TÀI SẢN THỪA KẾ LÀ TÀI SẢN CHUNG HAY TÀI SẢN RIÊNG?


Sau khi kết hôn, ngoài quan hệ hôn nhân, vợ chồng còn phát sinh thêm một số quan hệ pháp lý như quan hệ về tài sản chung; quan hệ cha, mẹ với con; quan hệ về nghĩa vụ chung (nợ chung). Khi đó các tài sản có trước và sau hôn nhân như tài sản được tặng cho; tài sản được tạo lập và tiêu biểu là tài sản nhận thừa kế. Vậy pháp luật quy định như thế nào về tài sản thừa kế sau kết hôn? Tài sản thừa kế có phải là tài sản chung của vợ chồng? Với bài viết “TÀI SẢN THỪA KẾ LÀ TÀI SẢN CHUNG HAY TÀI SẢN RIÊNG” của Luật Hùng Bách, bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan về vấn đề này.

THẾ NÀO LÀ TÀI SẢN ĐƯỢC THỪA KẾ?

Để trả lời cho các câu hỏi đầu bài viết, chúng ta cùng tìm hiểu pháp luật quy định thế nào về “Tài sản được thừa kế”.

Theo các văn vản pháp luật hiện nay, cụm từ “Tài sản được thừa kế” chưa quy định cụ thể. Tuy nhiên từ các quy định, có thể chia cụm từ “Tài sản được thừa kế” theo 2 vế:

Vế trước: “TÀI SẢN”. Quy định tại điều 105 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định về tài sản bao gồm:

Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; bất động sản và động sản (có thể là tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai).

Vế sau: “THỪA KẾ”. Theo các quy định tại phần Thừa kế tại chương XXI của Bộ Luật Dân Sự 2015:

Thừa kế là việc cá nhân lập di chúc để định đoạt phần di sản của mình; để lại di sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Theo đó, phần di sản của người lập thừa kế theo di chúc, bao gồm: Tài sản riêng của người lập di chúc; phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Từ những quy định trên, có thể định nghĩa tài sản được thừa kế hay tài sản nhận thừa kế là các vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản một người được nhận qua thừa kế. Khi người nhận thừa kế kết hôn, tài sản thừa kế sau kết hôn sẽ phát sinh quan hệ tài sản của vợ chồng.

Bài đọc tham khảo thêm: “TÀI SẢN BỐ MẸ CHO SAU HÔN NHÂN LÀ TÀI SẢN CHUNG HAY RIÊNG”

QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN ĐƯỢC THỪA KẾ TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN.

Luật Hôn Nhân Gia Đình 2014 (LHNGĐ 2014) quy định về chế độ tài sản của vợ chồng. Qua điều 33 và 43 của Luật này, tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng bao gồm:

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

  1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động; hoạt động sản xuất; kinh doanh; hoa lợi; lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
  2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
  3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Tài sản chung của vợ chồng bao gồm:

Tài sản được vợ chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân (Thu nhập do lao động; hoạt động sản xuất kinh doanh; hoa lợi; lợi tức phát sinh từ tài sản riêng; thừa kế chung; thu nhập hợp pháp khác…).

  • Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh;
  • Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng;
  • Khoản tiền thưởng, tiền trúng sổ số, tiền trợ cấp (Trừ trường hợp nhận theo ưu đãi của nhà nước về người có công với cách mạng, quyền tài sản liên quan đến nhân thân);
  • Tài sản thừa kế sau kết hôn mà vợ, chồng được thừa kế chung;
  • Tài sản phát sinh từ giao dịch hợp pháp khác.

Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm:

  • Tài sản nhận thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
  • Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo thỏa thuận;
  • Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng;
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng, thuộc sở hữu riêng theo pháp luật quy định (quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ; tài sản được xác lập theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền).

Để chia tài sản thừa kế khi ly hôn, phải có căn cứ chứng minh tài sản nhận thừa kế là tài sản chung. Khi đó, tài sản thừa kế sẽ chịu sự điều chỉnh theo các quy định tại  LHNGĐ 2014.

