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực với nhiều thay đổi, bổ sung về người lao động cao tuổi. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các khía cạnh giao kết hợp đồng lao động với người cao tuổi. Nếu bạn đang gặp vướng mắc pháp lý chưa biết xử lý như thế nào? Hãy liên hệ ngay số 0979.564.828 hoặc truy cập Luật Hùng Bách để được Luật sư chuyên môn tư vấn, hỗ trợ pháp luật miễn phí.

Thế nào là người lao động cao tuổi?

Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động:

Tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021; tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Theo đó, khi đến tuổi nghỉ hưu người lao động có nhu cầu tiếp tục làm việc và NSDLĐ có nhu cầu tuyển dụng thì hai bên vẫn có thể tiếp tục giao kết HĐLĐ.

Bạn có thể tham khảo thêm quy định về người cao tuổi tại Nghị định 135/2020/NĐ-CP. Nếu còn vướng mắc các quy định pháp luật lao động như thế nào? Hãy liên hệ ngay số 0979.564.828, Luật Hùng Bách sẽ tư vấn; Nhận đại diện theo uỷ quyền để làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết về Hết hạn hợp đồng lao động có được tiếp tục làm việc?

Giao kết hợp đồng lao động với người cao tuổi

Hợp đồng lao động (HĐLĐ) là sự thỏa thuận giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) về việc làm có trả công; tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Căn cứ khoản 1 Điều 20 BLLĐ năm 2019, có 02 loại hợp đồng lao động mà các bên có thể lựa chọn:

  1. HĐLĐ không xác định thời hạn;
  2. HĐLĐ xác định thời hạn (không quá 36 tháng).

Trong đó, các trường hợp thông thường chỉ được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn tối đa 02 lần. Nếu muốn tiếp tục sử dụng người lao động sau đó phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019; Khi sử dụng người lao động cao tuổi; hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn với những điều khoản có lợi cho NLĐ cao tuổi.

Luật sư tư vấn pháp luật lao động – 0988.732.880

Bạn đang thắc mắc quy định pháp luật về giao kết Hợp đồng với người lao động cao tuổi? Hãy liên hệ đến số điện thoại 0979.564.828 để được tư vấn miễn phí.

*Chế tài NSDLĐ khi vi phạm giao kết Hợp đồng

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền đối với NSDLĐ khi có một trong các hành vi: Không giao kết HĐLĐ bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; không giao kết đúng loại HĐLĐ với NLĐ; giao kết HĐLĐ không đầy đủ các nội dung chủ yếu của HĐLĐ; giao kết HĐLĐ trong trường hợp thuê NLĐ làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

  • Từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 – 10 NLĐ;
  • Từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng với vi phạm từ 11 – 50 NLĐ;
  • Từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng với vi phạm từ 51 – 100 NLĐ;
  • Từ 15.000.000 – 20.000.000 đồng với vi phạm từ 101 – 300 NLĐ;
  • Từ 20.000.000 – 25.000.000 đồng với vi phạm từ 301 NLĐ trở lên.

Đối với NSDLĐ là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi

Dựa trên nhu cầu các bên; Tính chất công việc mà NSDLĐ cần kí kết hợp đồng đúng quy định pháp luật tránh trường hợp vi phạm dẫn đến ảnh hưởng đến tài chính và thương hiệu doanh nghiệp.

Luật Hùng Bách đồng hành cùng doanh nghiệp xử lý các vấn đề liên quan đến pháp luật Lao động; Nhận đại diện theo uỷ quyền để tiến hành giải quyết, yêu cầu bồi thường thiệt hại cho bạn.

Thời gian làm việc

NLĐ cao tuổi có quyền thỏa thuận với NSDLĐ về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

Tuy nhiên hiện nay chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về thời gian làm việc được rút ngắn tối đa cho NLĐ cao tuổi.

Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 148 BLLĐ 2019 cũng khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

Hiện nay, không có quy định nào hạn chế việc sử dụng lao động cao tuổi làm thêm giờ. Tuy nhiên, khi sử dụng những người này làm thêm giờ; NSDLĐ cũng cần đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019:

  • Phải được sự đồng ý của NLĐ;
  • Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng thời giờ làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/tháng;
  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ/năm với công việc bình thường; không quá 300 giờ/năm với một số công việc đặc biệt quy định tại Điều 116 Bộ luật Lao động 2019.

*Chế tài NSDLĐ khi vi phạm thời giờ làm việc

Căn cứ Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định mức phạt nếu vi phạm thời giờ làm việc; nghỉ ngơi như sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi về thông báo nghỉ trong giờ làm việc và làm thêm giờ ; Không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định;

  • Phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng đối với NSDLĐ có hành vi vi phạm về nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm; nghỉ lễ, tết.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 – 25.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi về làm quá giờ; làm thêm giờ chưa được sự đồng ý của NLĐ; trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động.
  • Phạt tiền đối với NSDLĐ khi có hành vi huy động NLĐ làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 106 Bộ luật Lao động; quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ; tết và ngày nghỉ hằng tuần theo một trong các mức sau đây:
    • Từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01-10 NLĐ
    • Từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 – 50 NLĐ;
    • Từ 20.000.000 – 40.000.000 đồng với vi phạm từ 51 – 100 NLĐ;
    • Từ 40.000.000 – 60.000.000 đồng với vi phạm từ 101 – 300 NLĐ;
    • Từ 60.000.000 – 75.000.000 đồng với vi phạm từ 301 NLĐ trở lên.

Đối với NSDLĐ là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi.

Trường hợp không được ký kết hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi

Căn cứ khoản 3 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc; độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi; trừ trường hợp đặc biệt khi người lao động cao tuổi đáp ứng các điều kiện theo Điều 29 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, bao gồm:

  1. Là người có kinh nghiệm với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; trong đó có ít nhất 10 năm hành nghề liên tục tính đến trước thời Điểm ký HĐLĐ với người lao động cao tuổi;
  2. Người có tay nghề cao;  có chứng nhận; chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật; người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra; sát hạch trước khi ký hợp đồng lao động;
  3. Phải có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành tương ứng với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; được NSDLĐ tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong 01 năm;
  4. Chỉ sử dụng không quá 05 năm đối với từng NLĐ cao tuổi;
  5. Phải bố trí ít nhất 01 NLĐ không phải là NLĐ cao tuổi cùng làm với NLĐ cao tuổi khi triển khai công việc tại một nơi làm việc;
  6. Có đơn của NLĐ cao tuổi về sự tự nguyện làm việc để NSDLĐ xem xét trước khi ký HĐLĐ.

*Lưu ý:

NSDLĐ có nhu cầu sử dụng người lao động cao tuổi làm các nghề; công việc nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm phải lập phương án, gửi Bộ có thẩm quyền quản lý ngành với các nội dung cơ bản sau đây:

  • Chức danh nghề, công việc; kèm theo mô tả đặc điểm điều kiện lao động của nghề; công việc sử dụng NLĐ cao tuổi;
  • Đề xuất và đánh giá từng Điều kiện cụ thể sử dụng người cao tuổi quy định

*Chế tài khi NSDLĐ vi phạm

Trường hợp không đảm bảo điều kiện an toàn mà vẫn yêu cầu người lao động cao tuổi làm các công việc nặng nhọc; độc hại, nguy hiểm, NSDLĐ sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng.

Nội dung này được ghi nhận cụ thể tại Điều 30 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:

Phạt tiền từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng đối với NSDLĐ có hành vi sử dụng NLĐ cao tuổi làm những công việc nặng nhọc; độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi theo quy định.

Nếu bạn thuộc trường hợp nêu trên mà chưa có cách giải quyết ra sao? Hãy liên hệ ngay số 0979.564.828, Luật Hùng Bách sẽ tư vấn hỗ trợ nhanh chóng.

Quy định đóng bảo hiểm xã hội đối với NLĐ cao tuổi

Nếu NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu mà vẫn tiếp tục làm việc thì tùy trường hợp có thể được NSDLĐ đóng BHXH bắt buộc.

Trường hợp 1: Người lao động đang hưởng lương hưu

Người lao động đáp ứng đồng thời về độ tuổi và số năm đóng BHXH thì sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng.

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 149 BLLĐ 2019, NLĐ đang hưởng lương hưu mà làm việc theo HĐLĐ mới thì ngoài chế độ hưu trí; NLĐ còn được được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo pháp luật và HĐLĐ.

Bên cạnh đó, khoản 9 Điều 123 Luật BHXH 2014 quy định người hưởng lương hưu; trợ cấp bảo hiểm xã hội; trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Do đó, khi sử người lao động đang hưởng lương hưu hàng tháng, doanh nghiệp sẽ không phải đóng BHXH bắt buộc.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết Người lao động phải làm gì khi công ty không trả sổ bảo hiểm?

Trường hợp 2: Người lao động chưa hưởng lương hưu hoặc không có lương hưu

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; NLĐ ký HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng thì sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Do đó, nếu người lao động cao tuổi chưa hưởng lương hưu hằng tháng mà đang làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên thì NSDLĐ vẫn phải đóng bảo hiểm cho họ.

Ngoài ra, người trên 60 tuổi không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hoàn toàn có thể đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu.

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

Đóng hằng tháng;

Đóng 03 tháng một lần;

Đóng 06 tháng một lần;

Đóng 12 tháng một lần;

Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

Bạn còn vướng mắc các quy định pháp luật lao động như thế nào? Hãy liên hệ ngay số 0979.564.828, Luật Hùng Bách sẽ tư vấn; Nhận đại diện theo uỷ quyền để làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Phí dịch vụ Luật sư tư vấn

Trong bài viết này, Luật Hùng Bách cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

  • Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
  • Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn đề nghị làm việc,…
  • Soạn thảo hợp đồng lao động;
  • Nhận ủy quyền bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.
  • Tham gia làm việc cùng các Bên liên quan.
  • Dịch vụ thực hiện thủ tục khiếu nại, khởi kiện tại Toà án.

Phí dịch vụ tư vấn; Thực hiện thủ tục sẽ được điều chỉnh tùy vào hồ sơ. Liên hệ ngay đến số 0979.564.828 để được Luật sư doanh nghiệp tư vấn pháp luật miễn phí.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết Giải quyết tranh chấp lao động tại đây.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về Luật sư Doanh nghiệp – Luật Hùng Bách tại đây.

Liên hệ Luật sư doanh nghiệp – Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.

Để được tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý về doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Mời bạn đọc xem thêm bài viết liên quan: Làm gì khi công ty nợ lương?

Trân trọng!

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *