Hiện nay, pháp luật quy định về tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm tài sản chung và tài sản riêng. Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tài sản chung của vợ chồng theo quy định bao gồm tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được tặng cho chung; thừa kế chung và tài sản khác được vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Vậy đối với tài sản chung ai có quyền định đoạt? Vợ hoặc chồng có được tự định đoạt tài sản chung không? Quy định về quyền định đoạt tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách.
MỤC LỤC
Tài sản chung vợ chồng là gì?
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (Sau đây gọi là “Luật HNGĐ”); Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì tài sản chung vợ chồng bao gồm:
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân;
- Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân;
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân;
- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung;
- Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình; thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên; thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Quyền định đoạt tài sản chung thời kỳ hôn nhân là gì?
Quyền định đoạt tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là quyền mà vợ, chồng có thể mua bán; chuyển nhượng; tặng cho tài sản chung. Trong thời kỳ hôn nhân, để phục vụ các nhu cầu chung của gia đình, nhu cầu cá nhân của từng thành viên trong gia đình thì tất yếu dẫn đến việc định đoạt tài sản chung.
Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình hiện hành; thì vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Tuy nhiên, không phải lúc nào vợ hoặc chồng cũng được tự ý thực hiện; mà tùy theo từng trường hợp cụ thể cần đáp ứng điều kiện theo quy định. Giới hạn này được đặt ra nhằm đảm bảo sự an toàn cho tài sản chung; tránh việc một bên lợi dụng quyền này và dẫn đến sự tiêu hao quá giới hạn của tài sản chung; từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống gia đình.
Liên hệ Luật sư Luật Hùng Bách theo số Điện thoại/Zalo/Viber 0988.732.880 – 0976.985.828 để được tư vấn, hướng dẫn về quyền định đoạt tài sản chung vợ chồng.
Ai có quyền định đoạt tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân?
Theo khoản 1, 2, 3 Điều 213 Bộ luật Dân sự 2015; thì sở hữu chung của vợ chồng được quy định như sau:
“2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”.
Đồng thời, tại Điều 29 Luật HNGĐ; quy định về nguyên tắc chế độ tài sản chung vợ chồng được như sau:
“1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập;
2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường”.
Căn cứ quy định nêu trên, vợ, chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia; trừ trường hợp việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng theo khoản 2 Điều 35 Luật HNGĐ.
Xem thêm: Tài sản đứng tên một người có được chia khi ly hôn?
Quy định về quyền định đoạt tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Quyền định đoạt tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại Điều 35 Luật HNGĐ; Điều 13 NĐ 126/2014/NĐ-CP, cụ thể:
– Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia; trừ trường hợp theo quy định việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng.
– Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
- Bất động sản (Ví dụ: Tài sản là nhà, đất…).
- Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu (Ví dụ: Tài sản là Ô tô, xe máy,…).
- Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Vợ hoặc chồng có được tự định đoạt tài sản chung?
Câu hỏi: “Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi về việc một bên tự ý bán đất là tài sản chung vợ chồng như sau: Ông bà tôi có cho cha mẹ tôi một thửa đất ở Long Thành, Đồng Nai. Cha tôi đã tự ý chuyển nhượng thửa đất này cho người khác nhưng không được sự đồng ý của mẹ tôi. Do mẹ tôi đi làm ăn xa, lúc cha tôi bán thì mẹ tôi không biết. Xin hỏi Luật sư là cha tôi tự ý bán đất là tài sản chung mà không được sự đồng ý của mẹ tôi có được không? Mẹ tôi có thể yêu cầu hủy việc mua bán này không? Tôi cảm ơn Luật sư”.
Trả lời: Chào bạn, Luật Hùng Bách tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp thì tài sản trên được ông bà bạn cho cha mẹ nên căn cứ quy định tại Điều 33 Luật HNGĐ; thì tài sản này được xem là tài sản chung của cha mẹ bạn.
Theo khoản 1 Điều 29 Luật HNGĐ quy định về nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng như sau:
“1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập”.
Do đây là tài sản chung vợ chồng nên quyền định đoạt sẽ do cả hai người cùng thoả thuận. Nếu không có thoả thuận khác thì tài sản chung sẽ phải thực hiện theo nguyên tắc là cả hai vợ chồng cùng quyết định và định đoạt.
Bởi vậy, khi bán đất phải có mặt cả hai vợ chồng cùng ký vào hợp đồng mua bán; trừ trường hợp một trong hai bên không thể trực tiếp ký thì có thể uỷ quyền cho người còn lại hoặc người khác. Tuy nhiên, một trong hai bên không thể tự ý bán đất mà không có sự đồng ý của người còn lại.
Lưu ý: Kể cả trong trường hợp Sổ đỏ chỉ đứng tên một trong hai vợ chồng nhưng khi được xác định là tài sản chung thì đều phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
Trong trường hợp cha bạn định đoạt tài sản chung mà không có thoả thuận; hoặc không được sự đồng ý của mẹ bạn; thì mẹ bạn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và; giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu. Khi đó, các bên sẽ trả lại cho nhau những gì đã nhận; khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản.
Để được tư vấn cụ thể về quyền định đoạt tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách theo số Điện thoại/Zalo/Viber 0988.732.880 – 0976.985.828
Xem thêm: Tranh chấp tài sản khi ly hôn
Có bắt buộc việc định đoạt tài sản chung vợ chồng phải do cả vợ chồng cùng đồng ý?
Theo Điều 35 Luật HNGĐ; thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung được quy định như sau:
– Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
– Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
- Bất động sản;
- Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
- Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì:
– Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật HNGĐ.
– Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật HNGĐ; thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.
Ngoài ra, đối với tài sản chung được đưa vào kinh doanh theo quy định tại Điều 36 Luật HNGĐ thì:
“Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh; thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.”
Theo đó, việc đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh như sau:
– Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó; trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác; hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác.
– Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật này.
Như vậy, không phải tất cả tài sản chung của vợ chồng phải do cả vợ lẫn chồng cùng nhau đồng ý thì mới được định đoạt; mà chỉ trong trường hợp tài sản đó là bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu và; tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình thì mới cần cả vợ và chồng đồng ý.
Có được ủy quyền định đoạt tài sản chung vợ chồng không?
Như trình bày ở trên, đối với tài sản chung là bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; hoặc tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình; thì quyền định đoạt sẽ do vợ chồng cùng quyết định. Do vậy, khi muốn mua bán, chuyển nhượng, tặng cho tài sản chung vợ chồng; thì cần phải được sự đồng ý của cả hai người và; việc mua bán, chuyển nhượng, tặng cho cần phải có mặt cả hai vợ chồng để cùng đồng ý ký. Vậy việc định đoạt tài sản chung vợ chồng do một người thực hiện được không? Vợ chồng có được ủy quyền cho người còn lại hoặc người khác định đoạt tài sản chung vợ chồng không?
Câu hỏi: “Chào Luật sư Luật Hùng Bách, tôi có câu hỏi mong Luật sư giải đáp: Hiện tại tôi đang ở nước ngoài, chồng tôi ở Việt Nam. Vợ chồng tôi muốn bán đất là tài sản chung vợ chồng. Theo tôi được biết muốn bán tài sản chung vợ chồng cần có mặt cả vợ và chồng; nhưng tôi đang nước ngoài không về Việt Nam được. Xin hỏi Luật sư tôi có thể ủy quyền cho chồng để bán đất được không? Tôi cảm ơn Luật sư”.
Trả lời: Chào bạn, Luật Hùng Bách tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Theo quy định của Luật HNGĐ, vợ chồng có quyền ngang nhau khi muốn bán tài sản chung. Cụ thể tại khoản 2 Điều 35, nếu tài sản chung là bất động sản (đất, nhà gắn liền với đất…) thì sự việc định đoạt phải được vợ chồng lập thành văn bản.
Như vậy, khi muốn bán đất là tài sản chung của vợ chồng cho người khác, lúc công chứng hợp đồng mua bán cần phải có mặt cả hai vợ chồng để cùng ký vào hợp đồng mua bán. Trường hợp bạn đang ở nước ngoài, không thể có mặt để thực hiện thủ tục mua bán; bạn có thể ủy quyền cho chồng bạn bán đất tại Việt Nam. Văn bản uỷ quyền nên được công chứng hoặc chứng thực tại tổ chức hành nghề công chứng để đảm bảo tính pháp lý.
Do bạn đang ở nước ngoài nên theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Công chứng; bạn có thể đến cơ quan đại diện ngoại giao; hoặc lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài để công chứng văn bản ủy quyền. Sau khi có được văn bản uỷ quyền của bạn nước ngoài; chồng bạn có thể thực hiện việc mua bán đất tại Việt Nam mà không cần sự có mặt của bạn.
Xem thêm: Ly hôn có được ủy quyền không?
Dịch vụ Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình
Luật Hùng Bách là đơn vị cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình uy tín, chất lượng hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình; Luật Hùng Bách sẵn sàng hỗ trợ khách hàng giải quyết mọi vấn đề pháp lý liên quan đến hôn nhân gia đình trong nước và nước ngoài, cụ thể:
- Tư vấn sơ bộ về thủ tục ly hôn đơn phương, thuận tình trong nước và nước ngoài;
- Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ ly hôn đơn phương, thuận tình trong nước và nước ngoài;
- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng thu thập hồ sơ ly hôn trong trường hợp khách hàng thiếu hồ sơ;
- Tư vấn chuyên sâu về tranh chấp nuôi con, tài sản, nợ chung khi ly hôn;
- Soạn hồ sơ, tư vấn, hướng dẫn để khách hàng thực hiện thủ tục đến khi có Bản án/Quyết định ly hôn của Tòa án;
- Nhận ủy quyền thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương, thuận tình để khách hàng chỉ đến tòa những buổi cần thiết;
- Luật sư tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trong trường hợp có tranh chấp nuôi con, tài sản hoặc nợ chung.
Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về “Quy định về quyền định đoạt tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân”. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về hôn nhân gia đình; vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách theo một trong các phương thức sau:
- Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 33 Đường số 4, Phường 7, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
- Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Điện thoại (Zalo/Viber/Whatsapp): 0988.732.880 – 0976.985.828
- Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach – https://www.facebook.com/Lhb.hcm
- Trang web: https://lhblaw.vn/ – https://luathungbach.vn/
- Email: luathungbach.hcm@gmail.com
Cloud.
Pingback: TÀI SẢN THỪA KẾ LÀ TÀI SẢN CHUNG HAY TÀI SẢN RIÊNG? - LUẬT HÙNG BÁCH