Tài sản được thừa kế là tài sản chung hay tài sản riêng?
Luật sư tư vấn, hướng dẫn tranh chấp tài sản thừa kế – 0976.985.828/ 0979.884.828

TÀI SẢN ĐƯỢC THỪA KẾ TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN LÀ TÀI SẢN CHUNG HAY TÀI SẢN RIÊNG?

Tình huống:

“Em kết hôn vào năm 2010, sinh sống cùng gia đình chồng. Năm 2015, trước khi mất, mẹ chồng có làm thừa kế cho vợ chồng căn nhà và đất vợ chồng đang ở. Nay, vợ chồng em đang ly hôn nhưng có tranh chấp về chia tài sản thừa kế.

Tài sản tranh chấp là 2 mảnh đất vợ chồng được được thừa kế. Thứ nhất là mảnh đất em được thừa kế vào 2008 do bà em để lại. Quan điểm của chồng em thì đây là tài sản chung vì 2 đứa đã kết hôn. Thứ hai là đất và nhà được mẹ chồng để lại theo di chúc. Hiện nhà đang có anh, chị và bố chồng cùng sinh sống nên anh ta đề nghị giữ phần tài sản này vì liên quan đến nhiều người, không phải của riêng vợ chồng. Em muốn được tư vấn về quy định về tài sản chung của vợ chồng đối với tài sản nhận thừa kế và mọi tài sản thừa kế có phải là tài sản chung của vợ chồng hay không?”

Luật sư tư vấn:

Đối với người được thừa kế đã kết hôn hoặc chưa kết hôn thì sẽ phát sinh ra quan hệ về tài sản được thừa kế với tài sản trong hôn nhân như sau:

Trường hợp nhận thừa kế khi chưa kết hôn:

Phần tài sản được thừa kế hình thành trước thời kỳ hôn nhân. Do đó, sau khi kết hôn, phần tài sản này được coi là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Trừ trường hợp có thỏa thuận đưa vào khối tài sản chung của gia đình.

Trường hợp nhận thừa kế sau khi kết hôn:

Sau kết hôn, các tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được coi là tài sản chung. Tuy nhiên, trường hợp các tài sản do vợ, chồng được thừa kế riêng; tặng cho riêng; thông qua giao dịch bằng tài sản riêng thì được coi là tài sản riêng. Điều 33 LHNGĐ 2014 quy định cụ thể về tài sản chung của vợ chồng, qua đó tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ chồng được thừa kế chung.

Hiện vợ chồng em đã kết hôn nên những tài sản vợ chồng sở hữu sẽ phát sinh quan hệ về tài sản của vợ chồng. Theo yêu cầu tư vấn của em, cụ thể là chia tài sản thừa kế, luật sư tư vấn như sau:

Mảnh đất thừa kế năm 2008: Tại thời điểm này, em chưa kết hôn nên chưa phát sinh quan hệ hôn nhân. Tài sản được thừa kế trong thời gian này được xác định là tài sản riêng của em khi kết hôn. Nên nếu em chưa đưa tài sản này vào khối tài sản chung của vợ chồng, em sẽ không phải chia phần tài sản này khi ly hôn.

Nhà và đất thừa kế năm 2015: Đây là tài sản chung của vợ chồng. Vì, thời điểm mở thừa kế là trong thời kỳ hôn nhân, tài sản vợ chồng được thừa kế chung theo di chúc. Nên phần tài sản này sẽ được chia theo quy định chia tài sản khi ly hôn tại LHNGĐ 2014.

Qua đó, để trả lời cho câu hỏi “tài sản được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay tài sản riêng”. Phải làm rõ được vấn đề tài sản nhận thừa kế được chia cho chung hay cho riêng. Cụ thể, trường hợp người nhận thừa kế là vợ hoặc chồng chứ không được thừa kế chung thì tài sản được thừa kế là tài sản riêng của người được nhận. Còn tài sản được thừa kế chung thì sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng.

TÀI SẢN ĐƯỢC THỪA KẾ TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN CÓ BỊ CHIA KHI LY HÔN KHÔNG?

Khi ly hôn, vợ chồng có quyền giải quyết tài sản chung qua thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật. Đối với tài sản riêng, vợ hoặc chồng có quyền tự định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của mình.

Do đó, để chia tài sản được thừa kế khi ly hôn phải xác định được tính chất của tài sản đó trong hôn nhân. Cụ thể:

  • Đối với tài sản được nhận thừa kế riêng: Tài sản vợ, chồng được thừa kế trước thời kỳ hôn nhân, thừa kế riêng sau thời kỳ hôn nhân mà không có thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng là tài sản riêng. Do đó, khi ly hôn vợ, chồng có quyền tự quyết định đối với tài sản riêng của mình mà không cần phải tranh chấp hay chia tài sản thừa kế.
  • Đối với tài sản được nhận thừa kế chung: Tài sản thừa kế sau kết hôn mà có căn cứ vợ chồng được thừa kế chung thì đó tài sản chung của vợ chồng. Theo đó, khi ly hôn phải tiến hành chia tài sản thừa kế khi ly hôn.

Như vậy, đối với tài sản mà vợ, chồng được thừa kế trước hoặc sau hôn nhân. Việc xác định tài sản thừa kế có phải là tài sản chung của vợ chồng là căn cứ để xác định phần tài sản được chia khi chấm dứt hôn nhân. Tuy nhiên, việc xác định phần tài sản này không phải bao giờ cũng dễ dàng. Để tránh hiểu sai dẫn tới nhầm lẫn trong việc xác định khối tài sản chung của vợ chồng. Bạn đọc có thể liên hệ Luật Hùng Bách theo số 0976.985.828 – 0979.884.828 (Zalo) để được giải đáp và hỗ trợ.

Tham khảo thêm bài viết:“QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN”

CĂN CỨ CHỨNG MINH TÀI SẢN ĐƯỢC NHẬN THỪA KẾ RIÊNG.

LHNGĐ 2014 đã quy định cụ thể về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng. Tuy nhiên trong thực tế, việc xác định tính chất, nguồn gốc tài sản trong hôn nhân khá khó khăn. Khoản 3 điều 33 Luật này làm rõ:

“Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Do đó, việc xác định căn cứ chứng minh tài sản nhận thừa kế là tài sản riêng sẽ cần thiết khi vợ chồng có tranh chấp. Căn cứ chứng minh tài sản được nhận thừa kế riêng gồm những tài liệu, chứng cứ sau:

Di chúc:

  • Di chúc được lập bằng văn bản không có người làm chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực;
  • Di chúc miệng.

Di chúc phải đáp ứng điều kiện được xem là hợp pháp theo quy định pháp luật. Phần nội dung được ghi rõ thông tin của người nhận thừa kế, thông tin về tài sản thừa kế.

Thừa kế theo pháp luật:

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, phần tài sản được thừa kế sẽ chia theo quan hệ nhân thân. Tuy nhiên, Luật không đề cập con dâu, con rể hay cháu rể của người chết. Vậy căn cứ trong trường hợp này sẽ là những tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với người mất và giấy tờ hợp lệ về di sản của người đó.

DỊCH VỤ LUẬT SƯ TƯ VẤN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LUẬT HÙNG BÁCH

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm đối với các trường hợp tranh chấp khi ly hôn như tranh chấp tài sản chung; tranh chấp quyền nuôi con; tranh chấp về cấp dưỡng; tranh chấp về nghĩa vụ chung; Luật Hùng Bách sẵn sàng hỗ trợ khách hàng giải quyết mọi vấn đề pháp lý liên quan đến hôn nhân gia đình, cụ thể:

  • Tư vấn sơ bộ về thủ tục ly hôn đơn phương, thuận tình;
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ ly hôn đơn phương, thuận tình;
  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng thu thập hồ sơ xác định tài sản nhận thừa kế;
  • Tư vấn chuyên sâu về tranh chấp tài sản chung; tài sản riêng; chia tài sản thừa kế;
  • Tư vấn hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục đến khi có Bản án/Quyết định ly hôn;
  • Nhận ủy quyền thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương, thuận tình;
  • Luật sư tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trong trường hợp có tranh chấp nuôi con; tài sản; nợ chung.

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về “TÀI SẢN THỪA KẾ LÀ TÀI SẢN CHUNG HAY TÀI SẢN RIÊNG”. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về hôn nhân gia đình; vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách theo một trong các phương thức sau:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *